Việt Nam nghiên cứu sâu về hệ vi khuẩn chí đường tiêu hóa

Theo dõi VGT trên

Việc đưa lợi khuẩn can thiệp trực tiếp vào trong cách thức điều trị của một số bệnh về tiêu hóa là một phương pháp hiệu quả để kiểm soát các bệnh lý này.

Vì thế, những nghiên cứu về hệ vi khuẩn đường tiêu hóa sẽ giúp xác định các chủng vi sinh vật chủ yếu của từng loại bệnh, để sử dụng các lợi khuẩn trúng đích.

Việt Nam nghiên cứu sâu về hệ vi khuẩn chí đường tiêu hóa - Hình 1

GS, TS Đào Văn Long, Chủ tịch Hội đồng sáng lập Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật.

Với sự tham gia của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực tiêu hóa trong và ngoài nước tới từ các viện nghiên cứu hàng đầu của các nước Anh, Brazil, Mỹ, Thụy Điển, Nhật Bản, Hàn Quốc…, sáng 29-9, Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật tổ chức Hội nghị khoa học quốc tế “Thiết lập mạng lưới Microbiome toàn cầu” (Bridging Basic and Clinical Science for Gut Health) cung cấp nhiều thông tin quý giá về vai trò của hệ vi khuẩn chí đường ruột trong các bệnh lý tiêu hóa.

Bệnh viêm đường tiêu hóa đang gia tăng nhanh ở châu Á

Theo GS, TS Đào Văn Long, Chủ tịch Hội đồng sáng lập Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật cho biết, thành phần và sự thay đổi của hệ vi sinh đường ruột đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và bệnh tật của con người. Các bệnh của đường tiêu hóa, bệnh tim mạch, ung thư, bệnh về chuyển hóa, cũng như các rối loạn tâm thần, thậm chí là béo phì… có liên quan chặt chẽ với các vi sinh vật nhỏ bé này.

GS, TS Hidemi Goto (Giám đốc Quỹ Y tế công và Phát triển nhân lực, Giáo sư Đại học Nagoya, Giám đốc Bệnh viện Meijo, Nhật Bản) cho biết, bệnh viêm đường ruột (IBD) đang gia tăng nhanh ở Nhật Bản và châu Á. Nguyên nhân chủ yếu là do thói quen ăn uống của người bệnh, sử dụng thực phẩm từ thịt nhiều khiến mất cân bằng dinh dưỡng. Trước đây, bệnh lý này xuất hiện nhiều tại các nước châu Âu nhưng giờ là một bệnh lý gia tăng tại các nước châu Á. Là một bệnh lý mạn tính, không thể điều trị triệt để, việc nghiên cứu các loại thuốc điều trị bệnh viêm ruột mãn tính rất cần thiết.

Việt Nam nghiên cứu sâu về hệ vi khuẩn chí đường tiêu hóa - Hình 2

GS, TS Hidemi Goto.

Video đang HOT

Trong thời gian gần đây, microbiota của hệ tiêu hóa đã trở thành một vấn đề thời sự trong y học, thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu về vi sinh, sinh hóa, sinh học phân tử, tin sinh học và cả trong khám chữa bệnh của các bác sĩ. Các ứng dụng hiện nay của microbiota trong đời sống và thực hành lâm sàng là rất đa dạng, điển hình là việc sử dụng các lợi khuẩn (probiotic) ở Việt Nam đang là một chủ đề khoa học khá mới mẻ.

Hiện nay, Việt Nam đã đưa vi khuẩn chí đường ruột (microbiome) vào can thiệp một số bệnh lý như loét dạ dày tá tràng. Ngoài sử dụng thuốc ức chế a xít và kháng sinh, việc bổ sung vi khuẩn lợi khuẩn trong điều trị bệnh này đã làm giảm tác dụng phụ của thuốc kháng sinh. Microbiom cũng được sử dụng hiệu quả trong hỗ trợ điều trị bệnh tiêu chảy.

Hướng nghiên cứu mới của Việt Nam về microbiome

GS, TS Đào Văn Long nhấn mạnh, thực tế, Việt Nam có rất ít nghiên cứu về hệ vi khuẩn đường tiêu hóa. Chúng ta chưa có những nghiên cứu xác định chủng vi sinh vật chủ yếu, chưa có ngân hàng về gen của hệ vi sinh vật.

Vì thế, nhiệm vụ của các nhà nghiên cứu và các bác sĩ tiêu hóa là cần xác định các chủng chính trong hệ vi sinh đường tiêu hóa của người Việt; Hệ gen và việc xây dựng ngân hàng gen của những chủng vi sinh vật này, các bệnh lý liên quan đến hệ vi sinh đường ruột; vấn đề sử dụng các probiotic (các lợi khuẩn), các prebiotic (các chất giúp lợi khuẩn phát triển), simbiotic (lợi khuẩn kết hợp với chất giúp lợi khuẩn phát triển), trong đời sống và trong thực hành lâm sàng.

“Đây là một vấn đề mà chúng tôi đang nghiên cứu, với sự kết nối của nhiều ngành khoa học như vi sinh, dịch tễ học và lâm sàng. Nghiên cứu sâu này giúp chúng ta hiểu biết về chủng loại vi khuẩn thường hay mắc ở người Việt Nam, để tìm ra mối liên hệ giữa sự rối loạn các biến đổi của vi khuẩn với bệnh tật cụ thể. Kết quả của những nghiên cứu này sẽ hướng tới việc đưa lợi khuẩn can thiệp trực tiếp vào trong cách thức điều trị của một số bệnh”, GS Long cho hay.

Việt Nam nghiên cứu sâu về hệ vi khuẩn chí đường tiêu hóa - Hình 3

TS Đào Việt Hằng.

TS Đào Việt Hằng, Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật cho biết, viện đang hợp tác với Viện nghiên cứu sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ để nghiên cứu về vi khuẩn chí đường ruột ở nhiều vị trí tiêu hóa khác nhau với sự tham gia của 300 người khỏe mạnh. Sau đó, viện sẽ nghiên cứu nhóm đối tượng khoảng 100 người bệnh về bệnh lý gan nhiễm mỡ không do rượu.

Vừa qua, Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật phối hợp với Đại học Essex, Vương quốc Anh đã thành công trong việc xin tài trợ từ quỹ nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Y học Anh quốc (AMS) cho một dự án nhằm triển khai những hướng đi mới trong nghiên cứu microbiome ở bệnh nhân IBD tại Việt Nam.

“Mục đích nghiên cứu của chúng tôi để xây dựng cơ sở dữ liệu về quần thể người Việt Nam khỏe mạnh, tiến tới nghiên cứu trên từng bệnh lý cụ thể. Hướng tiếp cận này sẽ trả lời câu hỏi liên quan đến sinh bệnh học cũng như sự khác biệt về đặc điểm dịch tễ lâm sàng các bệnh lý tiêu hóa. Từ đó, giúp các nhà lâm sàng tối ưu hóa điều trị”, TS Hằng cho hay.

GS, TS Hidemi Goto đánh giá, việc thiết lập mạng lưới microbiome toàn cầu để tạo ra sợ hợp tác giữa các quốc gia trong lĩnh vực này rất quan trọng. “Chúng ta phải tập trung vào những yếu tố tạo nên nguyên nhân gây bệnh ở nhiều quốc gia khác nhau liên quan thói quen ăn uống hằng ngày. Dựa trên nghiên cứu của từng quốc gia, có thể tìm nguyên nhân chính xác cho căn bệnh như bệnh viêm đường ruột mạn tính tại châu Á”, GS cho hay.

GS, TS Hidemi Goto cũng nhấn mạnh, thành công của Nhật Bản trong việc kiểm soát bệnh lý tiêu hóa, đặc biệt là bệnh viêm ruột là nhờ phát hiện sớm. Và ông cũng tin rằng, Việt Nam đang ngày càng phát triển hơn trong lĩnh vực này với việc kiểm soát, đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất cho người bệnh.

Hội nghị khoa học quốc tế “Thiết lập mạng lưới Microbiome toàn cầu” tập trung vào các vấn đề lớn: Các hướng chính về Microbiota đối với sức khỏe và bệnh tật của người ở Việt Nam, đặc biệt là bệnh lý về đường tiêu hóa, gan mật; Vai trò của việc thu thập bộ dữ liệu lớn về gen (ngân hàng gen) của hệ vi sinh đường ruột và các kỹ thuật giải trình tự gen – Mối tương tác của bộ gen vi sinh vật đường ruột với bộ gen của con người; Bệnh lý viêm ruột mạn tính và liên quan của hệ vi sinh đường ruột cũng như tình hình kiểm soát căn bệnh này tại Việt Nam và một số nước trong khu vực; Thảo luận cách thức và những bước đi hướng tới việc thiết lập một mạng lưới quốc tế về Microbiota

Hội nghị là một trong những bước đi đầu tiên tạo ra cầu nối trong việc ứng dụng các thành tựu giữa nghiên cứu cơ bản với nghiên cứu ứng dụng và thực hành trong lâm sàng về microbiota tại nước ta nhằm đóng góp một cách thiết thực trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

THIÊN LAM

Theo nhandan

Lây nhiễm bệnh chỉ vì...đôi đũa

Thói quen ăn chung bát đũa, chấm chung nước chấm... có thể gây lây nhiễm vi khuẩn HP, viêm gan siêu vi A, viêm gan siêu vi E... gây hại cho dạ dày, đường tiêu hóa.

Lây nhiễm bệnh chỉ vì...đôi đũa - Hình 1

Gắp thức ăn cho nhau, uống chung một ly nước, chấm chung một chén mắm... là những thói quen thương gặp ở mỗi bữa ăn gia đình. Tuy nhiên theo các chuyên gia y tế việc "chung đụng" trong ăn uống này, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày.

PGS.TS. Nguyễn Hữu Đức, Giảng viên khoa Dược, Đại học Y dược TP.HCM cho hay việc ăn uống chung đụng có thể gây ra các vi khuẩn gây bệnh lây nhiễm thông qua đường vị. Trong đó có vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori), đây là thủ phạm chính gây ra viêm, loét dạ dày, tá tràng và bệnh ung thư dạ dày.

Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Đức, một trong những nguyên nhân lây nhiễm vi khuẩn HP là thói quen ăn uống "chung đụng" như gắp thức ăn cho nhau, chấm chung chén nước mắm... Ông lấy ví dụ nếu bản thân có vi khuẩn HP trong cơ thể, khi gắp thức ăn cho người khác, chúng ta sẽ vô tình lây nhiễm vi khuẩn có hại này sang cho người khác thông qua đôi đũa của mình.

Lây nhiễm bệnh chỉ vì...đôi đũa - Hình 2


Theo các chuyên gia, việc "chung đụng" trong ăn uống dễ làm lây nhiễm các bệnh về dạ dày, tá tràng. Ảnh: Internet

Cũng theo các tài liệu nghiên cứu y khoa, vi khuẩn HP có nhiều trong mảng cao răng, nước bọt, niêm mạc dạ dày, theo đó chúng lan truyền qua hai đường phân và miệng, trong đó lây do đường miệng phổ biến nhất.

"Hiện nay điều trị viêm loát dạ dày, tá tràng do vi khuẩn HP rất khó. Do đó để phòng bệnh, người tiêu dùng nên tập thói quen giữ vệ sinh cá nhân, tránh ăn uống chung đụng, nhất là khi bị các bệnh viên quan đến dạ dày, tá tràng...", PGS.TS Nguyễn Hữu Đức chia sẻ.

Theo đó khi gắp đồ ăn, tránh để đũa chạm vào những phần thực phẩm còn lại, không khua khoắng đồ ăn chung. Nếu có điều kiện hãy sử dụng riêng dụng cụ ăn uống, nhất là chén nước chấm, hoặc sử dụng riêng thìa/đũa cho việc gắp thức ăn.

"Trong trường hợp bắt buộc, nếu phải gắp thức ăn cho người, chúng ta có thể đổi đầu đũa hoặc lấy một đôi đũa khác để gắp, điều này giảm khả năng lây nhiễm các vi khuẩn có hại cho sức khỏe", PGS.TS Đức đưa ra lời khuyên.

HẠ QUYÊN

Theo PLO

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bé gái 19 tháng tuổi tử vong do bệnh sởi ở Đồng NaiBé gái 19 tháng tuổi tử vong do bệnh sởi ở Đồng Nai
06:13:50 23/01/2025
Uống dung dịch màu hồng nhặt được ở cổng trường, nhiều trẻ nhập viện nguy kịchUống dung dịch màu hồng nhặt được ở cổng trường, nhiều trẻ nhập viện nguy kịch
10:06:57 24/01/2025
4 loại rau 'bán đầy chợ', tốt cho tim mạch4 loại rau 'bán đầy chợ', tốt cho tim mạch
14:05:28 23/01/2025
Bắp cải 'đại kỵ' với 4 nhóm người nàyBắp cải 'đại kỵ' với 4 nhóm người này
10:08:59 24/01/2025
'Kẻ thù' của người bệnh tiểu đường trong ngày Tết'Kẻ thù' của người bệnh tiểu đường trong ngày Tết
09:00:24 23/01/2025
Bổ sung vitamin và khoáng chất giúp ngăn ngừa tóc bạc sớmBổ sung vitamin và khoáng chất giúp ngăn ngừa tóc bạc sớm
09:03:12 23/01/2025
8 phương pháp đơn giản giúp kéo dài tuổi thọ8 phương pháp đơn giản giúp kéo dài tuổi thọ
08:18:54 23/01/2025
Thói quen nhỏ làm khuôn mặt bất đối xứngThói quen nhỏ làm khuôn mặt bất đối xứng
08:20:23 23/01/2025

Tin đang nóng

Bố ruột diva Hồng Nhung sống một mình ở tuổi 85, phải thuê người giúp việcBố ruột diva Hồng Nhung sống một mình ở tuổi 85, phải thuê người giúp việc
17:37:59 24/01/2025
Chồng diễn viên Trái Tim Mùa Thu ngồi tù vì tấn công tình dục chị vợ, toà tuyên kèm 2 phán quyếtChồng diễn viên Trái Tim Mùa Thu ngồi tù vì tấn công tình dục chị vợ, toà tuyên kèm 2 phán quyết
17:40:15 24/01/2025
Phát hiện điểm nhóm sinh hoạt "Hội thánh đức chúa trời mẹ" ngày giáp TếtPhát hiện điểm nhóm sinh hoạt "Hội thánh đức chúa trời mẹ" ngày giáp Tết
18:04:26 24/01/2025
Nhặt đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi giữa trời lạnh giá về nuôi, nhiều năm sau người đàn ông nghèo rớt mồng tơi nhận về một thứNhặt đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi giữa trời lạnh giá về nuôi, nhiều năm sau người đàn ông nghèo rớt mồng tơi nhận về một thứ
16:19:51 24/01/2025
HOT: Minh Hằng chính thức lên tiếng ồn ào tái hợp với Hồ Ngọc Hà: "Em không sai, chị cũng không sai"HOT: Minh Hằng chính thức lên tiếng ồn ào tái hợp với Hồ Ngọc Hà: "Em không sai, chị cũng không sai"
19:48:40 24/01/2025
Xuân Son rạng rỡ xuất viện, về Nam Định ăn TếtXuân Son rạng rỡ xuất viện, về Nam Định ăn Tết
19:47:05 24/01/2025
Vợ Quang Hải lộ mặt mộc kém sắc đưa con trai đi dạo, nhan sắc khác hẳn lúc "lên đồ" quẩy tưng bừng tất niênVợ Quang Hải lộ mặt mộc kém sắc đưa con trai đi dạo, nhan sắc khác hẳn lúc "lên đồ" quẩy tưng bừng tất niên
17:21:44 24/01/2025
Chủ tịch La Liga mời Đỗ Kim Phúc tới Barcelona biểu diễnChủ tịch La Liga mời Đỗ Kim Phúc tới Barcelona biểu diễn
17:23:35 24/01/2025

Tin mới nhất

Tử vong sau uống mật cá trắm chữa viêm phổi

Tử vong sau uống mật cá trắm chữa viêm phổi

10:05:12 24/01/2025
Vài phút sau khi uống, bé xuất hiện tình trạng tím tái, suy hô hấp, tim đập chậm. Trẻ được đưa đến cơ sở y tế địa phương cấp cứu, sau đó chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng nguy kịch, ngừng thở và ngừng tim.
Cần làm gì để tránh tăng cân trong kỳ nghỉ lễ Tết ?

Cần làm gì để tránh tăng cân trong kỳ nghỉ lễ Tết ?

10:00:59 24/01/2025
Đôi khi, mọi người có thể nhầm lẫn giữa cảm giác khát và cảm giác đói. Vậy nên hãy lưu ý, uống đủ nước ưu tiên nước lọc, ăn trái cây hoặc uống nước trái cây không thêm đường.
Chăm sóc ăn uống khi trẻ bị tiêu chảy cấp do Rotavirus

Chăm sóc ăn uống khi trẻ bị tiêu chảy cấp do Rotavirus

09:58:35 24/01/2025
Đảm bảo đủ dinh dưỡng cho trẻ với khẩu phần ăn đủ các nhóm dinh dưỡng đạm, đường, chất béo và rau xanh, các thức ăn nên được chế biến dạng lỏng, mềm dễ tiêu hóa và có thể chia làm nhiều bữa hơn trong ngày.
Vì sao mùa lạnh dễ xảy ra đột quỵ?

Vì sao mùa lạnh dễ xảy ra đột quỵ?

06:37:37 24/01/2025
Khi phát hiện người xung quanh bị đột quỵ, bạn cần gọi ngay cấp cứu và đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất, việc đưa người bệnh đến bệnh viện sớm giúp người bệnh được điều trị kịp thời, hạn chế được các di chứng về sau.
Xác định tình trạng thừa cân, béo phì để tập trung vào đối tượng cần hỗ trợ nhất

Xác định tình trạng thừa cân, béo phì để tập trung vào đối tượng cần hỗ trợ nhất

15:13:03 23/01/2025
Những trường hợp này cần được điều trị bằng các biện pháp can thiệp như chế độ ăn uống, tập luyện và sử dụng thuốc giúp giảm cân, chống béo phì.
Nguy cơ dịch cúm bùng phát dịp Tết, phòng chống thế nào?

Nguy cơ dịch cúm bùng phát dịp Tết, phòng chống thế nào?

14:16:22 23/01/2025
Hay thói quen sinh hoạt thay đổi, trong dịp Tết, nhiều người thức khuya, ăn uống không điều độ, làm suy giảm sức đề kháng, tạo điều kiện cho các bệnh nhiễm trùng.
Lợi ích sức khỏe của trà bạc hà không phải ai cũng biết

Lợi ích sức khỏe của trà bạc hà không phải ai cũng biết

13:24:01 23/01/2025
Bạc hà là một loại thảo mộc quen thuộc, được sử dụng từ lâu trong ẩm thực và y học cổ truyền. Trà bạc hà với hương thơm the mát, dễ chịu không chỉ giúp bạn thư giãn mà còn có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh lý.
Đi bộ buổi sáng hay buổi tối tốt hơn?

Đi bộ buổi sáng hay buổi tối tốt hơn?

08:19:34 23/01/2025
Tuy vậy, việc đi bộ sớm khi chưa kịp ăn sáng không hẳn phù hợp với tất cả mọi người. Với một số người, gắng sức khi bụng đói có thể khiến lượng đường trong máu giảm nhanh, có thể dẫn đến ngất xỉu.
Chuyên gia chia sẻ bí quyết ăn uống dịp Tết để có sức khỏe tốt

Chuyên gia chia sẻ bí quyết ăn uống dịp Tết để có sức khỏe tốt

07:25:00 23/01/2025
Đối với người đang mắc các bệnh tiểu đường, tim mạch, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp cần duy trì chế độ ăn đều, đủ dinh dưỡng và không bỏ thuốc. Việc ăn uống điều độ và uống thuốc đủ liều là vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát bệnh ...
Gia tăng tai nạn lao động dịp cận Tết

Gia tăng tai nạn lao động dịp cận Tết

07:22:23 23/01/2025
Sau khi cắt lọc những chỗ tổn thương, các bác sĩ tiến hành tạo hình vạt da che phủ ngay chỗ bị mất. Theo người nhà của bệnh nhân, trong lúc thái thịt, bệnh nhân vô ý nên bị lưỡi dao cắt đứt búp ngón tay.
Bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp được cứu sống với viện phí 0 đồng

Bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp được cứu sống với viện phí 0 đồng

07:20:04 23/01/2025
Được biết, hoàn cảnh gia đình ông P rất khó khăn. Ông P mất sức lao động nhiều năm do các bệnh phối hợp (tăng huyết áp, đái tháo đường). Vợ bán vé số nuôi cả gia đình.
Nguyên nhân gây sưng mộng răng

Nguyên nhân gây sưng mộng răng

06:20:02 23/01/2025
Sưng mộng răng là một trong các giai đoạn của viêm nướu răng, nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài và không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm khuẩn, sưng viêm và áp xe răng.

Có thể bạn quan tâm

Tai nạn lao động tại nhà máy xi măng ở Nghệ An, 3 người tử vong

Tai nạn lao động tại nhà máy xi măng ở Nghệ An, 3 người tử vong

Tin nổi bật

21:32:21 24/01/2025
Trong lúc vệ sinh lò đốt Silo ở Nhà máy xi măng Sông Lam II (huyện Anh Sơn, Nghệ An), tai nạn lao động đã xảy ra làm 3 công nhân ngạt thở tử vong.
Tổng thống Trump hy vọng không phải tấn công cơ sở hạt nhân Iran

Tổng thống Trump hy vọng không phải tấn công cơ sở hạt nhân Iran

Thế giới

21:30:00 24/01/2025
Đầu năm 2020, cũng chính ông Trump ra lệnh thực hiện vụ ám sát tướng Qassem Soleimani, Tư lệnh lực lượng Quds (thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran), ở phi trường Baghdad (Iraq).
Cha già nằm viện, con trai dọn dẹp nhà cửa vô tình vứt bỏ cả 'gia tài'

Cha già nằm viện, con trai dọn dẹp nhà cửa vô tình vứt bỏ cả 'gia tài'

Lạ vui

21:27:53 24/01/2025
Tranh thủ dọn dẹp nhà cửa do cha già nằm viện, một người đàn ông ở thành phố Vu Hồ, tỉnh An Huy đã vứt đi 2 chiếc chăn bông cũ mà không hay biết đó là nơi giấu tiền của vị thân sinh.
Bắt quả tang hành động xấu hổ của nam shipper, chủ nhà thốt ra 2 chữ khiến nhiều người giật mình

Bắt quả tang hành động xấu hổ của nam shipper, chủ nhà thốt ra 2 chữ khiến nhiều người giật mình

Netizen

21:25:21 24/01/2025
Mới đây, trên mạng xã hội không ngừng chia sẻ một đoạn video ghi lại hình ảnh một tình huống xảy ra khi shipper (người giao hàng) gửi đồ vào trong nhà.
Triệt xóa đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng xuyên biên giới

Triệt xóa đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng xuyên biên giới

Pháp luật

21:24:21 24/01/2025
Bước đầu, cơ quan Công an đã bắt giữ gần 60 đối tượng và làm rõ, từ tháng 5/ 2024 đến nay, các đối tượng đã chiếm đoạt gần 1.000 tỷ đồng của hơn 13 nghìn bị hại trên cả nước.
Gà cúng để nguyên con hay chặt miếng thì đúng? Hóa ra nhiều người vẫn không biết

Gà cúng để nguyên con hay chặt miếng thì đúng? Hóa ra nhiều người vẫn không biết

Trắc nghiệm

21:03:10 24/01/2025
Gà cúng là một vật phẩm không thể thiếu trong mâm cúng gia tiên của người Việt. Tuy vậy, vẫn có nhiều người thắc mắc gà cúng nên để nguyên con hay chặt miếng như bày như mâm cỗ.
2 sao Vbiz vướng tin đã toang vì đàng trai nghi cặp Hoa hậu, đàng gái liên tục có động thái ẩn ý

2 sao Vbiz vướng tin đã toang vì đàng trai nghi cặp Hoa hậu, đàng gái liên tục có động thái ẩn ý

Sao việt

21:02:16 24/01/2025
Mới đây, trên trang cá nhân, MLee bất ngờ đăng tải một đoạn clip chụp ảnh với áo dài. Điều đáng chú ý là ngay mở đầu clip, nàng ca sĩ hé lộ hình ảnh hai bàn tay đang nắm lấy nhau.
"Mẹ 1 con" Son Ye Jin tự tin khoe nhan sắc thật ở tuổi 43 trước "cam thường", vẻ ngoài ra sao mà gây bão MXH?

"Mẹ 1 con" Son Ye Jin tự tin khoe nhan sắc thật ở tuổi 43 trước "cam thường", vẻ ngoài ra sao mà gây bão MXH?

Sao châu á

20:55:46 24/01/2025
Sáng nay (24/1), trên trang cá nhân, Son Ye Jin có đăng tải loạt hình ảnh trong buổi gặp mặt bạn bè những ngày cuối năm.
4 ứng cử viên sáng giá cho ngôi vị Quán quân 'Bước nhảy hoàn vũ 2024'

4 ứng cử viên sáng giá cho ngôi vị Quán quân 'Bước nhảy hoàn vũ 2024'

Tv show

19:42:52 24/01/2025
Quỳnh Nga, Phạm Lịch, Vi Anh và Á hậu Ngọc Hằng đang là những cái tên được dự đoán sẽ chiến thắng tại chung kết Bước nhảy hoàn vũ 2024 đêm 25/1.
Nhà mình lạ lắm - Tập 13: Huân ghen lồng lộn vì thấy 'crush' đi với soái ca

Nhà mình lạ lắm - Tập 13: Huân ghen lồng lộn vì thấy 'crush' đi với soái ca

Phim việt

19:40:04 24/01/2025
Nửa đêm không thấy Phương trong phòng, Huân lo lắng anh chàng Việt kiều hẹn hò riêng với Giang nên đã tìm cách vào được phòng cô.
Đào Nguyễn Ánh nhảy xuống hồ trời rét 10 độ C trong 'Không thời gian'

Đào Nguyễn Ánh nhảy xuống hồ trời rét 10 độ C trong 'Không thời gian'

Hậu trường phim

18:59:43 24/01/2025
Nam diễn viên trẻ Đào Nguyễn Ánh đảm nhận vai Lầu Minh Vương, một Chí Phèo chuyên phá bản làng trong Không thời gian.