Việt Nam phê duyệt vaccine Covid-19 của Sinopharm
Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vaccine Vero Cell của Trung Quốc, phục vụ nhu cầu cấp bách phòng, chống Covid-19 tại Việt Nam.
Quyết định phê duyệt có điều kiện đối với vaccine Vero Cell, Inactivated, được Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường ký ngày 3/6. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương là đơn vị đề nghị phê duyệt.
Vaccine Vero Cell được bào chế dưới dạng hỗn dịch tiêm, mỗi liều 0,5 ml chứa với 6.5U kháng nguyên nCoV bất hoạt, được sản xuất tại Viện Sinh phẩm Bắc Kinh thuộc tập đoàn dược Sinopharm, Trung Quốc.
Vero Cell được Việt Nam phê duyệt dựa trên dữ liệu an toàn, chất lượng và hiệu quả do Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cung cấp cho Bộ Y tế tính đến ngày 29/5, và cam kết về tính chính xác của các tài liệu đã cung cấp.
Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương có trách nhiệm phối hợp với nhà sản xuất, bảo đảm các điều kiện sản xuất vaccine nhập khẩu vào Việt Nam và bảo đảm an toàn, hiệu quả và chất lượng. Đồng thời, Viện phối hợp Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) cùng đơn vị có đủ điều kiện tổ chức thực hiện việc đánh giá tính an toàn và hiệu quả của vaccine.
Video đang HOT
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương phối hợp với Viện Kiểm định quốc gia vaccine và sinh phẩm y tế, xây dựng kế hoạch kiểm định; cung cấp mẫu thử, nguyên vật liệu, hóa chất thử nghiệm và các vấn đề liên quan khác cho việc kiểm định các lô vaccine này trước khi đưa ra sử dụng.
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cũng là đơn vị chịu trách nhiệm hướng dẫn việc bảo quản, phân phối và sử dụng vaccine này cho các cơ sơ tiêm chủng, đồng thời triển khai hệ thống cảnh giác dược toàn diện đối với vaccine Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Đây là vaccine Covid-19 thứ ba được Việt Nam phê duyệt khẩn cấp, sau AstraZeneca và Sputnik V.
Vaccine Covid-19 của Sinopharm được Trung Quốc cấp phép vào ngày 24/12 năm ngoái, được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt khẩn cấp trong tháng 5. Hôm 27/5, hãng này công bố kết quả nghiên cứu thử nghiệm giai đoạn ba trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Mỹ, cho biết vaccine có hiệu quả 78,1% trong ngăn ngừa các ca Covid-19 có triệu chứng và 73,5% các ca không triệu chứng.
Tính đến đầu tháng 5, ít nhất 42 quốc gia và vùng lãnh thổ đang sử dụng vaccine Covid-19 của Sinopharm. Tổng số liều đã cung cấp là 200 triệu, sau vaccine của các hãng AstraZeneca, Pfizer-BioNTech và Moderna.
Cấp tốc tiêm vaccine Covid-19 cho 100.000 công nhân Bắc Giang
Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn yêu cầu đẩy nhanh tiến độ của chiến dịch tiêm vaccine cho công nhân, hoàn tất tiêm 100.000 liều trong 10 ngày.
Trong 2 ngày qua, tỉnh đã tiêm vaccine cho khoảng gần 4.500 công nhân, trong khi tổng nhu cầu công nhân và người lao động cần tiêm phòng là 100.000 người. Thứ trưởng Sơn cho biết dự kiến trong 7-10 ngày sẽ tiêm xong cho các trường hợp này. Bộ phận thường trực đặc biệt đã lên kế hoạch chi tiết, phân từng địa phương trong tỉnh.
"Nếu thiếu nhân lực tiêm vaccine, Bộ Y tế sẽ điều chuyển 1.000 sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai đã được tập huấn và sẵn sàng lên đường", Thứ trưởng nói.
Thứ trưởng Sơn cho biết Bắc Giang tiếp nhận 150.000 liều vaccine. Ba nhóm được tiêm đợt này gồm: Nhóm tuyến đầu đã được tiêm lần 1, giờ tiêm lần 2; Nhóm tuyến đầu như công an, quân đội chưa được tiêm đợt trước; Nhóm công nhân để đảm bảo mục tiêu vừa chống dịch vừa đảm bảo sản xuất.
"Việc tiêm vaccine cho công nhân là tiền đề để một số các cơ sở sản xuất nằm trong khu công nghiệp có đầy đủ điều kiện về an toàn chống Covid-19 và có thể trở lại sản xuất", Thứ trưởng nói.
Bắc Ninh hôm nay cũng tiêm vaccine Covid-19 cho 600 công nhân môi trường. Tỉnh cũng đang tiến hành tiêm vaccine phòng Covid-19 cho công nhân trên địa bàn toàn tỉnh. Ước tính khoảng 90.000 công nhân sẽ được tiêm trong thời gian tới.
Việc tiêm vaccine cho công nhân tại các khu công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang được thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng và Bộ trưởng Y tế nhằm phòng chống dịch bệnh.
Vaccine Covid-19 đang tiêm ở Việt Nam là của Astrazeneca. Đến nay, tổng số người được tiêm là 1.038.741. Trong đó, số người đã được tiêm đủ 2 mũi là 28.529 người.
Công nhân ở Bắc Giang được tiêm vaccine Covid-19. Ảnh: Đức Tùy.
Tiến sĩ Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng tiêm chủng miền Bắc, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, hôm nay cũng nhấn mạnh tiêm vaccine Covid-19 là biện pháp phòng bệnh chủ động rất quan trọng. Tuy nhiên người đã được tiêm, đặc biệt là những người mới chỉ được tiêm một mũi vẫn rất cần phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch khác, đặc biệt là biện pháp 5K.
Lý do, vaccine không đem lại sự bảo vệ tức thì. Sau tiêm mũi 1 phải ít nhất 14 ngày sau mới bước đầu có tác dụng và mức bảo vệ sau tiêm mũi 1 chỉ đạt ở mức bảo vệ rất thấp. Sau tiêm mũi thứ 2 từ 1 tháng trở ra thì vắc xin mới đạt hiệu quả bảo vệ tối ưu và hiệu quả này cũng chỉ đạt ở mức khoảng 60%-90% tùy theo loại vaccine.
Ngoài ra, vaccine không bảo vệ tuyệt đối nhất là khả năng bảo vệ việc mang mầm bệnh, điều này có nghĩa là một số người đã tiêm vắc xin có thể không bị mắc bệnh nhưng vẫn có khả năng trở thành người mang vi rút và lây bệnh cho người khác.
"Chính vì vậy, người được tiêm vaccine vẫn rất cần thực hiện nghiêm các biện pháp phòng bệnh khác, đặc biệt là thực hiện biện pháp 5K để bảo vệ bản thân, gia đình, đồng nghiệp và cộng đồng", ông Thái nói.
Bắc Ninh tiêm vaccine Covid-19 cho 600 công nhân môi trường Ngày 29/5, Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh tiêm vaccine Covid-19 cho công nhân Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị tỉnh. Lãnh đạo Sở cho biết đây là những người hàng ngày làm việc rất vất vả, trong môi trường độc hại, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cao trong thời điểm Covid-19 đang rất phức tạp. Bệnh viện...