Việt Nam nêu nhiều quan điểm quốc gia tại Hội đồng Nhân quyền LHQ
Đoàn Việt Nam đã có nhiều phát biểu tại các phiên chính thức về các vấn đề khác nhau, thể hiện quan điểm quốc gia, hoặc thay mặt ASEAN với tư cách Đồng Điều phối viên ASEAN năm 2015 tại Khóa họp lần thứ 28 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc.
Trong hai ngày 26-27/3/2015, tại Trụ sở Liên hiệp quốc ở Geneva, Thụy Sỹ, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ LHQ) đã tiến hành các phiên thảo luận cuối cùng.
Một phiên họp của hội đồng nhân quyền liên hợp quốc (Ảnh: AFP)
Phiên họp đã thông qua 34 nghị quyết và quyết định quan trọng, cùng 3 tuyên bố của Chủ tịch HĐNQ tại Khóa họp thường kỳ lần thứ 28. Đoàn Việt Nam do Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Nguyễn Trung Thành, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại LHQ làm Trưởng đoàn tham dự Khóa họp 28.
Các nghị quyết, quyết định được thông qua bằng đồng thuận tại khóa họp lần này liên quan đến nhiều vấn đề được cộng đồng quốc tế quan tâm cao, như thực hiện các quyền kinh tế-văn hóa- xã hội; tăng cường hợp tác quốc tế về nhân quyền; bảo vệ quyền riêng tư trong thời đại kỹ thuật số; tăng cường đầu tư cho quyền trẻ em; bảo đảm cho người khuyết tật tham gia xã hội bình đẳng, môi trường và quyền con người, tự do và khoan dung tôn giáo; ngăn chặn tội ác diệt chủng; tình hình tại Syria, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều tiên, Iran, các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng; việc thiết lập Diễn đàn Dân chủ và Pháp quyền trực thuộc HĐNQ…
Video đang HOT
Đoàn Việt Nam đã chủ động tham gia, tích cực đóng góp vào quá trình thảo luận và thông qua các nghị quyết, quyết định của Khóa 28 trên tinh thần thúc đẩy việc bảo vệ và mở rộng thụ hưởng các quyền của người dân, tôn trọng Hiến chương LHQ, luật pháp và thực tiễn quốc tế cũng như các đặc thù về kinh tế, truyền thống văn hóa và phát triển của các quốc gia, khu vực.
Đoàn Việt Nam cũng nhấn mạnh HĐNQ cần nỗ lực thúc đẩy đối thoại và hợp tác xây dựng, kiên trì tìm các giải pháp cân bằng và thỏa đáng đối với những bất đồng, tránh để HĐNQ bị chính trị hóa làm ảnh hưởng đến uy tín của Hội đồng.
Tại khóa họp này, Việt Nam đã đồng bảo trợ và được Khóa 28 HĐNQ thông qua bằng đồng thuận 05 nghị quyết về thực hiện các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội, về thành lập Chuyên gia Độc lập của LHQ về bảo vệ người bị bệnh bạch tạng, về quyền làm việc, về quyền văn hóa và đa dạng văn hóa, và về quyền lương thực.
Khóa họp thường kỳ lần thứ 28 được tổ chức từ ngày 02-27/3/2015 tại Geneva, Thụy Sĩ, mở đầu cho các hoạt động chính thức của HĐNQ trong năm 2015, là năm thứ hai Việt Nam tham gia với tư cách thành viên HĐNQ nhiệm kỳ 2014-2016.
Trong 4 tuần họp, Đoàn Việt Nam đã có nhiều phát biểu tại các phiên chính thức về các vấn đề khác nhau, thể hiện quan điểm quốc gia, hoặc đại diện ASEAN với tư cách Đồng Điều phối viên ASEAN năm 2015.
Dự kiến Khóa họp thường kỳ tiếp theo của HĐNQsẽ được tổ chức vào tháng 6/2015. Ngày 01/4/2015, HĐNQ sẽ triệu tập khẩn cấp Khóa họp Đặc biệt về tình hình vi phạm nhân quyền do nhóm khủng bố Boko Haram gây ra.
PV
Theo Dantri
Mỹ đưa chiến đấu cơ F-15 đến châu Âu đề phòng Nga
Washington sẽ triển khai 12 máy bay đánh chặn F-15C và khoảng 200 phi công đến châu Âu, một phần trong kế hoạch mà Mỹ cho rằng cần thiết để "bảo vệ các nước thành viên NATO trước Nga".
Một máy bay tiêm kích đánh chặn F-15C Eagles của quân đội Mỹ. (Ảnh: Wiki)
Theo RT, 12 máy bay tiêm kích đánh chặn F-15C Eagles và 200 binh lính từ phi đội số 125 của Không lực vệ quốc Florida vào giữa tháng 4 sẽ đến châu Âu, cụ thể là hai nước Hà Lan và Bulgaria, Lực lượng không quân Mỹ tại châu Âu thông báo.
Chiến đấu cơ F-15C Eagles được trang bị các radar không đối không tiên tiến và thiết bị theo dõi hiện đại, cho phép phi công nhìn thấy hình ảnh trong khoảng cách lớn.
Phi đội 12 chiếc F-15C sẽ thay thế 12 chiếc A-10, mới được triển khai từ căn cứ không quân Davis-Monthan (Mỹ) đến châu Âu từ tháng 2 vừa qua. Phi đội A-10 sẽ được chuyển tới căn cứ Spangdahlem ở Đức, nhưng vẫn hoạt động ở cả Anh và Ba Lan.
Việc triển khai này là một phần của chiến dịch tăng cường triển khai lính Mỹ và tập trận tại châu Âu, điều mà Lầu Năm Góc khẳng định là cần thiết để bảo vệ các đồng minh NATO ở châu Âu khỏi "sự hung hăng của Nga".
Cũng trong kế hoạch này, Lầu Năm Góc mới đây cũng đã triển khai 14 chiến đấu cơ F-16 từ căn cứ Aviano của Ý đến Estonia. Trên bộ, Mỹ gần đây cũng đã tổ chức diễu binh với sự có mặt của nhiều xe bọc thép qua nhiều thủ đô của các nước châu Âu và dọc theo biên giới Nga.
Mátxcơva luôn coi đây là hành động khiêu khích và làm gia tăng căng thẳng trong mối quan hệ Nga- Mỹ, vốn đã xấu đi nhiều sau cuộc khủng hoảng Ukraine.
Thoa Phạm
Theo Dantri/RT
Trung Quốc tung chiến đấu cơ sau vụ bom rơi từ máy bay Myanmar THX đưa tin, ngày 14/3, Người phát ngôn lực lượng Không quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), Đại tá Shen Jinke cho biết nước này đã triển khai các máy bay tiêm kích để tuần tra khu vực biên giới với Myanmar... Ảnh minh họa: Người dân sống ở biên giới Myanmar-Trung Quốc di tản đến thành phố Lashio để...