Việt Nam nghiên cứu thành công vắc xin cúm A/H5N1 và cúm A/H1N1
Việc tự sản xuất được vắc xin cúm trong nước, VN có thể chủ động, kịp thời hơn trong phòng chống các đại dịch cúm trong tương lai.
Các chuyên gia dịch tễ cho biết đặc điểm dịch tễ của cúm A là có tỷ lệ mắc và tử vong cao, phạm vi lớn khắp thế giới với tỷ lệ mắc và chết cao, là hậu quả của sự biến đổi kháng nguyên – sự thay thế của kháng nguyên haemaglutinin mới (có hoặc không kèm sự thay đổi kháng nguyên neuramidaza) tại một quần thể không có miễn dịch trước đó.
Đại dịch và sự biến đổi kháng nguyên là điều không thể dự đoán và không xẩy ra thường xuyên. Đã có ít nhất 4 đại dịch xảy ra vào năm 1918 ( A/H1N1), 1957 (cúm châu Á A/H2N2) và 1968 (cúm Hong Kong A/H3N2) và mới nhất là đại dịch cúm A/H1N1 năm 2009.
Với tình hình dịch tễ của virút cúm A trên thế giới cũng như Việt Nam vẫn đang diễn ra rất phức tạp, cùng với thói quen nuôi gia cầm ngay tại nhà của người dân, nguy cơ bùng phát các dịch cúm ở Việt Nam là rất lớn. Với việc nghiên cứu thành công quy trình sản xuất vắcxin cúm có ý nghĩa rất thiết thực, góp phần chủ động phòng chống dịch bệnh, tránh lây lan trong cộng đồng.
Sản xuất vắc xin bằng kỹ thuật di truyền ngược
Ngay sau khi virút cúm A/H5N1 được phân lập ở các bệnh nhân tại ViệtNam, Công ty Vắc xin và sinh phẩm số 1 (VABIOTECH) đã tiến hành nghiên cứu phát triển vắcxin cúm A/H5N1. Bằng sự nỗ lực, sáng tạo của các nhà khoa học trong công ty và sự hợp tác quốc tế với nhiều tổ chức có uy tín trên thế giới, quy trình sản xuất vắc xin cúm A/H5N1 trên tế bào thận khỉ đã được nghiên cứu thành công, các loạt vắc xin thử nghiệm đầu tiên cũng đã được sản xuất và tiến hành thử nghiệm trên lâm sàng cho kết quả rất khả quan.
Video đang HOT
Công ty đã tạo ra chủng virút sản xuất vắc xin rg-H5N1 bằng kỹ thuật di truyền ngược. Trong nghiên cứu này, hệ thống plasmid được dùng là 12 plasmid, bao gồm: 2 plasmid mang gen haemagglutinin (HA) và neuraminidase (NA) của virut H5N1 (A/Vietnam/1194/2004), trong đó gen HA đã được loại bỏ phần gen liên quan tới độc tính của virút 6 plasmid mang 6 gen còn lại là của virút cúm A/PR/8/34 4 plasmid mang gen của virút cúm A/PR/8/34 biểu hiện 4 protein trợ giúp.
Cùng với những sáng tạo của mình, áp dụng vào tình hình cụ thể tại Việt Nam chủng virút cúm rg-H5N1 được tạo bởi kỹ thuật di truyền ngược với sự hợp tác của tiến sỹ Yoshihiro Kawaoka, Trường Đại học Tổng hợp Tokyo Nhật Bản bằng cách chuyển nhiễm các plasmid vào tế bào thận khỉ tiên phát và phục hồi virút tái tổ hợp rgH5N1 mới tạo ra trên tế bào thận khỉ tiên phát và sau này thích ứng được trên tế bào thận khỉ tiên phát với hiệu giá cao đảm bảo cho sản xuất vắcxin sau này có hiệu quả. Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên trên thế giới theo kỹ thuật này.
Quy trình sản xuất vắc xin cúm do VABIOTECH nghiên cứu phát triển là công nghệ sản xuất dựa trên nuôi tế bào, khác biệt hẳn với công nghệ sản xuất truyền thống sản xuất trên trứng gà có phôi. Với việc sử dụng tế bào thận khỉ tiên phát (PMKc) cho sản xuất vắcxin cúm đem lại những ưu điểm so với các công nghệ đã có. Tế bào PMKc rất phù hợp cho rất nhiều chủng virút cúm khác nhau, có thể đáp ứng được sự thay đổi hàng năm về chủng virút cúm sản xuất vắcxin theo đúng như khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới.
Không như trứng gà có phôi, tế bào PMKc có thể dùng để nhân các virút cúm độc lực cao như chủng cúm gia cầm A/H5N1. Đây cũng là tế bào tiên phát do đó công nghệ sản xuất vắcxin cúm đơn giản hơn công nghệ sản xuất trên trứng gà có phôi (đòi hỏi phải loại bỏ Albumin trứng gà) và trên tế bào thường trực MDCK, Vero (đòi hỏi loại bỏ AND tế bào).
Tế bào PMKc đã được sử dụng để sản xuất các vắcxin khác đã được thương mại hóa và sử dụng rộng rãi cho người dân như vắcxin bại liệt và vắcxin viêm gan A cho thấy có tính an toàn cao. Đặc biệt, sử dụng tế bào PMKc có thể tận dụng được nguồn nguyên liệu đầu vào là khỉ Maccaca Mulatta sẵn có của Việt Nam (đảo Rều tại Quảng Ninh là nơi chuyên nuôi khỉ Maccaca Mulatta phục vụ cho sản xuất vắcxin).
Vắc xin cúm A/H5N1 là sản phẩm an toàn
Công ty Vắc xin và sinh phẩm số 1 (VABIOTECH) khẳng định 6 loạt vắc xin cúm A/H5N1 và 3 loại vắc xin cúm A/H1N1 đã được sản xuất thử nghiệm ở quy mô phòng thí nghiệm và kiểm tra chất lượng về các tiêu chuẩn yêu cầu cho phát triển một vắcxin cúm của Tổ chức Y tế Thế giới. Kết quả cho thấy tất cả các loạt đều đạt các tiêu chuẩn cho một vắc xin cúm về mặt an toàn chung, chí nhiệt tố, công hiệu (SRID), thành phần hóa học, tính chất lý hóa…
Theo đó, vắc xin cúm A/H5N1 đã hoàn thành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I, II và đang được tiến hành giai đoạn III. Kết quả giai đoạn I và II cho thấy vắcxin cúm A/H5N1 (FLUVAX) do VABIOTECH sản xuất, an toàn trên người tình nguyện, không gây ra các phản ứng không mong muốn trầm trọng, chủ yếu là chỉ là đau tại chỗ tiêm thoảng qua và tự khỏi sau 24 giờ mà không cần điều trị. Các chỉ số sinh hóa ở những người tình nguyện sau khi tiêm vắcxin là bình thường. Vắc xin cúm A/H5N1 sản xuất theo công nghệ đã nghiên cứu cho kết quả đáp ứng miễn dịch tốt ở 100% các đối tượng được tiêm từ liều 7,5mcg trở lên, đáp ứng tiêu chuẩn của châu Âu.
Riêng vắc xin cúm đại dịch A/H1N1 đã kết thúc phần nghiên cứu tiền lâm sàng và đang chuẩn bị hồ sơ xin phép Bộ Y Tế tiến hành đánh giá trên thực địa lâm sàng trong năm 2012.
Với kết quả đạt được, công trình “Nghiên cứu sản xuất vắcxin cúm A (H5N1) và cúm A (H1N1)” của Công ty Vắc xin và sinh phẩm số 1 đã được Bộ Y tế công nhận là 1 trong 26 thành tựu y, dược nổi bật. Đặc biệt, với việc tự sản xuất được vắcxin cúm trong nước, Việt Nam có thể chủ động, kịp thời hơn trong phòng chống các đại dịch cúm trong tương lai, không bị phụ thuộc quá nhiều vào vắc xin do nước ngoài cung cấp. Thành công trong nghiên cứu sản xuất vắcxin cúm trong nước cũng giúp làm giảm giá thành vắc xin cúm, giúp cho số lượng người có thể tiếp cận với vắcxin cúm được đông hơn.
Theo TTXVN
Cảnh báo thịt bẩn mùa dịch cúm
Lực lượng thú y TPHCM liên tục phá các lò thịt bẩn. Trong khi đó gia cầm, gia súc trôi nổi vẫn hằng ngày đưa vào TP, gây lo ngại lây lan dịch bệnh ảnh hưởng sức khỏe người dân.
Một vụ giết mổ lậu, bơm bã đậu vào gia cầm trôi nổi bị Trạm thú y Bình Chánh phát hiện, xử lý
Tính từ đầu năm đến đầu tháng 2, riêng Trạm thú y H.Bình Chánh phát hiện, xử lý 135 vụ vi phạm về kinh doanh, giết mổ lậu gia súc, gia cầm tang vật thu giữ gồm 42 con heo sống, 4.198 con gia cầm, 17.669 quả trứng gia cầm, 2.366 kg thịt gia súc, gia cầm.
Riêng ngày 8/2, Trạm thú y Bình Chánh phát hiện 15 vụ vi phạm kinh doanh, giết mổ lậu gia cầm, tịch thu 3.600 quả trứng gia cầm, 72 con gia cầm trôi nổi.
Trước đó, chỉ trong rạng sáng ngày 4/2, tổ kiểm tra liên ngành đã phát hiện 7 trường hợp vận chuyển, kinh doanh, giết mổ gia súc, thịt, trứng gia cầm trôi nổi. Mới đây, ngày 16.2, tổ liên ngành thú y H.Bình Chánh kiểm tra tại địa chỉ F1/38R tổ 1, ấp 6, xã Vĩnh Lộc A, phát hiện bà Nguyễn Thị Thúy thu gom, phân phối gia cầm trái phép, tạm giữ hơn 1,8 tấn gia cầm.
Thịt gia súc bệnh cũng đã được phát hiện. Ngày 13/2, lực lượng thú y H.Bình Chánh phối hợp với UBND xã Vĩnh Lộc B kiểm tra nhà không số địa chỉ tổ 3, ấp 6, xã Vĩnh Lộc B, phát hiện bà Lê Thị Tới (ngụ Q.8) chế biến heo quay "chui". Tại hiện trường có 20 con heo đã giết mổ với trọng lượng gần nửa tấn thịt, chế biến trên nền đất, heo không qua kiểm soát giết mổ, không có giấy chứng nhận kiểm dịch. Đáng báo động vì số heo này bị xuất huyết toàn thân, có dấu hiệu của bệnh truyền nhiễm.
Ông Khương Trần Phúc Nguyên, Trưởng trạm thú y H.Bình Chánh, nói: "Nếu không phát hiện, xử lý kịp thời thì số thịt heo bệnh này sẽ đưa ra thị trường, người dân ăn nhằm thịt heo bệnh rất nguy hiểm". Cũng theo ông Nguyên, trước đó cán bộ của trạm phối hợp với lực lượng chức năng cũng đã phát hiện trên địa bàn huyện trường hợp tương tự, heo bị xuất huyết được đối tượng thu mua giá rẻ từ các vùng dịch, lén lút đưa về lò giết mổ để chế biến, đưa ra thị trường.
Theo bà Đặng Thị Tuyết, Trưởng trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức, chỉ trong 3 ngày từ 16-18.2, tổ liên ngành của trạm đã phát hiện, xử lý 6 vụ vận chuyển, kinh doanh gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc. Trong đó, tang vật vi phạm rất phong phú, từ thịt heo, gà vịt, phụ phẩm trâu bò cho đến... thịt chó. Hình thức vận chuyển cũng đa dạng, thịt bẩn chứa trong khoang hành lý, hành khách của xe khách đường dài, vận chuyển bằng xe máy đối tượng thường chạy lòng vòng né tránh trạm kiểm dịch, tìm cách đưa vào TP tiêu thụ.
Ngoài thịt bẩn, người tiêu dùng còn có nguy cơ bị "móc túi". Hiện nay có hiện tượng gian lận trọng lượng là bơm nước vào thịt gia súc. Ngày 16/2, tổ liên ngành H.Bình Chánh kiểm tra tại địa chỉ C13/19 KP.3, thị trấn Tân Túc phát hiện bà Võ Thị Kim Phượng tổ chức giết mổ gia cầm trái phép, thu giữ 197 con gia cầm, dụng cụ bơm nước, bơm bã đậu vào gia cầm để gian lận trọng lượng.
Ông Huỳnh Văn Hiếu, cán bộ Trạm thú y Bình Chánh cảnh báo hiện tượng trà trộn thịt bẩn vào thịt sạch. Theo đó, đối tượng giết mổ lậu mua một ít thịt sạch, có dấu kiểm dịch ở các chợ đầu mối để che mắt cán bộ thú y, khi người tiêu dùng mua hàng thì họ giao thịt bẩn.
Theo Hoàng Việt
Thanh niên
Lẩu ngon nhờ... "hàng nằm" Gà vịt chết được gọi là "hàng nằm". "Dân làm lẩu toàn lấy loại hàng này, mất cánh hoặc thâm tím cũng không vấn đề gì", anh P., chủ gian hàng buôn bán gia cầm tại chợ đầu mối phía Nam (Hà Nội), tiết lộ. Cúm A (H5N1) đang bùng phát trở lại sau 2 năm vắng bóng khiến 2 người vừa tử...