Việt Nam nỗ lực tăng chỉ số đổi mới sáng tạo
“Trong bộ Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) năm 2020, Việt Nam tiếp tục được xem là hình mẫu của các nước đang phát triển khác trong việc thiết lập đổi mới sáng tạo như là một ưu tiên quốc gia. Việc Chính phủ ban hành Nghị quyết từ năm 2017, sử dụng bộ chỉ số GII như một công cụ đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động đổi mới sáng tạo quốc gia là minh chứng cho thấy, Việt Nam nhận thức được tầm quan trọng của đổi mới sáng tạo đối với sự phát triển đất nước”.
Đây là nhận định của ông Francis Gurry, Tổng Giám đốc Tổ chức Sở hữu tri tuệ Thế giới (WIPO) khi đánh giá về xếp hạng Chỉ số GII của Việt Nam năm 2020.
Sản xuất các loại loa và tai nghe điện thoại di động tại nhà máy của Công ty TNHH Điện tử Foster ( Bắc Ninh), tại Khu Công nghiệp Đô thị và Dịch vụ VSIP Bắc Ninh, xã Phù Chẩn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Đánh giá lại chỉ số GII 10 năm qua để đổi mới
Tại hội thảo “Giới thiệu báo cáo chỉ số GII năm 2020 và kết quả của Việt Nam” do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức mới đây, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy nhấn mạnh: Trong bảng xếp hạng GII năm 2020, Việt Nam xếp hạng 42/131 quốc gia/nền kinh tế, duy trì thành công thứ hạng đã đạt được năm 2019 – được các chuyên gia WIPO đánh giá là cao hơn so với trình độ phát triển hiện nay của Việt Nam. Các nước xếp trên Việt Nam trong GII năm 2020 đều là các quốc gia/nền kinh tế phát triển, thuộc nhóm thu nhập cao. Trong nhóm 29 quốc gia có thu nhập trung bình thấp được xếp hạng năm 2020, Việt Nam tiếp tục giữ vị trí đứng đầu. Tuy nhiên, giai đoạn tới, Việt Nam sẽ đánh giá lại toàn diện chỉ số đổi mới sáng tạo 10 năm qua để từ đó đưa ra những giải pháp, đề xuất đổi mới chính sách đổi mới sáng tạo để Việt Nam có “bước” phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Ông Francis Gurry, Tổng Giám đốc WIPO cho rằng: Về xếp hạng đổi mới sáng tạo năm 2020, Việt Nam xếp hạng thứ 42 trong bộ chỉ số GII – đây là năm thứ hai liên tiếp Việt Nam có sự thăng hạng cùng với ba quốc gia đang phát triển khác là Trung Quốc, Ấn Độ và Philippines, Việt Nam đã đạt được tiến bộ “ấn tượng” về thứ hạng trong bộ chỉ số GII. Việt Nam đứng đầu trong nhóm các quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp. Tính chung những năm qua, Việt Nam nằm trong nhóm các nền kinh tế GII top 50 về sự tiến bộ trong việc tăng thứ hạng chỉ số đổi mới sáng tạo theo thời gian. Theo đó, Việt Nam được đề xuất là một quốc gia vượt trội về đổi mới sáng tạo trong 10 năm liên tiếp. Đầu ra từ đổi mới sáng tạo của Việt Nam hiệu quả hơn so với đầu vào và tiếp tục đạt được mức điểm số vượt mức trung bình của nhóm thu nhập trung bình trong tất cả 7 lĩnh vực của chỉ số đổi mới sáng tạo GII”.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy nhấn mạnh: Cùng với việc Việt Nam đánh giá lại chỉ số GII 10 năm qua để đổi mới, WIPO đã hỗ trợ Việt Nam đánh giá chỉ số GII, đồng thời, hỗ trợ việc xây dựng Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030 để hình thành Mạng lưới IP-HUB nhằm thúc đẩy sáng chế của Việt Nam trong thời gian tới. Ngoài ra, cần nghiên cứu hình thành đánh giá các chỉ số đổi mới sáng tạo tại các địa phương để thời gian tới, GII sẽ là công cụ đắc lực hỗ trợ cho các địa phương.
Toàn hệ thống cần hiểu rõ hơn về Chỉ số GII
Video đang HOT
Trong bảng xếp hạng GII năm 2020, Thứ trưởng Bùi Thế Duy cho rằng, Việt Nam giữ được thứ hạng 42/131 quốc gia và nền kinh tế là nỗ lực của toàn hệ thống trong việc thực hiện Nghị quyết của Chính phủ. Điểm rõ nhất có thể thấy trong thời gian qua, hàng loạt dự án, viện nghiên cứu của các tập đoàn, doanh nghiệp tư nhân, trung tâm đổi mới sáng tạo được hình thành. Sự thay đổi này được tích hợp và đánh giá khách quan thông qua chỉ số GII từ năm 2017 đến nay của Việt Nam tăng liên tục, từ vị trí 59 năm 2016 lên 42 năm 2019 và 2020. Trong bối cảnh khó khăn của năm 2020, khi nền kinh tế các quốc gia đều bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, Việt Nam nổi lên như một hình mẫu về chống dịch và tích lũy kết quả nghiên cứu đổi mới sáng tạo trong nhiều năm, đưa ra giải pháp về khoa học và công nghệ để hỗ trợ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo tại Việt Nam. Tuy nhiên, thông qua chỉ số GII năm 2020, các bộ, ngành, địa phương cần hiểu rõ hơn về Chỉ số GII để tiếp tục xây dựng, triển khai các giải pháp cải thiện chỉ số nhằm đạt mục tiêu Chính phủ đã đặt ra.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy cho rằng: Các bộ, ngành, địa phương cùng nỗ lực, đồng lòng, quyết tâm cải thiện việc thu thập dữ liệu cũng như tập trung vào việc điều phối chính sách ở tất cả các cấp chính quyền để thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong thời gian tới. Hy vọng Việt Nam sẽ tiếp tục vươn lên trên các nước đang phát triển trên toàn thế giới, hướng tới nối liền sự ngăn cách về đổi mới sáng tạo toàn cầu giữa các nền kinh tế phát triển, các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển.
Thời gian qua, Chính phủ đã sử dụng chỉ số GII như một công cụ quản lý điều hành quan trọng, đồng thời đã phân công các bộ, cơ quan, địa phương có trách nhiệm cải thiện GII và Bộ Khoa học và Công nghệ được giao nhiệm vụ là đầu mối theo dõi, điều phối chung. Hơn nữa, Việt Nam đã khai thác được những cơ hội tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời, nước ta đã chủ động tham gia các hiệp định thương mại tư do song phương và đa phương, chủ động hội nhập với nền kinh tế thế giới, có những hoạt động ngoại giao đa dạng giúp nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Thời gian tới, Việt Nam tiếp tục thúc đẩy, tham gia mạnh mẽ vào chuỗi giá trị toàn cầu, mạng lưới đổi mới sáng tạo khu vực và thế giới.
Ấn tượng về đổi mới sáng tạo
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy cho biết: Về đổi mới sáng tạo, một chỉ số đáng bất ngờ trong 6 tháng đầu năm 2020 là dù giãn cách do dịch COVID-19 nhưng số lượng bằng độc quyền sáng chế, đơn đăng ký sở hữu công nghiệp của Việt Nam vẫn tiếp tục tăng và số bằng được công nhận của Việt Nam cũng tăng hơn so với năm 2019. Đây cũng là dấu hiệu tích cực và ngược chiều so với suy thoái khi dịch COVID-19 diễn ra trên toàn thế giới.
Ông Francis Gurry, Tổng Giám đốc WIPO chia sẻ: Việt Nam giữ kỷ lục cùng với ba nền kinh tế khác khi được đề xuất là một quốc gia vượt trội về đổi mới sáng tạo trong 10 năm liên tiếp. Đây là một nhóm các nền kinh tế tuyển chọn có kết quả đổi mới sáng tạo vượt trên tầm mức phát triển của họ. Năm 2020, hệ thống đổi mới sáng tạo của Việt Nam có kết quả nổi bật về Trình độ phát triển của thị trường, kinh doanh khi xếp hạng 39, tăng 30 bậc từ vị trí 69 năm 2019, trong đó, tiến bộ đáng chú ý là sự liên kết đổi mới sáng tạo với chỉ số Hợp tác Viện trường – doanh nghiệp (tăng 10 bậc, từ vị trí 75 lên 65) và chỉ số Quy mô phát triển của cụm công nghiệp (tăng 32 bậc, từ vị trí 74 lên 42). Năng lực Hấp thụ tri thức tăng 13 bậc so với năm 2019, xếp hạng 10 – đây đang là thế mạnh của Việt Nam.
Đặc biệt, về cải thiện Cơ sở hạ tầng chung năm 2020 tăng 9 bậc so với năm 2019, đáng kể nhất là nhóm chỉ số về Hạ tầng ICT (công nghệ thông tin và truyền thông) – tăng 6 bậc so với năm 2019 với tiến bộ rõ rệt về Tiếp cận ICT (tăng 4 bậc từ vị trí 90 lên 86) và Sử dụng ICT (tăng 27 bậc, từ vị trí 92 lên 65). Các chỉ số liên quan tới năng lượng trong GII 2020 cũng có sự cải thiện tích cực khi chỉ số sản lượng điện theo đầu người tiếp tục tăng 5 bậc, từ vị trí 81 lên 76. Chỉ số GDP/đơn vị năng lượng sử dụng tăng 7 bậc từ vị trí 92 lên 85.
Ngoài ra, sự cải thiện về đầu ra đổi mới sáng tạo có cải thiện tích cực đối với nhóm chỉ số Sáng tạo tri thức và Lan truyền tri thức, trong đó, nhóm chỉ số Lan truyền tri thức xếp hạng 14 được coi là thế mạnh của Việt Nam, nhờ sự dẫn đầu về xuất khẩu công nghệ cao (hạng 2). Đáng chú ý, chỉ số về Số lượng công bố bài báo khoa học và kĩ thuật đã tăng 13 bậc so với năm 2019, từ vị trí 74 lên 61. Đồng thời, sản phẩm sáng tạo tăng 9 bậc so với năm 2019, xếp hạng 38. Chỉ số số lượng ứng dụng phần mềm được sản xuất ngày càng nhiều (hạng 10, tăng 3 bậc); chỉ số Đăng ký nhãn hiệu theo xuất xứ (hạng 20, tăng 4 bậc); chỉ số Sản lượng ngành công nghệ cao và công nghệ trung bình cao tăng 4 bậc, từ 27 lên 23. Đặc biệt, với 33 thương hiệu nằm trong top 5.000, dẫn đầu là Công ty Viễn thông Viettel Telecom, Việt Nam xếp hạng thứ 19 ở chỉ số mới được đưa vào sử dụng lần đầu tiên trong GII năm 2020 – Chỉ số Giá trị thương hiệu toàn cầu.
ADB tiếp tục điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Tại Báo cáo Cập nhật triển vọng phát triển châu Á (ADO) 2020 công bố mới đây, Ngân hàng Phát triển Châu Á dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 1,8% trong năm 2020 do tác động của Covid-19 và tăng 6,3% trong 2021.
"Suy thoái toàn cầu và các điều kiện trong nước yếu đi, đặc biệt là tình trạng thất nghiệp xấu đi và tiêu dùng suy giảm đáng kể, đã gây tổn hại cho nền kinh tế nặng nề hơn dự kiến. Triển vọng kinh tế Việt Nam còn bị đe dọa bởi sự gia tăng các ca nhiễm Covid-19 mới kể từ cuối tháng 7/2020", Báo cáo Cập nhật triển vọng phát triển châu Á (ADO) 2020 của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) nêu.
Do đó, dự báo tăng trưởng cho năm 2020 được điều chỉnh giảm từ 4,8% trong Báo cáo ADO 2020 và 4,1% trong Báo cáo ADO bổ sung vào tháng 6 xuống 1,8% trongccập nhật mới. Tuy nhiên, ADB có góc nhìn lạc quan khi nhận định mức tăng trưởng trong 2021 sẽ đạt ngưỡng 6,3%.
Ông Andrew Jeffries, Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam nhận định: "Tiêu dùng nội địa giảm sút và nhu cầu toàn cầu suy yếu do dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng tới nền kinh tế Việt Nam nhiều hơn dự kiến.
Nhưng tăng trưởng kinh tế vẫn sẽ vững vàng trong năm 2020, phần lớn là nhờ thành công của Chính phủ trong việc kiểm soát sự lây lan của Covid-19-19. Tăng trưởng kinh tế sẽ được hỗ trợ bởi sự ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam, tăng cường chi tiêu công và những cải cách đang tiến hành nhằm cải thiện môi trường kinh doanh".
Theo báo cáo ADO cập nhật mới nhất của ADB, năm 2020, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 1,8% do tác động của Covid-19
Cụ thể hơn, báo cáo dự báo tiêu dùng nội địa sẽ tiếp tục ở mức thấp. Theo đó, mặc dù doanh số bán lẻ có phục hồi trong tháng 7 và lạm phát duy trì ở mức thấp, tiêu dùng sẽ bị kìm hãm bởi thu nhập hộ gia đình và doanh nghiệp giảm, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và thêm nhiều doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động.
Triển vọng đầu tư không đồng đều, đầu tư tư nhân vẫn yếu và đầu tư nước ngoài liên quan đến thương mại tiếp tục giảm.
Tuy nhiên, theo ADB, việc đẩy nhanh đầu tư công trong 6 tháng cuối năm 2020 sẽ bù đắp cho những điểm yếu này.
"Sang năm 2021, đầu tư sẽ được đẩy mạnh nhờ cải thiện giải ngân đầu tư công, hoạt động sản xuất tiếp tục chuyển hướng từ Trung Quốc sang Việt Nam, kinh tế Trung Quốc phục hồi và hiệp định thương mại tự do với Liên minh Châu Âu đi vào thực hiện để tự do hóa thương mại", báo cáo nhấn mạnh.
Được biết, Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản đã công bố danh sách 15 doanh nghiệp Nhật Bản sẽ chuyển hoạt động sản xuất của họ từ Trung Quốc sang Việt Nam và phần lớn trong đó là các doanh nghiệp sản xuất thiết bị y tế, thiết bị bán dẫn, linh kiện điện thoại,...
Đối với khu vực nông nghiệp, ADB đánh giá nhóm này sẽ gặp khó khăn trong năm 2020 do thời tiết khắc nghiệt và sẽ tiếp tục gặp khó khăn do nhu cầu bên ngoài và nội địa đều yếu. Tương tự, khu vực công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ bị kìm hãm trong 2020 do xuất khẩu yếu, hạn chế đi lại và lượng cầu nội địa giảm do mất thu nhập và việc làm, dù vậy, nhóm này sẽ tăng trưởng trở lại trong năm 2021.
Trước những tác động trên, lạm phát dự báo có thể bị đẩy lên do giá hàng hóa cơ bản tăng và thanh khoản tăng do đẩy nhanh đầu tư công. Tuy nhiên, ADB cho rằng, lạm phát sẽ tiếp tục ở mức thấp trong năm 2020, thấp hơn so với mục tiêu 4,0% của ngân hàng trung ương, do tình trạng tăng trưởng và chi tiêu thấp vẫn kéo dài.
Triển vọng kinh tế của Việt Nam trong trung hạn và dài hạn vẫn được ADB đánh giá rất tích cực
Kết luận, ADB tin tưởng nền kinh tế Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ sự chuyển hướng sản xuất đang tiếp diễn từ Trung Quốc sang Việt Nam, sự phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc, và việc thực thi hiệp định thương mại tự do với Liên minh Châu Âu. Tăng trưởng thấp sẽ kìm giữ lạm phát ở mức 3,3% trong năm 2020 và 3,5% trong năm 2021.
Do vậy, triển vọng kinh tế của Việt Nam trong trung hạn và dài hạn vẫn được ADB đánh giá rất tích cực. "Việc Việt Nam tham gia một số lượng lớn các hiệp định thương mại song phương và đa phương sẽ giúp nền kinh tế của đất nước phục hồi. Việt Nam cũng có nhiều khả năng được hưởng lợi từ sự dịch chuyển hiện nay của các chuỗi cung ứng sang những quốc gia có chi phí thấp hơn", báo cáo nêu.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu ADB bày tỏ lo ngại khi đại dịch Covid-19 kéo dài trên toàn cầu vẫn là nguy cơ lớn nhất đối với triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm nay và năm sau, đó là: Căng thẳng thương mại toàn cầu, dẫn tới gia tăng bảo hộ thương mại và các rủi ro tài chính có thể trầm trọng thêm bởi đại dịch kéo dài.
Giá bitcoin hôm nay 19/9: Chainlink giảm nhiều nhất trong top 10 Giá bitcoin hôm nay 19/9 ghi nhận tại Việt Nam vào thời điểm 8h00 ở mức 10.983,81 USD quay đầu tăng nhẹ tới 0,68% so với 24 giờ trước. Trên thị trường chỉ có 47/100 đồng tăng giá. Giá bitcoin hôm nay 19/9, theo ghi nhận vào thời điểm 8h00 theo giờ Việt Nam đồng bitcoin quay đầu tăng nhẹ tới 0,68% so...