Việt Nam – Nhật Bản trở thành đối tác chiến lược sâu rộng
Chiều tối qua, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước tới Nhật Bản.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ký Tuyên bố chung Việt Nam – Nhật Bản, tại Văn phòng Thủ tướng, ngày 18.3 – Ảnh: TTXVN
Trên cơ sở phát triển mạnh mẽ của quan hệ Việt Nam – Nhật Bản trên tất cả các lĩnh vực thời gian qua, đặc biệt kể từ khi hai nước thiết lập khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược năm 2009, hai nhà lãnh đạo đã nhất trí nâng cấp quan hệ Việt Nam – Nhật Bản lên tầm cao mới: Quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á.
Những định hướng lớn cũng như các biện pháp cụ thể để đưa quan hệ hai nước phát triển ngày càng toàn diện, thực chất và sâu sắc trên mọi lĩnh vực đã được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Shinzo Abe cùng trao đổi và nhất trí. Thủ tướng Nhật Bản bày tỏ sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam tăng cường năng lực chấp pháp trên biển. Về kinh tế, Thủ tướng Shinzo Abe khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu trong chính sách ODA của Nhật Bản…
Video đang HOT
Hai nhà lãnh đạo đồng thời khẳng định tiếp tục hợp tác chặt chẽ tại các diễn đàn, cơ chế hợp tác và tại các tổ chức khu vực và quốc tế, đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phồn vinh tại khu vực.
Kết thúc hội đàm, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Shinzo Abe đã ký Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á và cùng chứng kiến lễ ký các văn kiện của các bộ ngành hai bên về lĩnh vực đầu tư, giáo dục – đào tạo, y tế, nông nghiệp.
Với tựa đề Đổi mới và sáng tạo để thích ứng trong một thế giới đang thay đổi, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có bài phát biểu quan trọng tại Hạ viện Nhật Bản vào đầu giờ chiều hôm qua.
Nhấn mạnh quan hệ giữa hai nước đã không ngừng đổi mới và phát triển toàn diện trong suốt 40 năm qua, Chủ tịch nước khẳng định: “Thành quả của mối quan hệ đó không chỉ mang lại những lợi ích to lớn, thiết thực cho nhân dân hai nước, mà còn khẳng định một chân lý rằng, tinh thần khoan dung, đối thoại thay cho đối đầu, tôn trọng lẫn nhau, hợp tác cùng có lợi là sự lựa chọn tốt nhất đối với các quốc gia, dân tộc”.
Tuyên bố chung gồm 69 điểm được ký kết giữa Việt Nam và Nhật Bản đề cập đến các vấn đề về chính trị và an ninh, hợp tác quốc phòng; kinh tế; giao lưu văn hóa và giao lưu nhân dân; mối quan tâm về các vấn đề khu vực và quốc tế. Đáng chú ý, phía Nhật Bản đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc cải thiện môi trường đầu tư và tạo điều kiện trao đổi thương mại giữa 2 nước… Về lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp, hai bên quyết định lập cơ chế đối thoại hợp tác để thúc đẩy hợp tác toàn diện trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Về hợp tác quốc phòng, Việt Nam và Nhật Bản nhất trí tiếp tục thực hiện Đối thoại chính sách quốc phòng cấp thứ trưởng; thúc đẩy hợp tác giữa các quân chủng của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và Quân đội Nhân dân Việt Nam và đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực, thăm viếng của các tàu quân sự. (Mời bạn đọc xem toàn văn Tuyên bố chung trên http://www.thanhnien.com.vn)
Theo TNO
Một nhân chứng ở Việt Nam thấy máy bay mất tích 'bùng cháy và rơi xuống nước'?
Michael Jerome McKay, chuyên gia người New Zealand đang làm việc tại một mỏ dầu cách Vũng Tàu 300 km, tin rằng ông đã nhìn thấy "máy bay mất tích của hãng Malaysia Airlines bốc cháy và rơi xuống nước".
Máy bay của Không quân Indonesia tham gia tìm kiếm máy bay mất tích - Ảnh: AFP
Trong email gửi cơ quan chức năng Việt Nam và Malaysia, ông McKay cho biết ông nhìn một vệt lửa mà ông tin là chiếc máy bay mất tích đã lao xuống biển cách mỏ dầu ông làm việc khoảng 50 - 70 km.
"Tôi thấy chiếc máy bay bùng cháy rồi rơi xuống biển trong vòng 10 - 15 giây", ông McKay viết trong email.
Ông Đoàn Hữu Gia, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, lúc 15 giờ ngày 12.3 cho biết máy bay và tàu Việt Nam đã được điều động ra địa điểm mà ông McKay trình báo, nhưng không thể tìm thấy bất kỳ dấu vết nào.
Máy bay Boeing 777-200 của hãng hàng không Malaysia Airlines, chở 239 người (đi từ Malaysia đến thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc), mất tích hôm 8.3. Đến nay, tàu và máy bay của nhiều nước đã tham gia công tác tìm kiếm, nhưng vẫn chưa tìm thấy dấu vết chiếc máy bay này.
Theo TNO
Vết nứt đánh động các cây cầu Từ những vết nứt bất thường tại các trụ cầu Vĩnh Tuy, Bộ Xây dựng đã yêu cầu phải rà soát lại toàn bộ chất lượng các cây cầu trên địa bàn Hà Nội. Hiện trường vết nứt ở trụ T22 cầu Vĩnh Tuy - Ảnh: Lê Quân Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đang thị sát, kiểm tra vết nứt...