Việt Nam nhập khẩu 323 triệu USD hàng hóa từ EU theo C/O EVFTA trong tháng 8
Những kết quả tích cực sau 2 tháng thực thi EVFTA đã cho thấy kỳ vọng của Việt Nam và EU trong việc triển khai hiệp định này đang được hiện thực hóa.
Thương mại hai chiều Việt Nam – EU ghi nhận kết quả tích cực sau 2 tháng thực thi EVFTA. Ảnh: ST
Đó là nhận định của ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên – Bộ Công Thương tại hội thảo trực tuyến về các tiêu chuẩn sản xuất EU dành cho sản phẩm nông sản do Ủy ban châu Âu (EC) tổ chức ngày 8/10.
Theo đó, trong tháng 8 và 9/2020, có 15.000 bộ C/O EVFTA đã được Việt Nam cấp với kim ngạch 700 triệu USD xuất khẩu đi EU, tập trung các mặt hàng giày dép, thủy sản, nông sản, điện tử.
Video đang HOT
Cũng theo ông Khanh, mặc dù chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhưng nhiều mặt hàng của Việt Nam vẫn duy trì tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch nhập khẩu của thị trường EU, tiêu biểu như cà phê đạt 35%, hạt điều 25%, hạt tiêu 15%, thủy sản 11,5%.
Ở chiều ngược lại, ông Khanh cho biết, hiện chưa có số liệu của tháng 9, nhưng kết quả tháng 8/2020 cũng đã ghi nhận 323 triệu USD hàng hóa từ EU nhập khẩu vào Việt Nam theo C/O EVFTA.
Mức kim ngạch này nếu tiếp tục được duy trì trong tháng 9, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và EU sẽ ở mức tương đối cân bằng. Qua đó cho thấy, EVFTA không chỉ mang lại lợi ích cho Việt Nam mà cả phía EU.
Phát biểu tại hội thảo, Đại sứ Giorgio Aliberti, Đại sứ EU tại Việt Nam cho hay, việc tổ chức hội thảo trực tuyến về các tiêu chuẩn sản xuất EU dành cho sản phẩm nông sản nhằm mục tiêu thúc đẩy nhận thức của Việt Nam về các tiêu chuẩn của EU, đặc biệt là trong lĩnh vực nông sản. Qua đó thể hiện thông điệp của EC trong việc thực thi EVFTA là “Đưa EU tới Việt Nam và chào mừng Việt Nam tới EU”.
Theo đó, trong hai ngày 8 và 9/10, các chuyên gia của EU sẽ trình bày những nội dung về hệ thống an toàn và chất lượng thực phẩm của EU, bao gồm Khuôn khổ pháp lý của EU về an toàn thực phẩm, sức khỏe động vật và sức khỏe thực vật; truy xuất nguồn gốc. Cùng với đó là các vấn đề về kiểm soát động vật và sản phẩm động vật nhập khẩu, vấn đề thuốc kháng sinh; hệ thống kiểm dịch động thực vật, quản lý thuốc trừ sâu và chất gây ô nhiễm… Bên cạnh đó là các vấn đề về chỉ dẫn địa lý, phương thức nuôi trồng hữu cơ…
Cấp gần 15.000 bộ chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa xuất khẩu EU
Các mặt hàng đã được cấp C/O mẫu EUR.1 chủ yếu là giày dép, thủy sản, nhựa và các sản phẩm nhựa, cà phê, hàng dệt may, túi xách, rau quả,...
Bộ Công Thương cho biết, việc tham gia các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) nhất là Hiệp định EVFTA có hiệu lực và đi vào thực thi từ ngày 1/8 vừa qua, với các cam kết cắt giảm thuế quan của các đối tác đối với hàng hóa có xuất xứ Việt Nam, đã làm tăng khả năng cạnh tranh và giúp hàng hóa của Việt Nam mở rộng thị phần tại các thị trường đối tác, là động lực thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu.
Việt Nam đã tận dụng tốt các ưu đãi về thuế quan trong các FTA đã ký kết để mở rộng các thị trường xuất khẩu mới. Có thể dẫn chứng từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực đến nay, các tổ chức được ủy quyền đã cấp gần 15.000 bộ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu EUR.1 với kim ngạch gần 700 triệu USD đi 28 nước EU.
Các mặt hàng đã được cấp C/O mẫu EUR.1 chủ yếu là giày dép, thủy sản, nhựa và các sản phẩm nhựa, cà phê, hàng dệt may, túi xách, va li, rau quả, sản phẩm mây, tre, đan; nông sản; hàng điện tử...
Tận dụng tốt các ưu đãi về thuế quan trong các FTA đã ký kết để mở rộng các thị trường xuất khẩu mới.
Thị trường nhập khẩu đa phần là các nước có cảng biển và trung tâm phân phối, trung chuyển của EU như Bỉ, Đức, Hà Lan, Pháp, Anh quốc. Trong đó, nhiều lô hàng đã tới thị trường EU, thông quan và được hưởng ưu đãi. Điều này cho thấy, mức độ quan tâm của doanh nghiệp cũng như tầm quan trọng của thị trường này đối với xuất khẩu của Việt Nam.
Với động thái tích cực này, chỉ tính riêng tháng 8, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU đã đạt 3,25 tỷ USD, tăng 4,65% so với tháng 7 và tăng 4,2% so với cùng kỳ, đưa kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường EU đạt 22,76 tỷ USD, tăng gần 500 triệu USD so với bình quân 7 tháng đầu năm (bình quân 7 tháng là 2,79 tỷ USD). Sang tháng 9, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này tiếp tục duy trì đà tăng mạnh, tăng 14,4% so với cùng kỳ.
Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực tại thị trường EU sau gần 2 tháng EVFTA được thực thi. Điển hình, từ đầu tháng 8 đến nay, xuất khẩu thủy sản có số lượng đơn hàng tăng khoảng 10% so với tháng 7; kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó xuất khẩu tôm tháng 8/2020 tăng 15,7% so với cùng kỳ (đạt mức tăng trưởng cao nhất kể từ đầu năm nay).
Bên cạnh thủy sản, gạo Việt xuất khẩu sang châu Âu cũng có những tín hiệu khả quan khi giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU đã tăng phổ biến từ 80-200 USD/tấn, tùy loại so với thời điểm trước khi EVFTA có hiệu lực. Ngoài ra, nhiều mặt hàng khác như điện thoại và linh kiện, máy móc, thiết bị phụ tùng, dệt may, da giày, thủy sản, đồ gỗ, cà phê... cũng đang được nhận định kỳ vọng lớn trong việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này thời gian tới.
Ngoài thị trường EU, trong 9 tháng năm 2020, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 54,73 tỷ USD, tăng 22,6% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là Trung Quốc đạt 31,75 tỷ USD, tăng 12,4%. Thị trường ASEAN đạt 17 tỷ USD, giảm 12,2%. Hàn Quốc đạt gần 14,5 tỷ USD, giảm 2%. Nhật Bản đạt 14,1 tỷ USD, giảm 5,7%./.
Rau quả nhiệt đới hút người dùng, tăng tốc vào EU Những loại trái cây nhiệt đới và mới lạ sẽ thu hút người tiêu dùng EU. Điều này sẽ là thế mạnh cho các nhà xuất khẩu từ các quốc gia có khí hậu nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Dư địa xuất khẩu trái cây Việt Nam sang EU rất lớn. Ảnh: N.Thanh. Do tác động của dịch Covid 19, xuất...