Việt Nam nên mua ngay ‘đàn em’ của xe tăng T-90MS?
Phiên bản nâng cấp xe tăng T-72M1M được đánh giá là có sức mạnh tiệm cận T-90MS nhưng sẽ có giá rẻ hơn phục vụ cho thị trường xuất khẩu.
Được giới thiệu tại Triển lãm Quốc phòng ADEX 2016 tổ chức tại Azerbaijan từ ngày 27/9 – 30/9/2016, xe tăng T-72M1M hiện là biến thế hệ mới nhất của dòng tăng chủ lực T-72 huyền thoại. Nó được phát triển trên cơ sở khung gầm phiên bản T-72M1 – bản xuất khẩu của T-72A với hệ thống điều khiển hỏa lực bị hạ cấp so với bản nội địa. Các chuyên gia đánh giá, T-72M1M sở hữu nhiều tính năng tương đương với những dòng tăng chủ lực hàng đầu của phương Tây trong khi giá thành rẻ hơn đáng kể. Ngoài mục đích phát triển cho xuất khẩu, T-72M1M cũng sẽ phương án dự phòng khẩn cấp để thay thế cho T-72B3/ T-72B4, chúng sẽ cùng sát cánhvới T-90 hay T-14 Armata trong điều kiện kinh tế Nga tiếp tục trì trệ không cho phép trang bị một số lượng lớn loại tăng T-14 Armata mới nhất.
Khi nhìn qua ngoại hình của T-72M1M, dễ dàng nhận thấy nó là sự kết hợp giữa T-72B3 với T-90MS. Cụ thể, tháp pháo của xe vẫn tương tự như T-72B3 với các module giáp phản ứng nổ Kontakt 5, nhưng thân xe lại được sơn ngụy trang màu vàng và lắp giáp Relikt cùng giáp lồng chống đạn diệt tăng với giống T-90MS. Về hỏa lực, T-72M1M trang bị pháo nòng trơn 2A46M-5 cỡ 125 mm bắn được các loại đạn mới nhất cùng tên lửa chống tăng AT-11, kính ngắm Sosnar-U của pháo thủ, kính ngắm toàn cảnh PNK-4S cho trưởng xe, súng máy NSVT được điều khiển từ xa cùng hệ thống bám bắt mục tiêu tự động BARV. Xe tăng T-72M1M được trang bị động cơ V-92SF công suất 1.130 mã lực giống trên tăng như T-90MS. Với động cơ này T-72M1M vượt hẳn phiên bản T-72B3 trước đó vốn chỉ có động cơ hơn 800 mã lực. Như thế với những thay đổi này T-72M1M đã gần tiệm cận sức chiến đấu giống như T-90MS.
Điều khiến T-72M1M thua T-90MS là không có hệ thống phòng vệ chủ động Shtora-1 hay Arena. Sự sống sót trên chiến trường chỉ trông cậy vào giáp tăng cùng giáp phản ứng nổ Kontakt 5,với những loại tên lửa tiên tiến ngày thì việc trang bị như thế chưa được coi là giải pháp tối ưu. Với những cải tiến này T-72M1M được đánh giá là vừa đủ tính năng chiến đấu, đáp ứng được trong môi trường tác chiến hiện đại. Với điều kiện hiện tại khi mà những chiếc tăng T54/55 đã luống tuổi thì việc chọn những chiếc T-72M1M là giải pháp giúp thay máu lực lượng tăng thiết giáp của Việt Nam, đáp ứng được những khốc liệt của chiến trường hiện đại.
Được giới thiệu tại Triển lãm Quốc phòng ADEX 2016 tổ chức tại Azerbaijan từ ngày 27/9 – 30/9/2016, xe tăng T-72M1M hiện là biến thế hệ mới nhất của dòng tăng chủ lực T-72 huyền thoại. Nó được phát triển trên cơ sở khung gầm phiên bản T-72M1 – bản xuất khẩu của T-72A với hệ thống điều khiển hỏa lực bị hạ cấp so với bản nội địa.
Các chuyên gia đánh giá, T-72M1M sở hữu nhiều tính năng tương đương với những dòng tăng chủ lực hàng đầu của phương Tây trong khi giá thành rẻ hơn đáng kể.
Ngoài mục đích phát triển cho xuất khẩu, T-72M1M cũng sẽ phương án dự phòng khẩn cấp để thay thế cho T-72B3/ T-72B4, chúng sẽ cùng sát cánhvới T-90 hay T-14 Armata trong điều kiện kinh tế Nga tiếp tục trì trệ không cho phép trang bị một số lượng lớn loại tăng T-14 Armata mới nhất.
Video đang HOT
Khi nhìn qua ngoại hình của T-72M1M, dễ dàng nhận thấy nó là sự kết hợp giữa T-72B3 với T-90MS.
Cụ thể, tháp pháo của xe vẫn tương tự như T-72B3 với các module giáp phản ứng nổ Kontakt 5, nhưng thân xe lại được sơn ngụy trang màu vàng và lắp giáp Relikt cùng giáp lồng chống đạn diệt tăng với giống T-90MS.
Về hỏa lực, T-72M1M trang bị pháo nòng trơn 2A46M-5 cỡ 125 mm bắn được các loại đạn mới nhất cùng tên lửa chống tăng AT-11, kính ngắm Sosnar-U của pháo thủ, kính ngắm toàn cảnh PNK-4S cho trưởng xe, súng máy NSVT được điều khiển từ xa cùng hệ thống bám bắt mục tiêu tự động BARV.
Xe tăng T-72M1M được trang bị động cơ V-92SF công suất 1.130 mã lực giống trên tăng như T-90MS. Với động cơ này T-72M1M vượt hẳn phiên bản T-72B3 trước đó vốn chỉ có động cơ hơn 800 mã lực. Như thế với những thay đổi này T-72M1M đã gần tiệm cận sức chiến đấu giống như T-90MS.
Điều khiến T-72M1M thua T-90MS là không có hệ thống phòng vệ chủ động Shtora-1 hay Arena. Sự sống sót trên chiến trường chỉ trông cậy vào giáp tăng cùng giáp phản ứng nổ Kontakt 5,với những loại tên lửa tiên tiến ngày thì việc trang bị như thế chưa được coi là giải pháp tối ưu.
Với những cải tiến này T-72M1M được đánh giá là vừa đủ tính năng chiến đấu, đáp ứng được trong môi trường tác chiến hiện đại.
Với điều kiện hiện tại khi mà những chiếc tăng T54/55 đã luống tuổi thì việc chọn những chiếc T-72M1M là giải pháp giúp thay máu lực lượng tăng thiết giáp của Việt Nam, đáp ứng được những khốc liệt của chiến trường hiện đại.
Theo Soha News
Cận cảnh bộ giáp "khủng" trên T-90MS mà Việt Nam mua
Xe tăng T-90MS mà Việt Nam có thể đã nhập khẩu sở hữu hệ thống giáp bảo vệ đa lớp vượt trội hơn cả tăng T-90A Quân đội Nga đang dùng.
Xe tăng T-90MS là phiên bản nâng cấp của mẫu T-90S dành cho mục đích xuất khẩu thuộc dòng xe tăng chiến đấu chủ lực T-90A Vladimir do Tập đoàn Uralvagonzavod phát triển cho Quân đội Nga. Theo quảng cáo của nhà sản xuất, T-90MS sở hữu nhiều hệ thống nâng cấp vượt trên cả T-90A/S như hệ thống động cơ, hệ thống điều khiển hỏa lực và đặc biệt là giáp bảo vệ.
Trong đó, giáp phản ứng nổ của T-90MS được cho là tốt hơn hẳn loại Kontakt-V đang trang bị trên các xe tăng T-90A/S cũng như phiên bản nâng cấp của T-72 (như T-72B3). Cụ thể, đó là giáp phản ứng nổ "Relikt" được thiết kế bởi tổ hợp NII Stali OKR "Kactus" và "Relikt" với các mảnh giáp nổ loại 4S23. Giáp Relikt được đánh giá là có khả năng hấp thụ gần như hầu hết động năng của các tên lửa chống tăng một khi chúng tiếp xúc hay phát nổ trên lớp giáp này.
Phía đằng sau tháp pháo và thân xe được trang bị các tấm giáp lồng chống đạn súng chống tăng RPG hoặc đạn xuyên giáp sử dụng hiệu ứng nổ lõm (HEAT).
Các nhà khoa học Nga tự hào Relikt là thiết bị giáp phản ứng nổ tối ưu nhất thế giới, chưa có sản phẩm nào sánh bằng kể cả ở nước ngoài hay Nga. Theo một số so sánh, độ dày giáp chống đạn APFSDS trên T-90MS với Relikt là 1.100-1.300mm thép đồng nhất RHA tương đương (với T-90A cùng Kontakt-5 là 800-830); độ dày chống đạn nổ lõm là 1.350mm thép RHA (với T-90A và Kontakt-5 là 1.150-1350).
Điểm mạnh của Relikt là khả năng đối phó với cả đạn tốc độ cao và thấp, dễ dàng tháo lắp do được chế tạo theo dạng module. T-90MS được lắp hệ thống giáp phản ứng nổ Relikt ở hai bên hông, phía trước và quanh tháp pháo. Đối với phần phía trước tháp pháo của T-90, loại đầu đạn hai lượng nổ (tandem) hay đạn lõm có 2 tầng, đều bị cản rất mạnh.
Ngoài hệ thống phòng vệ chủ động Shtora-1 (thiếu đèn hồng ngoại), xe tăng T-90MS còn được bổ sung hệ thống cảnh báo sớm nhờ việc lắp đặt thiết bị cảm biến xung quanh tháp pháo, cho phép báo động khi xe bị ngắm bắn bởi các loại vũ khí dẫn đường bằng tia laser. Thực tế chiến trường Syria cho thấy, các đèn hồng ngoại Shtora của T-90A bố trí hai bên súng chính rất dễ bị phá hỏng.
Trong khi T-90A chỉ được trang bị động cơ 950 mã lực, T-90S dùng động cơ 1.000 mã lực thì T-90MS được trang bị công suất lên tới 1.130 mã lực đem lại khả năng cơ động cao cho T-90MS trên chiến trường.
Theo Kiến Thức
Việt Nam đã tỏ rõ ý mua xe tăng T-90MS? Trong trả lời phỏng vấn với Sputnik, đồng chí lãnh đạo của Đại sứ quán Việt Nam tại Nga cho biết rằng, Việt Nam quan tâm tới các xe tăng do Nga chế tạo. Đại biện lâm thời Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga là Lại Ngọc Đoàn mới đây đã chia sẻ với Sputnik về kế hoạch hợp tác...