Việt Nam ở đâu trong dòng vốn 112 tỷ USD đổ vào cổ phiếu tháng 11
Trung tâm phân tích của Công ty Chứng khoá SSI vừa công bố bản tin dòng vốn toàn cầu và Việt Nam tháng 11.
Tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của các quỹ đầu tư đang ở mức thấp kỷ lục, thấp hơn cả thời điểm trước khi dịch bệnh bùng nổ
Trong tháng 11, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đã diễn ra và phần thắng ngả về ông Joe Biden. Cùng với đó, các hãng dược phẩm lớn liên tục công bố điều chế thành công vắc xin Covid-19 với hiệu lực trên 90% và kỳ vọng sẽ đưa những liều đầu tiên vào sử dụng từ tháng 12/2020. Nhờ vậy, tâm lý giới đầu tư trở lên hết sức lạc quan bất chấp tình hình dịch bệnh vẫn đang rất phức tạp tại Mỹ và Châu Âu.
112 TỶ USD ĐỔ VÀO CỔ PHIẾU TRONG THÁNG 11
Theo thống kê, dòng tiền đổ mạnh vào cổ phiếu trong cả tháng 11, ghi nhận tháng có vốn vào cổ phiếu mạnh nhất kể từ 2018 đến nay. Có tổng cộng 112 tỷ USD vốn vào cổ phiếu trong đó thị trường phát triển là 92 tỷ USD và thị trường mới nổi là 20 tỷ USD.
Dòng vốn vào các thị trường mới nổi tiếp tục được hỗ trợ. Khác với giai đoạn Tổng thống Trump đắc cử vào cuối năm 2016, dòng tiền rút mạnh khỏi cổ phiếu thị trường mới nổi để trở về Mỹ; hiện tại, ngay cả các quỹ cổ phiếu ở thị trường phát triển cũng muốn đa dạng hóa rủi ro bằng cách tăng tỷ trọng đầu tư ở các thị trường Châu Á. Thị trường kỳ vọng Tổng thống mới của Mỹ sẽ có cái nhìn ôn hòa trong các chính sách ngoại thương và môi trường tiền rẻ sẽ vẫn được duy trì khiến dòng tiền vào cổ phiếu ở hầu khắp các thị trường (ngoại trừ khu vực Châu Âu). Trong đó, các thị trường mới nổi, Mỹ và các quỹ toàn cầu hút ghi nhận dòng tiền lớn nhất trong 8, 31 và 33 tháng.
Châu Á vẫn là điểm sáng hút vốn nhờ sức hút của thị trường Trung Quốc. Mặc dù dòng tiền có rút nhẹ khỏi Trung Quốc trong tuần đầu tháng 11 do thương vụ IPO trị giá 40 tỷ USD của Ant Group bị tạm dừng nhưng đã tăng mạnh trở lại các tuần sau đó nhờ các số liệu kinh tế cho thấy nền kinh tế nước này vẫn đang phục hồi rất tốt và hiệp định RCEP được ký kết. Tính chung tháng 11, có 9,6 tỷ USD đổ vào cổ phiếu Trung Quốc – chiếm 61% tổng tiền vào khu vực Châu Á (ngoại trừ Nhật Bản). Bên cạnh Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore cũng có dòng tiền vào khá lớn.
Dòng vốn từ các nhà đầu tư cá nhân tăng mạnh. Dòng vốn cá nhân đổ vào cổ phiếu cao nhất kể từ cuối quý 1/2006 tới nay trong đó các quỹ cổ phiếu Mỹ ghi nhận dòng vốn cá nhân đầu tiên kể từ giữa tháng 9, các quỹ đầu tư toàn cầu cũng có vốn cá nhân vào tuần thứ 33/35 tuần gần đây, Trung Quốc là 23 tuần tiền vào liên tiếp.
Báo cáo khảo sát tháng 11 của BoA ML cũng rất tích cực. Có 91% trong tổng cộng 216 nhà quản lý quỹ đang quản lý 573 tỷ USD tài sản tin rằng nền kinh tế toàn cầu sẽ mạnh hơn trong 12 tháng tới – đây là tỷ lệ cao nhất kể từ 2002; 2/3 tin rằng thị trường đang trong chu kỳ đầu tăng trưởng. Tỷ trọng nắm giữ tiền mặt giảm xuống 4,1% (từ mức 4,4% của tháng 10) – tức là mức thấp hơn lúc chưa có đại dịch Covid-19 (là 4,2% vào tháng 1/2020). Khảo sát này chỉ ra sự lạc quan về lợi nhuận và tăng trưởng toàn cầu đang ở mức cao nhất 20 năm gần đây.
VỐN NGOẠI VẪN RÚT RÒNG Ở VIỆT NAM
Riêng với dòng tiền đầu tư tại thị trường Việt Nam, các tín hiệu khả quan đã diễn ra trong nửa cuối tháng 11. Các quỹ đầu tư cổ phiếu vào thị trường Việt Nam tiếp tục rút ròng -7,7 triệu USD trong tháng 11. Trong đó, dòng vốn vào các quỹ chủ động vẫn bị rút -26,7 triệu USD, tổng cộng đã rút ròng 103 triệu USD kể từ tháng 3 đến nay.
Video đang HOT
“Điểm tích cực là con số rút ròng của các quỹ chủ động tập trung vào tuần đầu tháng sau đó giảm dần và chuyển sang tiền vào trong nửa cuối tháng 11. Có thể các thông tin tích cực về vắc xin và việc ký kết RCEP vào giữa tháng đã hỗ trợ dòng tiền vào cổ phiếu Việt Nam. Nhìn lại kể từ tháng 3 đến nay, đây là lần đầu tiên dòng tiền quỹ chủ động vào Việt Nam dương 2 tuần liên tiếp”, SSI ghi nhận.
Dòng vốn ETF cũng tích cực trở lại. Sau khi các quỹ ETF bị rút ròng nhẹ trong tháng 10, dòng tiền sang tháng 11 đã quay trở lại và càng về cuối tháng càng tích cực hơn. Tổng cộng các quỹ ETF đã hút ròng khoảng 19 triệu USD (tương đương khoảng 440 tỷ đồng), chủ yếu tập trung ở các quỹ VFM VN30 ETF ( 107 tỷ), VFM VNDiamond ETF ( 100 tỷ) và FTSE Vietnam ETF ( 67 tỷ). Tính từ đầu năm, các quỹ ETF đã hút ròng 1910 tỷ đồng.
Diễn biến khối ngoại trên sàn cũng khá tương đồng. Khối ngoại vẫn bán ròng 3,2 nghìn tỷ đồng trên cả 3 sàn trong tháng 11 nhưng tập trung bán ròng 3,95 nghìn tỷ đồng trong nửa đầu tháng và đã mua ròng 759 tỷ đồng trong 9 phiên cuối tháng.
Trước đó, trong tháng 10, nhà đầu tư nước ngoài cũng bán ròng gần 7,5 ngàn tỷ trong tháng 10.
Lũy kế từ đầu năm, khối ngoại đã bán ròng 38.776 tỷ đồng qua kênh khớp lệnh và mua ròng 22.457 tỷ đồng qua kênh thỏa thuận dẫn đến tổng giá trị rút ròng còn 16.318 tỷ đồng trên sàn này.
“Chúng tôi nhận thấy sự đảo chiều của dòng vốn ở thị trường Việt Nam trong nửa cuối tháng 11 không xuất hiện ở các thị trường ASEAN khác, cho thấy thị trường Việt Nam có sức hấp dẫn hơn nhờ kiểm soát dịch bệnh hiệu quả và tăng trưởng kinh tế khả quan”, SSI phân tích.
SSI dự báo GDP có thể đạt 5% trong quý 4 nếu đà hồi phục được duy trì trong tháng 12, nếu vậy tăng trưởng GDP cả năm 2020 có thể vượt mốc 3%.
“Thị trường Việt Nam đã tăng điểm liên tiếp từ tháng 8 đến tháng 11 và ghi nhận sự hồi phục kinh ngạc từ mức đáy trong năm 2020. Chúng tôi nhận thấy động lực tăng cho thị trường vẫn còn cho tháng cuối năm nhờ vào các chỉ số vĩ mô tháng 11 tiếp tục phục hồi vững chắc và tín hiệu khả quan khá rõ từ dòng vốn đầu tư vào cổ phiếu.
Dù lạc quan với đà tăng của thị trường, chúng tôi cũng lưu ý về rủi ro khi xuất hiện các ca nhiễm Covid-19 mới ngay tại Tp. HCM và rủi ro điều chỉnh kỹ thuật khi chỉ số VN-Index tiến gần đến 1.030 điểm là mốc cao nhất hình thành từ cuối năm 2018 và cả năm 2019. Nhịp thoái lui nếu diễn ra có thể được hỗ trợ bởi vùng 986 điểm của VN-Index, và đây là cơ hội nhà đầu tư có thể tận dụng để tìm kiếm lợi nhuận tốt trong xu hướng tăng chủ đạo của thị trường”, SSI nhận định.
Lan tỏa hai thông điệp lớn
Lễ trao giải Chương trình bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2020 cuối tuần qua lan tỏa hai thông điệp lớn: doanh nghiệp niêm yết cần nỗ lực hơn nữa để nâng cao chất lượng quản trị công ty và thực hiện chiến lược, mục tiêu phát triển bền vững trong môi trường ngày càng nhiều biến động.
Không thể chỉ có một Vinamilk
Theo Hội đồng bình chọn, kết quả chấm điểm quản trị công ty năm 2020 cho thấy, các doanh nghiệp có điểm quản trị tốt có giá cổ phiếu cao hơn các doanh nghiệp có điểm quản trị ở mức thấp và cũng là nhóm có hiệu quả kinh doanh tốt nhất.
Kết quả đánh giá giai đoạn 2018 - 2020 đều tương đồng, là bằng chứng thuyết phục: quản trị tốt giúp doanh nghiệp ngăn ngừa rủi ro, hệ thống vận hành ổn định, có thể kiểm soát tốt chi phí, giúp doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng và phục hồi nhanh.
Điểm số bình quân về quản trị công ty của các doanh nghiệp niêm yết ở mức dưới 50/100 điểm tối đa và các tiêu chí chấm chủ yếu là về tuân thủ quy định, còn ít tiêu chí áp dụng thông lệ tốt. Theo đó, các doanh nghiệp niêm yết có nhiều việc làm để nâng cao chất lượng quản trị công ty.
Ông Trần Văn Dũng Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhấn mạnh, sau nhiều năm nỗ lực, Việt Nam đã có Vinamilk là doanh nghiệp đầu tiên lọt vào Top các doanh nghiệp có điểm quản trị cao trong khu vực ASEAN, nhưng cả thị trường chứng khoán không thể chỉ có một doanh nghiệp làm được như Vinamilk.
Theo thống kê của Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE), đến thời điểm này, có 29 doanh nghiệp niêm yết đạt giá trị vốn hóa 1 tỷ USD.
Phát triển bền vững giúp tăng trưởng bền vững
Vẫn theo thống kê của HOSE, trong một năm có nhiều biến động, chỉ số phát triển bền vững VNSI, gồm những doanh nghiệp áp dụng tiêu chí phát triển bền vững, ít biến động hơn so với chỉ số chung cho thấy, các doanh nghiệp phát triển bền vững ổn định trước khủng hoảng.
Bà Trần Anh Đào, Phó tổng giám đốc HOSE khuyến nghị, bên cạnh chỉ tiêu sản xuất - kinh doanh, doanh nghiệp niêm yết cần tập trung hơn nữa vào các tiêu chí phát triển bền vững.
Theo ông Dominic Scriven, Chủ tịch Dragon Capital, bắt đầu từ năm 2017 đến nay, công cụ đo lường tìm kiếm trên Google cho biết, sự quan tâm đến môi trường, xã hội và quản trị công ty (ESG) tăng vọt. Các quốc gia đang đẩy mạnh yêu cầu công bố thông tin ESG và những tổ chức đầu tư lớn có xu thế đầu tư có trách nhiệm, đầu tư xanh.
Quỹ đầu tư nước ngoài lớn nhất ở thị trường Việt Nam này đang gặp một số khó khăn trong thực hiện đầu tư có trách nhiệm do chưa thể đo lường chỉ số phát thải carbon trong danh mục đầu tư vì không có số liệu từ các doanh nghiệp.
Dragon Capital mong muốn các doanh nghiệp, đặc biệt là các ngân hàng đi đầu trong việc áp dụng thực thi ESG trong các hoạt động sản xuất - kinh doanh, nhất là vào danh mục cho vay của các ngân hàng.
Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, trong thời gian tới, các doanh nghiệp sẽ phải áp dụng quy định đo lường phát thải carbon trong hoạt động.
Quy định này được các nhà đầu tư đánh giá là một bước tiến của Việt Nam trong việc bắt kịp với xu thế của thị trường phát triển trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên, đây sẽ là thách thức không nhỏ với nhiều doanh nghiệp niêm yết.
Để thị trường chứng khoán phát triển bền vững và cạnh tranh trong thu hút dòng vốn đầu tư quốc tế, doanh nghiệp niêm yết cần rút ngắn khoảng cách với các thị trường phát triển ở hoạt động đo lường phát thải carbon.
Như tại thị trường Hồng Kông (Trung Quốc), chỉ cần gõ mã chứng khoán là nhà đầu tư có thể tra cứu chỉ số phát thải carbon của doanh nghiệp để đo lường chỉ số phát thải carbon trong danh mục đầu tư.
Vinh danh các doanh nghiệp đoạt giải
Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất, nhóm vốn hóa lớn.
Trong số hàng trăm doanh nghiệp niêm yết, chỉ có khoảng 40 doanh nghiệp vượt qua các vòng chấm điểm bài bản, bước lên bục vinh danh trong Lễ trao giải Chương trình bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2020 diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Vinpearl Phú Quốc ngày 4/12/2020 cho thấy, giải thưởng này xứng đáng là niềm tự hào của các doanh nghiệp đoạt giải.
Các doanh nghiệp được xướng lên trong buổi lễ là những doanh nghiệp hàng đầu trên thị trường chứng khoán Việt Nam như Tập đoàn Bảo Việt, Vinamilk, Ngân hàng Quân đội, Tổng công ty Phân bón và Hóa c hất Dầu khí, Chứng khoán TP.HCM, Chứng khoán SSI, Dược Hậu Giang...
Đây là những tên tuổi nhiều năm có mặt trong danh sách vinh danh của giải thưởng. Dù tiêu chí bình chọn của giải thưởng được nâng cao mỗi năm nhưng các doanh nghiệp này vẫn luôn giữ vững thứ hạng trong bảng xếp hạng.
Năm nay, khi dịch bệnh Covid-19 hoành hành, các doanh nghiệp lớn "vững tay chèo" là cơ sở quan trọng để thị trường chứng khoán có sự phục hồi ấn tượng.
Nền tảng của thị trường chứng khoán chính là sự minh bạch, sự chuyên nghiệp hơn của các doanh nghiệp, trong đó các doanh nghiệp đoạt giải trong Cuộc bình chọn là các doanh nghiệp đi đầu.
Cổ phiếu ngành thép khởi sắc, VN-Index tiến sát mốc 1.030 điểm Phiên giao dịch ngày 7-12, thị trường mở cửa trong sắc xanh với điểm tựa chính là các cổ phiếu bluechip. Tâm điểm phiên này là nhóm cổ phiếu ngành thép với các mã: HSG, NKG, HPG, VGS,... cùng đồng loạt khởi sắc. Ngoài ra, các mã lớn như: BID, BVH, SAB, VCB, VNM,... cũng tăng giá mạnh đã giúp VN-Index nới rộng...