Việt Nam ở mức trung bình thấp so với giá điện bình quân của thế giới
Theo Quyết định số 648/QĐ-BCT ngày 20/3/2019 của Bộ Công Thương, giá bán lẻ điện bình quân là 1.864,44 đồng/ kWh (tương đương mức 0,083 USD/kWh), tức là tương đương khoảng 66% so với mức giá điện trung bình của thế giới và cũng chỉ ở mức trung bình thấp so với giá điện bình quân của thế giới.
Nhân viên EVN HANOI kiểm tra vận hành các trạm biến áp, đảm bảo điện để phòng chống dịch COVID-19. Ảnh: TTXVN phát
Trước đó, tháng 3/2021, trang thông tin điện tử Global Petrol Prices đã công bố định kỳ giá điện bình quân tại 147 quốc gia trên thế giới, bao gồm đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp. Theo thông tin bài viết, giá điện trung bình trên thế giới ở thời điểm tháng 3/2021 là 0,136 USD/kWh đối với khách hàng hộ gia đình và 0,124 USD/kWh đối với khách hàng là doanh nghiệp. Tại nội dung công bố này, giá điện bình quân của Việt Nam hiện đang xếp thứ 101/147 quốc gia (theo thứ tự giảm dần của giá điện).
Quốc gia có giá điện bình quân cao nhất thế giới là Đức với mức giá 0,372 USD/kWh. Trong thành phần giá điện của Đức có khoảng 25% là phí đấu nối lưới điện, kể cả bao gồm đo đếm và các dịch vụ kèm theo. Tỷ lệ cơ cấu nguồn điện hiện nay của nước Đức như sau: 27% gió, 24% than, 12% hạt nhân, 12% khí tự nhiên, 10% mặt trời, 9,3% sinh khối, 3,7% thủy điện.
Video đang HOT
Trong khu vực ASEAN, giá điện của Việt Nam đang là quốc gia có mức giá điện bình quân so với hầu hết các quốc gia trong khu vực, thậm chí giá bán lẻ điện của Việt Nam hiện nay chỉ bằng 51% so với Philippines là quốc gia có giá điện cao nhất khu vực (0,172 USD/kWh). Hiện nay, trong khu vực ASEAN thì Lào là nước có giá điện thấp nhất khu vực, nhưng cần lưu ý Lào là nước có tới 70% điện năng sản xuất từ thủy điện và khoảng 25% từ nhiệt điện than.
Cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra ở nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả những nước phát triển như: Mỹ, Anh, Trung Quốc,… do chi giá nhiên liệu đầu vào tăng cao làm giá điện cũng tăng mạnh. Đối với Việt Nam, từ tháng 7/2021 trở lại đây, giá nhiên liệu đầu vào Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thực hiện đang cao hơn rất nhiều so với thông số giá bình quân đã thực hiện 6 tháng đầu năm 2021, đặc biệt là giá than.
Theo số liệu vận hành hệ thống điện quốc gia, sản lượng phát của nhiệt điện than và dầu chiếm tỷ lệ 51% trên tổng số của tất cả các loại hình nguồn phát. Các thông số giá than nhập khẩu và giá dầu thế giới đã và đang tác động rất lớn đến chi phí mua điện của EVN đối với các nhà máy nhiệt điện than sử dụng than nhập khẩu và các nhà máy nhiệt điện khí có giá khí theo giá thị trường. Nếu so với cùng kỳ năm 2020 thì chi phí mua điện của EVN năm 2021 dự kiến tăng tới 16.600 tỷ đồng.
Trong thời gian qua, dù gặp rất nhiều khó khăn do tác động của dịch COVID-19 cũng như ảnh hưởng của chi phí nhiên liệu đầu vào tăng cao từ tháng 7 trở lại đây, nhưng trên tinh thần tích cực chia sẻ với những khó khăn của các khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 và các cơ sở cách ly, cơ sở y tế phòng chống dịch, EVN đã kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành để cho phép thực hiện việc giảm giá điện, giảm tiền điện 5 đợt trong các năm 2020 và 2021 với tổng số tiền hơn 16.950 tỷ đồng.
Biến động giá nguyên liệu khiến chi phí sản xuất điện của EVN tăng cao
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, theo số liệu thống kê, trong tháng 7/2021 và 20 ngày đầu tháng 8/2021, giá nhiên liệu đầu vào mà EVN thực hiện đang cao hơn rất nhiều so với thông số giá bình quân đã thực hiện 6 tháng đầu năm 2021, đặc biệt là giá than.
Điều này dẫn tới chi phí sản xuất và mua điện của EVN tăng cao.
Hệ thống băng tải vận chuyển than từ cảng vào nhà máy Nhiệt điện Thái Bình. Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN
Cụ thể, giá than nhập khẩu bình quân tháng 7 tăng 17,5% so với số liệu bình quân tháng 6/2021, tăng 51,8% so với số liệu bình quân thực hiện 6 tháng đầu năm 2021 và tăng 250% so với số liệu bình quân thực hiện năm 2020. Giá than đã tăng từ 98,8 USD/tấn bình quân 6 tháng đầu năm lên đến 150 USD/tấn bình quân tháng 7/2021 và 159,7 USD/tấn trong 10 ngày đầu tháng 8/2021.
Giá dầu HFSO bình quân tháng 7 tăng 23% so với số liệu bình quân thực hiện 6 tháng đầu năm 2021 và tăng 68,3% so với số liệu thực hiện bình quân năm 2020. Hiện giá dầu HSFO mới nhất tháng 8/2021 ở mức 419 USD/thùng.
Theo số liệu vận hành hệ thống điện quốc gia, sản lượng phát của nhiệt điện than và dầu chiếm tỷ lệ 51% trên tổng số của tất cả các loại hình nguồn phát. Các thông số giá than nhập khẩu và giá dầu thế giới đã và đang tác động rất lớn đến chi phí mua điện của EVN đối với các nhà máy nhiệt điện than sử dụng than nhập khẩu và các nhà máy nhiệt điện khí có giá khí theo giá thị trường. Nếu so với cùng kỳ năm 2020 thì chi phí mua điện của EVN năm 2021 tăng tới 16.600 tỷ đồng.
Đến thời điểm hiện nay, diễn biến giá nhiên liệu thế giới cho thấy, xu hướng tăng trong các tháng đầu năm và tăng cao trong tháng 7 - 8/2021. Từ đó, khó dự báo diễn biến giá nhiên liệu trong các tháng cuối năm 2021.
Với tình hình biến động về giá nhiên liệu đầu vào trong 8 tháng đầu năm 2021, dẫn đến chi phí sản xuất và mua điện của EVN tăng cao. Bên cạnh đó, tình hình diễn biến thủy văn của các hồ thủy điện ở phía Bắc đến nay không thuận lợi. Hiện đã là cuối tháng 8 là thời điểm cuối mùa lũ chính vụ nhưng vẫn chưa có dấu hiệu lũ về các hồ thủy điện. Do vậy, tình hình tài chính của EVN cả năm 2021 được nhận định sẽ có rất nhiều khó khăn.
Tiêu thụ điện tại miền Nam giảm mạnh do thực hiện giãn cách xã hội Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thông tin, cho đến nay, nhiều tỉnh, thành phố khu vực phía Nam đã thực hiện giãn cách xã hội được gần 1 tháng. Vận hành truyền tải điện tại trạm biến áp 500 kV Tân Định. Ảnh tư liệu: Ngọc Hà/TTXVN Số liệu cho thấy, tiêu thụ điện tại miền Nam đã giảm mạnh từ...