Việt Nam phản ứng trước thông tin Trung Quốc tập trận trên Biển Đông
Tại buổi họp báo chiều 7.4, phó phát ngôn Bộ Ngoại Giao Phạm Thu Hằng đã nhấn mạnh quan điểm của Việt Nam trước thông tin Trung Quốc tổ chức tập trận trên trên Biển Đông
Chiều 7.4, tại họp báo thường kỳ, trả lời câu hỏi về phản ứng của Việt Nam trước việc website của Cục Hải sự Trung Quốc (MSA) cho biết một cuộc tập trận diễn ra ở Biển Đông từ ngày 19.3 đến ngày 9.4.
Bà Phạm Thu Hằng, Phó phát ngôn Bộ Ngoại Giao, trong buổi họp báo chiều 7.4. Ảnh ĐẬU TIẾN ĐẠT
Trước câu hỏi trên, bà Phạm Thu Hằng, Phó phát ngôn Bộ Ngoại Giao, nhấn mạnh lập trường của Việt Nam về việc này đã được nêu rõ vào ngày 7.3.
Video đang HOT
“Một lần nữa, Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc tôn trọng và chấm dứt hoạt động vi phạm ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam được xác lập phù hợp với Công ước của LHQ về luật Biển năm 1982 (UNCLOS), kiềm chế không có hành động làm phức tạp tình hình, góp phần duy trì hòa bình an ninh, ổn định ở Biển Đông”, bà Hằng cho biết.
Cũng theo phó phát ngôn của Bộ, Việt Nam vẫn đang tiếp tục giao thiệp với Trung Quốc về vấn đề này.
Trước đó, thông báo mới được đăng trên website của Cục Hải sự Trung Quốc (MSA) nói rằng cuộc tập trận diễn ra ở Biển Đông từ 9 giờ ngày 19.3 đến 18 giờ ngày 9.4.
Thông báo trên được đăng vào lúc 16 giờ 38 phút ngày 19.3, hơn 7 tiếng đồng hồ sau khi cuộc tập trận bắt đầu.
Vị trí của 1 trong 5 địa điểm giới hạn khu vực Trung Quốc tập trận từ ngày 19.3 đến ngày 9.4 được đối chiếu lên Google Maps . ẢNH CHỤP MÀN HÌNH GOOGLE MAP
Theo thông báo, khu vực tập trận được giới hạn bởi 5 điểm lần lượt có tọa độ: 17 o 32,0 vĩ bắc/108 o 16,0 kinh đông,17 o 32,0 vĩ bắc/109 o 22,0 kinh đông,17 o 02,0 vĩ bắc/109 o 22,0 kinh đông,17 o 02,0 vĩ bắc/108 o 30,0 kinh đông và 17 o 22,0 vĩ bắc/108 o 16,0 kinh đông.
Kết quả đối chiếu tọa độ của 5 điểm giới hạn khu vực tập trận được nêu trong thông báo lên Google Maps cho thấy có một điểm dường như nằm gần bờ biển TP.Huế hơn bờ biển thuộc đảo Hải Nam của Trung Quốc.
Thông báo không nói rõ về quy mô cuộc tập trận, chỉ nói cấm tàu thuyền vào khu vực liên quan.
Giá dầu hôm nay (31/3) bất ngờ giảm mạnh
Giá dầu thô đã giảm về sát mốc 100 USD/thùng do lo ngại nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu suy giảm trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế thế giới bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch Covid-19 và lạm phát cao.
Theo dữ liệu từ Oilprice, đầu giờ sáng nay (31/3, giờ Việt Nam), giá dầu thô Brent giao tháng 5 được giao dịch ở mức 109,5 USD/thùng, giảm 3,93 USD, tương đương 3,46% so với hôm qua.
Cùng thời điểm, giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) giao tháng 4 được giao dịch ở mức 103,4 USD/thùng, giảm 4,42 USD, tương đương 4,1% so với phiên liền trước.
Giá dầu thô thế giới đang đi xuống, hiện ở sát mốc 100 USD/thùng. (Ảnh minh họa: Reuters)
Theo giới phân tích, giá dầu có xu hướng đi xuống do lo ngại nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu suy giảm trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế thế giới có dấu hiệu chững lại do áp lực lạm phát và ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Ngày 30/3, Bộ Thương mại Mỹ thông báo, ước tính GDP quý IV/2021 của Mỹ chỉ tăng 6,69%, thấp hơn con số ước tính 7% được đưa ra trước đó.
Cùng ngày, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã đưa cảnh báo về nguy cơ giá năng lượng leo thang do cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine có thể làm chậm quá trình phục hồi kinh tế của các nước EU.
Trong khi đó, trước diễn biến tiêu cực của dịch Covid-19, Trung Quốc đã phải phong tỏa thành phố lớn nhất về dân số (Thượng Hải) trong ít nhất 9 ngày để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Trung Quốc là nước tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới. Thượng Hải hiện đang tiêu thụ khoảng 4% tổng sản lượng dầu thô tiêu thụ của Trung Quốc. Việc này có thể đè nặng lên nhu cầu dầu của đất nước 1,4 tỷ dân và đẩy giá dầu đi xuống.
Tại Việt Nam, trong kỳ điều hành ngày mai (1/4), giá dầu được dự báo sẽ đi ngang hoặc giảm nhẹ. Với việc Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn chính thức có hiệu lực bắt đầu từ ngày 1/4/2022, do đó kỳ điều chỉnh ngày 1/4 có thể sẽ được thực hiện sớm hơn thông thường nhằm đảm bảo quyền lợi tối đa cho người dân và doanh nghiệp.
Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, sau 3 tháng đầu năm, giá xăng dầu được điều chỉnh 7 đợt, làm cho giá xăng A95 tăng 5.900 đồng/lít; giá xăng E5 tăng 5.780 đồng/lít và giá dầu diezen tăng 6.060 đồng/lít. Bình quân quý I năm 2022, giá xăng dầu trong nước tăng 48,81% so với cùng kỳ năm trước./.
Việt Nam đang cung cấp độc quyền một loài cá cho Trung Quốc, là cá gì mà mới đầu năm Trung Quốc đã mua mạnh? Xuất khẩu cá tra, mực bạch tuộc và cua ghẹ của Việt Nam sang Trung Quốc tăng vọt tới 240%. Trung Quốc tăng mua cá tra của Việt Nam Việt Nam là nhà cung cấp cá tra đông lạnh duy nhất tại Trung Quốc, do nhu cầu của thị trường này tăng cao nên chỉ trong 2 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu...