Việt Nam nói về việc Trung Quốc “bắt tay” Philippines khai thác dầu khí trên Biển Đông
Hợp tác dầu khí giữa Trung Quốc và Philippines ở Biển Đông chỉ có thể được tiến hành tại những khu vực mà hai quốc gia này có quyền và quyền chủ quyền, theo đúng các quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982.
Đó là khẳng định của bà Nguyễn Phương Trà – Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 22/11.
Phó Phát ngôn viên Nguyễn Phương Trà
Tại cuộc họp báo, việc Trung Quốc và Philippines ký biên bản hợp tác về dầu khí được đưa ra, trong đó quan điểm của Trung Quốc là mong muốn có thể đàm phán để cùng các nước ven Biển Đông triển khai mô hình hợp tác tương tự.
Trả lời về vấn đề này, bà Nguyễn Phương Trà đã nêu rõ quan điểm của Việt Nam: “Lập trường của Việt Nam về vấn đề Biển Đông, bao gồm cả chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền lợi ích hợp pháp trên biển là rõ ràng, nhất quán và đã được nêu nhiều lần.”.
Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao cho biết, là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế và là quốc gia ven Biển Đông, Việt Nam coi trọng hợp tác quốc tế, trong đó có hợp tác trên biển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, lợi ích chính đáng của tất cả các bên liên quan, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982, vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực cũng như quan hệ hữu nghị của các quốc gia.
“Hợp tác dầu khí giữa Trung Quốc và Philippines ở Biển Đông chỉ có thể được tiến hành tại những khu vực mà hai quốc gia này có quyền và quyền chủ quyền, theo đúng các quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982.” – bà Nguyễn Phương Trà nêu rõ.
Hồi tháng 9 vừa qua, tại Phiên họp lần thứ 11 của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho rằng, cách tốt nhất để kiểm soát bất đồng giữa Việt Nam – Trung Quốc là cùng hợp tác để khai thác trên biển.
Video đang HOT
Ngay sau đó, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nêu rõ quan điểm về vấn đề nêu trên. Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, trong Phiên họp lần thứ 11 hai bên đã nhất trí tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước và Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc, kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp tình hình, mở rộng tranh chấp, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông.
“Việt Nam hoan nghênh hợp tác giữa các quốc gia, trong đó có các hợp tác về biển. Trên thực tế, Việt Nam đã có hợp tác song phương và đa phương với các quốc gia khác, trong đó có Trung Quốc, với nhiều hình thức khác nhau về kinh tế, nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường, phòng chống tội phạm trên biển.
Chủ trương nhất quán của Việt Nam là ủng hộ, hợp tác trên biển theo đúng các quy định và chế định của công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển1982, phù hợp với quyền và lợi ích của Việt Nam, cũng như tôn trọng quyền và lợi ích của các bên liên quan.” – Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định.
Tại cuộc họp báo, trả lời câu hỏi của báo giới về việc Trung Quốc tuyên bố hi vọng sau 3 năm sẽ đàm phán xong Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), bà Nguyễn Phương Trà cho biết, duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông là lợi ích cũng như nghĩa vụ của các nước trong khu vực, trong đó có ASEAN và Trung Quốc.
“Trước những diễn biến phức tạp của tình hình thời gian qua, ASEAN đã nhiều lần khẳng định mong muốn sớm có Bộ Quy tắc ứng xử tại Biển Đông. Nhưng quan trọng đó phải là bộ quy tắc thực chất, hiệu lực, hiệu quả và tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển UNCLOS 1982 và có đóng góp thực chất trong việc đảm bảo hòa bình, ổn định an ninh, an toàn hàng hải hàng không ở Biển Đông và khu vực” – Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Bão số 9 gây nguy hiểm thế nào cho miền Trung?
Trong khi hậu quả trận mưa lũ làm 20 người chết, mất tích ở Khánh Hòa vẫn đang khắc phục, miền Trung có nguy cơ dồn dập đón những trận mưa lũ lớn mới, đặc biệt là khu vực từ Quảng Ngãi đến Bà Rịa-Vũng Tàu, do cơn bão số 9 được dự báo vào biển Đông vài hôm tới.
Ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, cho biết, khoảng đêm 20/11, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) sẽ đổ bộ vào khu vực miền Trung của Philippines và mạnh lên thành bão cấp 8, giật cấp 10.
Sau khi mạnh lên thành bão, cơn bão này sẽ di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 25km/h. Khoảng chiều tối và đêm 21/11, bão sẽ vượt qua khu vực đảo Palawoan của Philippines và đi vào biển Đông và có khả năng mạnh thêm. Như vậy, khả năng đây là cơn bão số 9 ảnh hưởng nước ta trong năm 2018.
Theo ông Lâm, khi đi vào biển Đông, do điều kiện nền nhiệt nước biển đang cao (trên 27 độ C), cùng đó, ở phía Bắc vào chiều và đêm 21/11 có một bộ phận không khí lạnh di chuyển từ phía Bắc xuống, sự tương tác giữa không khí lạnh và bão sẽ khiến cho diễn biến đường đi và cường độ của bão số 9 rất phức tạp, không khí lạnh có thể khiến bão suy yếu và gây mưa ít. Tuy nhiên, không khí lạnh cũng có thể làm cho cường độ bão mạnh lên, hướng di chuyển của bão cũng có thay đổi. Chẳng hạn, nếu không khí lạnh mạnh có thể sẽ làm cho bão di chuyển lệch hơn về phía Nam, do đó, việc dự báo khu vực đổ bộ của bão số 9 là rất khó.
"Theo dự báo của chúng tôi thì khả năng bão và không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đồng thời, vì thế khi đi qua khu vực quần đảo Trường Sa, bão có khả năng sẽ mạnh lên tới cấp 9-11 và khu vực khả năng ảnh hưởng của bão số 9 sẽ là các tỉnh từ Đà Nẵng trở vào đến Bà Rịa - Vũng Tàu", ông Lâm nhận định. Ông Lâm nhận định, khoảng 7 giờ ngày 23/11, bão số 9 cách bờ biển các tỉnh Nam Trung bộ khoảng 250km về phía Đông, với sức gió mạnh cấp 9-10, giật cấp 12.
Nhiều khả năng trong chiều và tối ngày 23/11 bão sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh từ Quảng Ngãi trở vào đến Bà Rịa - Vũng Tàu, cường độ của bão khi đổ bộ có thể lên tới cấp 8-9. Dự báo, ngày 20/11, kịch bản có nhiều khả năng xảy ra nhất là các tỉnh Nam Trung bộ và khu vực Nam bộ sẽ chịu ảnh hưởng của cơn bão này.
Trong đó, khu vực từ Quảng Ngãi trở vào đến Bà Rịa - Vũng Tàu là những địa phương chịu ảnh hưởng trực tiếp của hoàn lưu bão số 9, vùng ven biển các tỉnh này ngày 23/11 sẽ có gió mạnh cấp 6-7, vùng ven biển các tỉnh nơi tâm bão đi vào sẽ có gió bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 11 -12.
Không dự báo nổi mưa lớn do "vùng mù" hay năng lực yếu?
Theo dự báo của cơ quan khí tượng Việt Nam, bão số 9 và không khí lạnh sẽ tương tác với nhau gây mưa to đến rất to các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Thuận, khu vực Đắk Nông, Đắk Lắk, Lâm Đồng, phần phía Bắc của các tỉnh miền Đông Nam bộ. Đợt mưa này sẽ bắt đầu ngày 22/11, khi không khí lạnh ảnh hưởng đến Trung bộ, sau đó tương tác của không khí lạnh và bão sẽ bắt đầu gây mưa to đến rất to ở miền Trung từ ngày 23/11.
Mưa lớn được dự báo nhiều khả năng kéo dài liên tục từ ngày 23-28/11, trong đó trọng tâm mưa lớn là từ các tỉnh Quảng Trị đến Bình Thuận với tổng lượng mưa có thể lên tới 300-500mm. Khu vực Khánh Hòa cũng là vùng trọng tâm mưa, trong đó mưa sẽ xảy ra dồn dập trong hai ngày 23-24/11, với tổng lượng mưa mỗi ngày có thể lên tới 200-300mm.
Thông tin về khả năng mưa lớn sẽ tiếp tục gây nguy cơ lũ quét, ngập lụt uy hiếp các tỉnh miền Trung, đặc biệt là khu vực Khánh Hòa, nơi vừa xảy ra trận mưa lũ lịch sử, làm chết và mất tích tới 20 người ngay trong TP Nha Trang.
Theo ông Lâm, mạng lưới đo đạc và điện báo khí tượng thủy văn bề mặt trên các lưu vực sông Nam Trung bộ vẫn còn ít, phân bố không đều trên lưu vực, thường tập trung ở hạ lưu, thưa hoặc không có ở vùng thượng lưu, vùng núi hiểm trở, nơi thường là các nguồn phát sinh mưa lũ.
Mặt khác, khu vực Nam Trung bộ với điều kiện sông suối ngắn dốc, mưa lớn tập trung trong thời đoạn ngắn, cường suất lũ lên nhanh xuống nhanh, nên thời gian dự kiến của dự báo thường ngắn. Do vậy, việc dự báo, cảnh báo mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất cho khu vực này rất khó.
Đáng lo ngại, theo lãnh đạo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn T.Ư, TP Nha Trang nằm trong "vùng mù" của rada tại Nha Trang. Do bị che lấp của nhiều công trình nhà ở cao tầng, sóng rada bị nhiễu nên tín hiệu phản hồi rada bị nhiễu, không xác định được các ổ mây gây lượng mưa lớn.
Cùng đó, sự phát triển của các khu đô thị, nhà ở ven biển... đã làm hạn chế hệ thống thoát nước, nhiều khu dân cư "mọc" ở khu vực nguy cơ cao xảy ra sạt lở, hay việc san, lấp các khu vực đồi núi để xây dựng nhà... cũng cần cảnh báo.
Sẵn sàng phương án ứng phó bão mạnh, lũ lớn
Ngày 20/11, trước bão số 9 ảnh hưởng các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, đặc biệt là mưa lớn, Bộ trưởng NN&PTNT, Trưởng Ban chỉ đạo T.Ư về Phòng chống thiên tai yêu cầu các địa phương nói trên sẵn sàng phương án ứng phó với bão mạnh, lũ lớn. Theo đó, trên biển, các địa phương kiểm tra, rà soát đảm bảo thông tin liên lạc với hệ thống tàu cá, hướng dẫn tàu thuyền neo đậu; hệ thống nuôi trồng thủy sản.
Các địa phương chủ động lên phương án sơ tán dân khỏi vùng trũng, thấp, nguy cơ xảy ra ngập lụt, chia cắt và lũ quét, sạt lở; có phương án đảm bảo an toàn cho người dân tại khu công nghiệp, khu du lịch, nuôi trồng thủy sản. Các địa phương hướng dẫn người dân gia cố nhà cửa, kho tàng, cột tháp, chặt tỉa cây xanh ở các khu đô thị. Triển khai các lực lượng, nhất là tổ, đội xung kích phòng chống thiên tai tại xã, thôn, bản với lực lượng dân quân tự vệ làm nòng cốt, lưu ý các khu vực tắc nghẽn dòng chảy... đề phòng lũ quét khi có mưa lớn.
Ông Cường cũng đề nghị các địa phương tính toán vận hành hồ chứa, nhất là hồ chứa xung yếu, hồ chứa nhỏ, hồ xây dựng tự phát trong các khu đô thị, dân cư tập trung.
Nam Khánh
PHẠM ANH
Thjeo TPO
Áp thấp nhiệt đới khả năng thành bão sắp vào Biển Đông Sáng nay (20/11), có một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động cách bờ biển miền Trung Philippines khoảng 400km. Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, trong nhiều giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới này có khả năng mạnh lên thành bão và đi vào Biển Đông. Vị trí của áp thấp nhiệt đới. (Ảnh: NCHMF)....