Việt Nam nói về dự thảo Trung Quốc cho hải cảnh ‘dùng vũ lực’
Bộ Ngoại giao cho rằng các nước cần đối xử công bằng, nhân đạo với ngư dân, khi bình luận về thông tin Trung Quốc ra dự thảo cho phép hải cảnh dùng vũ lực với tàu cá nước ngoài.
“Hội thảo ASEAN – Trung Quốc về thúc đẩy hợp tác, đối xử công bằng và nhân đạo với ngư dân vừa diễn ra ngày 4/11. Đây cũng là hướng mà chúng tôi muốn chuyển thông điệp với các nước trong khu vực và ASEAN, về tìm cách bảo hộ quyền và lợi ích chính đáng của ngư dân Việt Nam và các nước đánh cá trong vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia mình”, phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Dương Hoài Nam nói trong cuộc họp báo chiều 5/11.
Tuyên bố được ông Dương Hoài Nam đưa ra khi được yêu cầu bình luận về dự thảo của quốc hội Trung Quốc, cho phép hải cảnh nước này sử dụng vũ khí với tàu nước ngoài.
“Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Việt Nam luôn ủng hộ giải quyết các tranh chấp thông qua thương lượng hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982″, ông Nam nói thêm.
Video đang HOT
Tàu hải cảnh Trung Quốc trong một chuyến áp sát nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Ảnh: JCG.
Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc, tức quốc hội Trung Quốc, hôm 4/11 lần đầu tiên công bố dự thảo về trách nhiệm của hải cảnh, trong đó quy định lực lượng này có quyền dùng vũ lực xua đuổi tàu nước ngoài xâm nhập lãnh hải Trung Quốc và thẩm vấn các thuyền viên. Dự thảo cũng cho phép lực lượng hải cảnh sử dụng vũ khí nhằm vào các tàu không tuân thủ quy định về lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Trung Quốc.
Trung Quốc gần đây thực hiện một loạt hoạt động gây hấn ở Biển Đông trong bối cảnh các nước tập trung đối phó với Covid-19. Bắc Kinh điều tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, sau đó bám sát tàu khoan của Malaysia. Tàu hải cảnh Trung Quốc cũng đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam. Bắc Kinh còn đơn phương tuyên bố thành lập các đơn vị hành chính ở Biển Đông, đặt tên cho các thực thể và cấm đánh bắt cá.
Trung Quốc năm nay 21 lần điều tàu hải cảnh áp sát nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư để thách thức tuyên bố chủ quyền của Nhật Bản. Tàu hải cảnh Trung Quốc từng hiện diện trong khu vực này suốt 111 ngày, đánh dấu đợt áp sát liên tục lâu nhất từ khi Nhật Bản quốc hữu hóa một số đảo thuộc Senkaku/Điếu Ngư từ tháng 9/2012.
Tàu Trung Quốc xâm phạm Senkaku, Nhật Bản gửi công hàm phản đối gay gắt
Tokyo gửi công hàm phản đối Bắc Kinh liên quan tới vụ việc 2 tàu hải cảnh Trung Quốc tiếp cận một tàu cá của Nhật gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
"Nhật Bản phản đối mạnh mẽ vấn đề này thông qua các kênh ngoại giao ở cả Tokyo và Bắc Kinh. Chúng tôi sẽ tiếp tục hành động bình tĩnh nhưng kiên quyết với Trung Quốc. Chúng tôi sẽ tiếp tục tuần tra và duy trì giám sát quanh quần đảo Senkaku nhằm đảm bảo một môi trường đánh bắt an toàn", Chánh văn phòng Nội các Katsunobu Kato nhấn mạnh trong buổi họp báo hôm 12/10.
Cũng trong buổi họp báo, ông Kato cho biết vào khoảng 10h47 ngày 11/10, các tàu hải cảnh Trung Quốc xâm nhập vùng lãnh hải Nhật Bản gần các đảo nhỏ không người ở tại biển Hoa Đông.
Tàu tuần tra của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản làm nhiệm vụ quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.(Ảnh: Reuters)
Lực lượng Nhật Bản đã tới hiện trường và bảo vệ tàu đánh cá nước này trong khi yêu cầu các tàu Trung Quốc rời khỏi khu vực.
Vụ việc mới đây đánh dấu lần thứ 21 trong năm nay các tàu Trung Quốc đi vào vùng biển Nhật Bản và là lần đầu tiên kể từ cuối tháng 8.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là nhóm đảo nhỏ nằm cách đảo chính của tỉnh Okinawa, Nhật Bản, khoảng 400 km về phía Tây hiện do Nhật Bản kiểm soát nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và thường xuyên đưa tàu hoặc máy bay đến vùng biển này.
Tranh chấp về chủ quyền ở khu vực này đẩy quan hệ Trung - Nhật vào tình trạng căng thẳng trong nhiều năm qua, đặc biệt sau khi Nhật Bản quốc hữu hóa 3 trong số 5 đao thuộc Senkaku/Điếu Ngư hôi tháng 9/2012 và Tokyo đổi tên quần đảo này hồi tháng 6.
Tuần trước, Nhật Bản cho biết sẽ thành lập 3 đơn vị phòng thủ điện tử trên các đảo ở biển Hoa Đông trong thời gian từ nay đến tháng 2/2022 nhằm tăng cường năng lực giám sát và đáp trả hoạt động quân sự của Trung Quốc trên vùng biển này.
Tàu Trung Quốc rút khỏi đảo tranh chấp với Nhật sau 111 ngày Tàu hải cảnh Trung Quốc rút khỏi nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư để tránh bão, kết thúc 111 ngày hiện diện liên tục ở khu vực. Các tàu hải cảnh Trung Quốc ngày 3/8 không còn xuất hiện tại vùng biển quanh nhóm đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông, kết thúc thời gian dài liên tục áp sát. Các quan chức...