Việt Nam nghiên cứu chuyên sâu ung thư
Chương trình hỗ trợ nghiên cứu và công nghệ trong ung thư V-CART khởi động từ ngày 12/12, hỗ trợ nghiên cứu chuyên sâu ung bướu tại Việt Nam.
Chương trình là sáng kiến của Viện Ung thư Quốc gia và Bệnh viện K, với mục tiêu hỗ trợ các nhà khoa học thực hiện nghiên cứu chất lượng cao, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phong phú và tin cậy tại Việt Nam.
“Chương trình tạo tiền đề cho những bước tiến mới về dự phòng, chẩn đoán và điều trị ung thư”, Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn, nói tại lễ khởi động, sáng 12/12.
Mỗi năm chương trình V-CART sẽ tuyển chọn 20 ý tưởng xuất sắc. Từ tháng 1/2021, các ứng viên có thể gửi ý tưởng nghiên cứu về Viện nghiên cứu Ung thư Quốc gia. Sau đó hội đồng chất lượng sẽ đánh giá ý tưởng, lựa chọn những nghiên cứu tiềm năng nhất để hỗ trợ thực hiện. Tác giả sẽ được nhận sự tư vấn hỗ trợ chuyên môn từ các chuyên gia đầu ngành về nghiên cứu ung thư tại Việt Nam và trên thế giới.
Bệnh nhân ung thư thực quản được phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện K. Ảnh: Lê Nga.
Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 165.000 ca ung thư mới, 115.000 ca tử vong. Ước tính, 40% ca ung thư có thể dự phòng, 30% có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Thứ trưởng Thuấn đánh giá Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong chẩn đoán, điều trị, song nhiều bệnh ung thư vẫn còn là thách thức lớn. Ung thư phổi, tụy được xếp vào nhóm bệnh ung thư khó phát hiện sớm. Đa phần bệnh nhân phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn muộn, việc điều trị không còn nhiều ý nghĩa.
Video đang HOT
Phó giáo sư Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K Trung ương, cho biết số bệnh nhân đến khám và điều trị vì ung thư qua từng năm đều tăng. Nhiều nhất là ung thư phổi, dạ dày, ung thư vú, cổ tử cung, đại trực tràng. Đáng lưu ý, xu hướng trẻ hóa bệnh nhân ung thư ở Việt Nam rất rõ.
Theo ông Quảng, Việt Nam luôn kỳ vọng thiết lập bản đồ ung thư. Dựa vào bản đồ dịch tễ có thể nhận định về xu hướng của các bệnh ung thư, từ đó có chiến lược sàng lọc, phát hiện sớm, tập trung nghiên cứu điều trị giúp tăng tỷ lệ chữa khỏi. Tuy nhiên, hiện chưa có kinh phí để triển khai đồng bộ, sắp tới sẽ lập bản đồ ung thư vú đầu tiên.
Bệnh viện K đang thực hiện ba nghiên cứu cấp Nhà nước về ung thư phổi, tụy, khoang miệng. Ngoài ra, còn 5 đề tài cấp Bộ nghiên cứu các loại ung thư khác.
Thứ trưởng Thuấn kỳ vọng chương trình hỗ trợ nghiên cứu chuyên sâu về ung thư lần đầu tiên tại Việt Nam sẽ hội tụ các nhà khoa học trong nước. Chương trình kết nối với thế giới tìm ra các biện pháp hiệu quả để sàng lọc, phát hiện sớm, chẩn đoán sớm, nâng cao tỷ lệ chữa khỏi và chất lượng sống cho người bệnh.
Có 1 loại ung thư đặc biệt "ưa thích" 5 kiểu phụ nữ, cần xét nghiệm di truyền để ngăn ngừa và phát hiện bệnh sớm
Một vài dữ liệu liên quan cho thấy nữ giới có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao hơn nam giới gấp ba lần. Vậy những kiểu phụ nữ như thế nào là người dễ bị bệnh hơn?
Một vài năm gần đây, so với những căn bệnh phổ biến như ung thư phổi, ung thư tuyến tụy, ung thư gan... thì có một căn bệnh ung thư ở vùng cổ lại đột ngột tăng lên 30%. Loại ung thư này phát triển rất nhanh và có tên gọi là ung thư tuyến giáp.
Tuyến giáp thực chất là một tuyến nội tiết, tương đối nhỏ và nằm ẩn dưới vùng cổ của chúng ta. Phía sau tuyến giáp là cơ quan thực quản, vị trí của nó không dễ để phát hiện sớm và hầu hết các triệu chứng đều không rõ ràng nên người ta thường gọi là ung thư biểu mô. Thậm chí, có nhiều bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp phải đi khám nội soi mới phát hiện mình mắc bệnh.
Tại sao nữ giới lại dễ mắc ung thư tuyến giáp?
Ung thư tuyến giáp thực sự liên quan đến hormone estrogen và cũng không thể tách rời khỏi tử cung và ngực của phái nữ. Nữ giới khi tiến những mốc giai đoạn đặc biệt, chẳng hạn như tuổi dậy thì hay thời kỳ mãn kinh thì hormone estrogen đều sẽ tăng lên. Lúc này, tuyến giáp rất dễ xảy ra vấn đề. So với nam giới thì trong cơ thể nữ giới chắc chắn sẽ có nhiều nội tiết tố nữ hơn, đó là lý do khiến phái nữ dễ mắc ung thư tuyến giáp nhiều hơn.
5 kiểu nữ giới dễ có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp
1. Yếu tố di truyền gia đình
Nếu gia đình bạn có tiền sử người thân mắc ung thư tuyến giáp thì bạn nên chủ động đi kiểm tra xem mình có nguy cơ mắc bệnh hay không. Bởi ung thư tuyến giáp là một căn bệnh có yếu tố di truyền nên cần tầm soát nguy cơ ngay từ sớm.
2. Tiếp xúc lâu dài với tia bức xạ trong môi trường làm việc hoặc sinh hoạt
Nếu thường xuyên bị các chất phóng xạ can thiệp vào cơ thể, từ máy tính, môi trường làm việc... thì nó sẽ làm thay đổi quá trình chuyển hóa của tế bào tuyến giáp, từ đó làm biến dạng nhân, giảm tiết hormone tuyến giáp và gây ung thư.
3. Thiếu iốt hoặc iốt cao
Iốt có ý nghĩa lớn đối với quá trình tổng hợp thyroxine. Lượng iốt quá cao hoặc quá thấp có thể gây ra những thay đổi trong chức năng hoặc cấu trúc tuyến giáp, từ đó gây hại cho sức khỏe con người.
4. Lối sống sinh hoạt không lành mạnh, thường xuyên thức khuya
Thức khuya là thói quen của nhiều chị em thời nay, nhưng hậu quả thì rất cần chú ý. Thường xuyên thức khuya sẽ làm rối loạn đồng hồ sinh học và khiến hormone nội tiết trong cơ thể bị ảnh hưởng, từ đó làm gia tăng bệnh ung thư tuyến giáp.
5. Để cơ thể dư thừa hormone estrogen
Nồng độ estrogen trong cơ thể càng cao sẽ càng thúc đẩy sự xuất hiện của ung thư tuyến giáp, ngoài ra phụ nữ trung niên có lượng estrogen cao cũng rất dễ mắc phải căn bệnh này. Bên cạnh đó, để trì hoãn quá trình lão hóa da, một số người thường dùng các sản phẩm sức khỏe có chứa estrogen nên dễ gây dư thừa hormone này và làm ảnh hưởng tới tuyến giáp.
Bé gái 13 tuổi đau bụng, cứ nghĩ do mới có kinh nguyệt nhưng không ngờ là bị "khối u con gái", bác sĩ nhắc nhở việc cần chú ý để sớm phát hiện ra bệnh Có những dấu hiệu lại cảnh báo bệnh mà trẻ cần được theo dõi và đi khám ngay, trong đó có cả bệnh ung thư. Bé gái nào rồi cũng đến tuổi dậy thì và bỡ ngỡ khi có kinh nguyệt. Mọi việc sẽ thuận lợi hơn cho các bé gái khi được mẹ hoặc người thân hướng dẫn về những thay đổi...