Việt Nam nghiên cứu về SARS-CoV-2 từ dơi
Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Sơn La, các cán bộ của CDC Sơn La và các nhà khoa học của Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư (Bộ Y tế), chuyên gia của Viện Sinh thái – Tài nguyên sinh vật (Bộ Tài nguyên – Môi trường) vừa hoàn thành đợt thu thập mẫu dơi tại 2 huyện Sốp Cộp và Mộc Châu của tỉnh Sơn La.
Khảo sát dơi trong hang dơi ở Sơn La – S.NAM
Hoạt động này nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư và Viện Pasteur của Lào về triển khai nghiên cứu “Xác định nguồn gốc, sự lây truyền và phát tán của chủng Coronavirus SARS-CoV-2 trên động vật và côn trùng tại tỉnh Sơn La, Việt Nam, 2020 – 2021″.
Trong chuyến công tác khảo sát, lấy mẫu trong tháng 3 này, các nhà khoa học đã bắt được 100 con dơi, phục vụ phân loại và lấy mẫu (mỗi con lấy 4 mẫu, gồm: mẫu máu, mẫu phân, mẫu nước tiểu và dịch ngoáy họng) để làm các xét nghiệm phân tích.
Sáng 26.3: Phát hiện 2 ca Covid-19 nhập cảnh trái phép ở Hải Phòng, TP.HCM
Trước đó, từ đầu tháng 3, các nhà khoa học đã tiến hành khảo sát và bắt dơi tại 5 địa điểm trên địa bàn Sơn La, gồm: xã Mường Lèo, xã Mường Và, xã Sốp Cộp thuộc H.Sốp Cộp; TT.Mộc Châu, thuộc H.Mộc Châu.
Dự kiến, trong tháng 5 tới, đoàn công tác sẽ trở lại các địa điểm trên để tiếp tục thu thập mẫu dơi phục vụ nghiên cứu.
Theo Bộ Y tế, nhiều năm qua, Việt Nam đã hợp tác với các nước trong phòng chống bệnh truyền nhiễm mới nổi; trong đó có phòng chống kháng kháng sinh, bệnh lây từ động vật sang người, an ninh và an toàn sinh học, tiêm chủng…
Bác sĩ Nhiệt đới Trung ương lý giải vì sao thanh niên Hà Nội vừa dương tính Covid-19 lại âm tính ngay?
Có thể bệnh nhân tái dương tính hoặc dương tính giả do dương tính chéo với một chủng virus corona khác hoặc tạp nhiễm chứng dương trong phòng xét nghiệm.
Vắc-xin Covid-19 của Pfizer và BioNTech đối mặt với khó khăn (Ảnh minh họa)
Sau gần 2 tháng được chữa khỏi Covid-19, ngày 15/11 vừa qua, nam thanh niên 21 tuổi có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, song chỉ một ngày sau kết quả xét nghiệm lại đã âm tính.
Tình huống này khiến nhiều người thắc mắc, lý giải về kết quả xét nghiệm của trường hợp trên, BSCKII Nguyễn Trung Cấp, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết có thể xảy ra hai tình huống.
Thứ nhất, có thể bệnh nhân tái dương tính (điều này ít có khả năng vì bệnh nhân đã khỏi lâu).
Thứ hai, có thể bệnh nhân dương tính giả do dương tính chéo với một chủng virus corona khác hoặc tạp nhiễm chứng dương trong phòng xét nghiệm. "Xác suất dương tính giả rất thấp nhưng vẫn có", BS Cấp nhấn mạnh.
Trên thế giới cũng ghi nhận khá nhiều trường hợp có tái dương tính (thường là dương tính "yếu") sau khi đã xuất viện. Hiện cũng chưa có bằng chứng về khả năng lây nhiễm của các trường hợp tái dương tính ở mẫu ngoáy họng sau hồi phục, chưa phân lập được virus sống trong mẫu, cho dù lúc đầu nhiễm các chủng có khả năng lây lan mạnh.
Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu cho rằng việc tái dương tính với SARS-CoV-2 là tình trạng bệnh nhân còn sót lại các vật liệu di truyền.
Được biết, ngay sau có kết quả dương tính do viện Nhi Trung ương xét nghiệm, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cũng đã lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm lại lần nữa, đồng thời xét nghiệm lại trên mẫu Bệnh viện Nhi Trung ương đã thực hiện. Ngoài xét nghiệm RT, PCR, Viện sẽ làm cả xét nghiệm xác định kháng thể.
Trao đổi thêm với phóng viên, TS Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết: "Tất cả 50 trường hợp được lấy mẫu xét nghiệm đều đã có kết quả âm tính với SARS-CoV-2, trong đó có người trong gia đình, tiếp xúc hằng ngày vì thế chúng ta có thể tạm yên tâm. 6 người còn lại ở xa hiện chưa lấy mẫu được".
Đây là bệnh nhân Covid-19 số 1032, nam, 21 tuổi, nhập cảnh từ Nga về Việt Nam ngày 10/8, được cách ly tập trung tại Hải Dương. Ngày 25/8, bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 nên được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung, Đông Anh từ đó đến ngày 17/9. Trong thời gian này, bệnh nhân được lấy mẫu làm xét nghiệm 7 lần, trong đó chỉ có 1 lần cho kết quả dương tính vào ngày 26/8, tức ngay sau khi nhập viện.
Ngày 7/11, bệnh nhân vào khám tại Bệnh viện Giao thông vận tải Hà Nội được chẩn đoán sốt virus và được cho về điều trị tại nhà. Ngày 14/11, bệnh nhân xuất hiện sốt 39 độ, người mệt mỏi, vào khám lần 2 được Bệnh viện Giao thông vận tải Hà Nội lấy mẫu PCR gửi Bệnh viện Nhi Trung ương. Kết quả xét nghiệm ngày 15/11 là dương tính SARS-CoV-2.
Ngày 16/11, kết quả xét nghiệm lại tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương là âm tính.
Đến nay tại Việt Nam, tất cả các trường hợp tiếp túc và tiếp xúc gần với ca tái dương tính đều có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, chưa ghi nhận trường hợp nhiễm thứ phát sau tái dương tính.
Viện Pasteur TP HCM Hồ Chí Minh, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng đã tiến hành xét nghiệm phân lập virus một số trường hợp tái dương tính. Kết quả cho thấy những mẫu bệnh phẩm dương tính "yếu" đều không ghi nhận có virus sống sau nuôi cấy, nghĩa là không lây nhiễm hoặc khả năng lây nhiễm rất thấp.
Hệ vi sinh đường ruột giúp chống lại Covid-19 Hàng tỉ lợi khuẩn sống trong đường ruột là tuyến đầu của hệ thống miễn dịch con người, giúp chống lại nhiều loại bệnh truyền nhiễm, trong đó có Covid-19, theo tờ South China Morning Post (SCMP). Sữa chua là một trong những nguồn cung cấp lợi khuẩn rất tốt - SHUTTERSTOCK Tiến sĩ - bác sĩ Frank Lipman, tác giả của 5...