Việt Nam phát biểu tại phiên Khai mạc Hội nghị kinh doanh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương năm 2021
Tối 6/7, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng đã tham dự trực tuyến Phiên Khai mạc của Hội nghị kinh doanh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương năm 2021 (Indo-Pacific Business Summit) do Bộ Ngoại giao Ấn Độ và Liên đoàn công nghiệp Ấn Độ tổ chức.
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng phát biểu tại phiên Khai mạc của Hội nghị kinh doanh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương năm 2021. (Ảnh: Nguyễn Hồng)
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng cho rằng, khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác phát triển và liên kết kinh tế toàn cầu, là nơi hội tụ của những nền kinh tế lớn và phát triển năng động nhất trên thế giới.
Tuy nhiên, Thứ trưởng cũng khẳng định, khu vực cũng đang phải đối mặt với những thách thức truyền thống và phi truyền thống đang nổi lên như biến đổi khí hậu, khủng bố, dịch bệnh, mà điển hình là đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng, việc theo đuổi và xây dựng một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương hòa bình, hợp tác, tự do, rộng mở và bao trùm là một nhu cầu cấp bách nhằm mang lại lợi ích phát triển đồng đều cho đại đa số người dân và các quốc gia trong khu vực.
Video đang HOT
Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đề nghị các nước cần tăng cường hợp tác, chia sẻ và bảo đảm nguồn cung cấp vaccine, duy trì không để đứt gãy chuỗi cung ứng và chuyển đổi nền kinh tế theo hướng sáng tạo, hiện đại.
Các quốc gia cần đẩy mạnh hơn nữa kết nối số và thương mại điện tử, mở rộng khả năng thâm nhập thị trường của nhau, tăng cường kết hàng hải và thuận lợi hóa thương mại.
Đánh giá cao vai trò và vị thế của Ấn Độ trong trật tự khu vực và thế giới cũng như đóng góp của Ấn Độ trong việc thúc đẩy kết nối kinh tế, nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống của người dân trong khu vực và tin tưởng với những tiềm lực mạnh trên nhiều lĩnh vực, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng cho rằng, Ấn Độ sẽ là một trong số các đầu tàu hỗ trợ các nền kinh tế đang phát triển đẩy lùi dịch bệnh và phục hồi nền kinh tế.
Nhân đây, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng nhấn mạnh chủ trương hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện của Việt Nam cũng như những thành quả của Việt Nam trong việc đổi mới, xây dựng nền kinh tế dựa trên khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Thứ trưởng cũng đánh giá cao quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Ấn Độ; đề nghị hai nước chú trọng thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, phát triển nền kinh tế số, đa dạng hóa nguồn cung để thúc đẩy xuất nhập khẩu và cùng nhau tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân hai nước cũng như trong khu vực.
ASEAN quan ngại các hành động đe doạ ở Biển Đông
Trong hội nghị trực tuyến ngày 7/4, các quan chức cấp cao ASEAN ghi nhận quan ngại về diễn biến phức tạp thời gian qua ở Biển Đông, trong đó có các hành động đe doạ, cưỡng ép, vi phạm luật pháp quốc tế và Công ước của Liên Hiệp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS).
Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng dự hội nghị. (Ảnh: Mofa)
Các quan chức cấp cao bày tỏ lo ngại những diễn biến đó ảnh hưởng tới hoà bình và an ninh khu vực, đi ngược lại cam kết trong Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và tạo không khí bất lợi cho đàm phán xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Trước tình hình này, ASEAN nhấn mạnh lập trường nguyên tắc, yêu cầu kiềm chế, không có các hành động làm phức tạp tình hình, đề cao luật pháp quốc tế và Công ước Luật biển của LHQ, tiếp tục thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC, từng bước nối lại đàm phán nhằm xây dựng Bộ Quy tắc COC hiệu quả, hiệu lực, phù hợp với luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982.
Dẫn đầu đoàn Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng chia sẻ quan ngại về những diễn biến phức tạp thời gian qua ở Biển Đông, đề nghị ASEAN giữ vững đoàn kết và lập trường nguyên tắc, nỗ lực đàm phán để xây dựng COC hiệu lực, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS.
Trao đổi về tình hình Myanmar, các nước nhất trí, những diễn biến phức tạp thời gian qua, trong đó có tình hình bạo lực, thương vong gia tăng, không chỉ ảnh hưởng tới Myanmar mà còn tới hợp tác, đoàn kết, hình ảnh và uy tín của ASEAN.
Trước tình hình cấp bách hiện nay, các nước nhất trí ASEAN cần tiếp tục mọi nỗ lực hỗ trợ Myanmarvượt qua khó khăn.
Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng khẳng định Việt Nam ủng hộ việc áp dụng các phương thức của ASEAN trong tiếp cận tình hình Myanmar. Việt Nam sẽ cùng các nước thành viên tích cực phối hợp hỗ trợ Myanmar sớm vượt qua khó khăn hiện nay vì hòa bình, hòa giải và ổn định tại khu vực.
Là thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Việt Nam cũng đã thông tin, cập nhật cho HĐBA về những nỗ lực của ASEAN trong hỗ trợ Myanmar. Trong tháng Chủ tịch HĐBA (4/2021), Việt Nam cũng sẽ có những bước đi chủ động tại HĐBA, thông tin tích cực về các hoạt động của ASEAN.
Các nước cũng đã sơ bộ trao đổi về tổ chức cuộc gặp của Lãnh đạo Cấp cao ASEAN bàn về các vấn đề xây dựng cộng đồng, phòng chống COVID-19, quan hệ đối ngoại của ASEAN, tình hình quốc tế và khu vực. Dự kiến các bên tham gia sự kiện này cũng sẽ trao đổi về những biện pháp hỗ trợ Mi-an-ma.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng tái khẳng định sự ủng hộ và cam kết của Việt Nam đối với các ưu tiên, sáng kiến hợp tác ASEAN 2021. Thứ trưởng cũng cho rằng các ưu tiên, sáng kiến này cần dựa trên những thành quả ASEAN đạt được trong năm 2020, đặc biệt trong xây dựng Cộng đồng, phòng chống, kiểm soát và phục hồi sau dịch bệnh.
Trưởng SOM ASEAN Việt Nam cũng chia sẻ về ý nghĩa và những bước đi tiếp theo của Việt Nam trong thúc đẩy thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN, đặc biệt là việc nâng tầm hợp tác tiểu vùng. Để thúc đẩy sáng kiến này, Việt Nam sẽ tổ chức Diễn đàn ASEAN về "Hợp tác tiểu vùng: Thu hẹp khoảng cách phát triển ở các tiểu vùng vì phục hồi toàn diện và phát triển bền vững", Bộ Ngoại giao cho biết.
ASEAN chi 10,5 triệu USD mua vaccine Covid-19 ASEAN thống nhất sử dụng 10,5 triệu USD từ Quỹ ASEAN ứng phó Covid-19 để mua vaccine hỗ trợ người dân, phân bổ đồng đều cho 10 nước thành viên. Quyết định mua vaccine được thống nhất trong Cuộc họp lần thứ 6 Nhóm Công tác liên ngành trực thuộc Hội đồng Điều phối ASEAN về Ứng phó các tình huống y tế...