Việt Nam nhập khẩu vũ khí gì của Belarus từ nay tới năm 2018?
Theo Báo cáo mới nhất của Trung tâm Phân tích thị trường vũ khí thế giới 2016 (CAWAT), Việt Nam đã ký một số hợp đồng nhập khẩu vũ khí từ Belarus và sẽ giao tới năm 2018.
Việt Nam nhập khẩu vũ khí gì của Belarus từ nay tới năm 2018?
Báo cáo thường niên của Trung tâm Phân tích thị trường vũ khí thế giới (Nga) – cập nhật tương đối đầy đủ và chi tiết về các hợp đồng mua sắm, chuyển giao mọi loại vũ khí trang bị như máy bay, xe tăng, tên lửa, tàu chiến, tàu ngầm, súng pháo,… của hầu hết các quốc gia.
Các báo cáo, dự báo, phân tích của Trung tâm này được hầu hết các chuyên gia quân sự trên thế giới đánh gia rất cao và coi là nguồn dữ liệu tham khảo đáng tin cậy.
Trong báo cáo năm 2016 (bản tiếng Nga) mới được công bố Việt Nam có tên trong danh sách và có những hợp đồng nhập khẩu vũ khí đáng chú ý với đối tác Belarus.
Các hợp đồng nhập khẩu vũ khí của Việt Nam từ Belarus (khoanh đỏ). Ảnh: Trích từ Báo cáo của CAWAT.
Hầu hết các loại vũ khí, khí tài trong danh sách đã đặt mua đã được đề cập khá nhiều lần trên các phương tiện truyền thông đại chúng Nga, Belarus, phương Tây và cả truyền thống chính thống Việt Nam nữa.
Video đang HOT
Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên năm đặt hàng, thời gian chuyển giao và một số thông tin đáng chú ý khác được liệt kê một cách tương đối đấy đủ.
Có ít nhất 4 hợp đồng nhập khẩu vũ khí đã được đề cập bao gồm:
1. Hợp đồng chuyển giao công nghệ chế tạo, sản xuất lắp ráp máy bay không người lái ký năm 2012 và đã được chuyển giao trong năm 2014. Hợp đồng này đã được nhắc đến khá nhiều trên báo chí Việt Nam hồi năm 2013. Tuy nhiên, không rõ giá trị, số lượng, chủng loại máy bay không người lái mà phía Belarus đã chuyển giao cho Việt Nam.
2. Có tới 2 hợp đồng nâng cấp, hiện đại hóa tổ hợp tên lửa phòng không S-125 (Pechora) lên chuẩn S-125-2TM ( Pechora-2TM) đã được ký, mỗi hợp đồng gồm 18 tổ hợp, trị giá khoảng 36 triệu USD, lần lượt được hoàn thành vào các năm 2012 và 2015. Tổng cộng có 36 tổ hợp đã được chuyển giao, trị giá 72 triệu USD.
Trước đây, Báo Quân đội nhân dân cũng đã có bài viết về quá trình tiến hành nâng cấp tổ hợp tên lửa này ở Nhà máy A-31, Quân chủng PK-KQ.
Tổ hợp radar Vostok-E. Ảnh: Ausairpower.
3. Đáng chú ý là hợp đồng chuyển giao công nghệ sản xuất lắp ráp tổ hợp radar cảnh giới nhìn vòng Vostok-E có khả năng phát hiện máy bay tàng hình (Ký hiệu Việt Nam là radar RV-02 / RV-01) ký năm 2013. Thông tin về hợp đồng này đã được báo chí trong nước đề cập đến vào tháng 7/2013.
Theo đó, phía Belarus chuyển giao công nghệ và linh kiện cần thiết để Việt Nam sản xuất 20 tổ hợp radar loại này từ năm 2015-2018. Số lượng chuyển giao mỗi năm 5 tổ hợp.
Giá trị hợp đồng radar ước vào khoảng 100 triệu USD, nhưng không rõ chi tiết các thành phần công việc mà phía Belarus đảm trách.
Mặc dù số lượng vũ khí trang bị Việt Nam đặt mua của Belarus không nhiều, nhưng theo đánh giá của các chuyên gia thì đây đều là những loại tương đối hiện đại, phù hợp với nghệ thuật tác chiến và nhất là có giá thành hợp lý, chuyển giao sâu công nghệ để Việt Nam tự chủ từ khâu sản xuất, đảm bảo kỹ thuật và sửa chữa sau này.
(Theo Thời đại)
Chỉ ít ngày nữa, Hải quân Việt Nam sẽ có thêm 2 tàu tên lửa tấn công nhanh hiện đại
Tổng công ty Ba Son đang chỉnh sửa giai đoạn cuối để bàn giao cặp tàu tên lửa Molniya số 3 (M5,M6) số hiệu 382, 383 cho Quân chủng Hải quân trong tháng 11/2016.
Công đoạn cuối trước khi tàu tên lửa Molniya trực chiến
Theo báo Hải quân, ngày 25/3/2014, tàu tên lửa Molnyia số hiệu M5 và M6 bắt đầu được Ba Son khởi công. Trong quá trình đóng cặp tàu số 3, Công ty Ba Son đều tuân thủ nghiêm ngặt các công đoạn theo đúng hợp đồng chuyển giao công nghệ và thực hiện các bước như hai cặp tàu trước đó đã bàn giao cho Quân chủng Hải quân.
Công đoạn hàn ráp cụm chi tiết, các phân đoạn, tổng đoạn thân vỏ và thượng tầng được thực hiện với các dây chuyền hàn tự động, bán tự động và hàn bằng tay. Đồng thời, Nhà máy cũng tiến hành gia công các chi tiết cơ khí và hệ thống ống, chuẩn bị nội thất.
Để đảm bảo tiến độ đóng tàu, Tổng công ty tăng cường trang bị, các máy gia công cơ khí CNC hiện đại và đào tạo thêm nhân lực nhằm đảm bảo khối lượng lên đến hàng trăm nghìn chi tiết gia công cơ khí, với nhiều chủng loại vật liệu đặc biệt và yêu cầu kỹ thuật chính xác cao.
Trước khi tàu M5 và M6 được Công ty Ba Son tiến hành những chỉnh sửa cuối cùng, hồi tháng 9/2016, Quân chủng Hải quân đã tổ chức nghiệm thu cấp quân chủng với cặp tàu tên lửa Molniya số 3 này.
Đây là lô 6 chiếc đầu tiên được Quân chủng hải quân ký hợp đồng đóng mới với Tổng công ty Ba Son (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) từ năm 2009 dưới hình thức chuyển giao công nghệ từ Nga.
Theo hợp đồng, sơ đồ phân chia tổng đoạn thân vỏ và thượng tầng, bản vẽ thiết kế, bản vẽ thi công cặp tàu số 3 theo tài liệu chuyển giao Li-xăng có sửa đổi và xác nhận của chuyên gia Nga được Ba Son thực hiện nghiêm ngặt, quy trình. Trong khi đó, vật liệu sử dụng trong quá trình chế tạo gia công thân vỏ và thượng tầng phù hợp và có chứng chỉ, nguồn gốc rõ ràng.
Hội đồng nghiệm thu kết luận: Công tác chế tạo các phân đoạn, tổng đoạn, lắp ráp thân vỏ và thượng tầng cặp tàu số 3 cho Quân chủng Hải quân được Ba Son thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, đạt yêu cầu kỹ thuật, phù hợp với tài liệu thiết kế kỹ thuật tàu 12418 chuyển giao Li-xăng của Liên bang Nga.
Trên cơ sở đó, Hội đồng nghiệm thu yêu cầu phía Ba Sơn tiếp tục thực hiện quy trình các bước đóng tàu tiếp theo đảm bảo tiến độ và chất lượng, tổ chức nghiệm thu và bàn giao cho Quân chủng Hải quân theo đúng hợp đồng.
Theo thông tin công khai, tàu Molniya được thiết kế để tiêu diệt các đội hoặc nhóm tàu chiến, tàu đổ bộ, tàu hộ tống và các đội tàu khác của đối phương một cách độc lập; bảo vệ các tàu ngầm, tàu đổ bộ; thực hiện nhiệm vụ trinh sát...
Trên tàu tích hợp nhiều hệ thống thiết bị công nghệ cao, kết hợp tốt nhất giữa khả năng tiến công và phòng thủ như: Các hệ thống vũ khí khí tài, hệ thống động lực, hệ thống thiết bị điều khiển, hệ thống bảo vệ và kết cấu đảm bảo sức sống tàu, tính năng đi biển, hoạt động độc lập và các thiết bị khác.
Hệ thống hỏa lực trên tàu được trang bị hệ thống tên lửa diệt hạm Kh-35 Uran-E với 16 quả đạn tên lửa được bố trí ở 4 bệ phóng 2 bên sườn tàu. Loại tên lửa này có khả năng đánh chìm chiến hạm có lượng giãn nước cỡ 5.000 tấn, với tầm bắn lên đến 130 km.
Ngoài hệ thống tên lửa Uran-E, tàu còn được trang bị một pháo hạm tự động AK-176M cỡ nòng 76,2mm tầm bắn 15 km, tốc độ 130 phát/phút, 2 pháo phòng không cao tốc Ak-630M với tốc độ bắn lên đến 5.000 phát/phút.
Theo Đất Việt
Loạt vũ khí tiềm năng Việt Nam có thể mua từ Nam Phi Thiết kế hiện đại, tính năng cực tốt, loạt vũ khí sau đây của Nam Phi có thể có cơ hội tới Việt Nam. Nền công nghiệp quốc phòng Nam Phi được đánh giá là nơi sản sinh ra các loại vũ khí có chất lượng cực tốt. Mà Việt Nam đang rất cần những vũ khí hiện đại với tính năng tốt...