Việt Nam nằm trong top 20 nước có quy mô thương mại lớn nhất thế giới
Với những điểm sáng nổi bật là sản xuất công nghiệp tăng 4,81%, kim ngạch xuất nhập khẩu vượt mốc 668,5 tỉ USD, đưa Việt Nam thành 1 trong 20 nền kinh tế có quy mô thương mại lớn nhất thế giới, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho rằng, ngành đã tận dụng rất hiệu quả các FTA thế hệ mới, giúp thị trường xuất khẩu mở rộng, đáp ứng yêu cầu các thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản…
Báo cáo tại Hội nghị tổng kết ngành công thương năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022 diễn ra ngày 9/1, Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết, nhờ vào xuất khẩu tích cực có sự bứt phá ngoạn mục, tăng trên 19% (vượt 15% so với kế hoạch), Việt Nam đã duy trì xuất siêu năm thứ 6 liên tiếp với mức thặng dư trên 4 tỉ USD. Cùng với đó, cung cầu hàng hóa được bảo đảm, chuỗi cung ứng trong và ngoài nước cơ bản được giữ vững, cung ứng đầy đủ, kịp thời các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu có giá cả ổn định.
Tuy nhiên, khó khăn hạn chế được chỉ ra là việc quản lý thương mại biên giới vẫn còn một số bất cập. Cụ thể, nhiều mặt hàng nông sản, thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu bằng hình thức tiểu ngạch, chiếm tới 70%, rủi ro lớn. Thị trường và kim ngạch xuất nhập khẩu còn phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
Cần tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu, đặc biệt là mặt hàng nông sản – Ảnh minh họa.
Cùng nhìn nhận đây là điểm nghẽn, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh chỉ ra tốc độ đa dạng hóa thị trường ở một số sản phẩm, như rau quả còn chậm, chưa có khả năng đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn, chất lượng của các thị trường, chưa tận dụng tốt các ưu đãi thuế quan từ các FTA đã ký kết.
Video đang HOT
Một số nông sản quá dựa vào hình thức trao đổi cư dân nên luôn tiềm ẩn nguy cơ gây ách tắc kéo dài tại cửa khẩu. Năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, chưa cao.
Với những bất cập trên việc tăng xuất khẩu nông sản tại các thị trường khác là điều cần thiết. Tuy nhiên, tỷ trong tại các thị trường này vẫn chưa cao, đơn cử là tại châu Âu.
Theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan, dù gần đây hàng nông sản xuất sang châu Âu ngày càng nhiều song theo các đại sứ, những chuyến hàng này vẫn chỉ mang tính tự phát.
Chúng chủ yếu nằm ở gian hàng người gốc Á, chứ chưa được chuẩn hóa, chưa vào hệ thống phân phối lớn của nước ngoài.
“Nếu tiếp tục thế này, dù năm nay xuất khẩu nông sản đạt gần 49 tỉ USD nhưng chưa nói lên điều gì về bền vững trong xuất khẩu” – ông Hoan cho biết.
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT nhấn mạnh sẽ hướng đến chuẩn hóa vùng nguyên liệu, thành lập các liên minh xuất khẩu giữa doanh nghiệp và địa phương có vùng nguyên liệu.
Nhân đây, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã đề nghị ngành công thương đẩy mạnh xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường và hàng hóa xuất khẩu, giải quyết có hiệu quả những vướng mắc trong hoạt động thông quan hàng hóa, không để xảy ra hiện tượng ùn ứ tại các cảng biển, cửa khẩu, nhất là các cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc.
Ngoài ra, Phó Thủ tướng yêu cầu phải phối hợp với các bộ ngành địa phương có giải pháp căn cơ, toàn diện để tăng tỉ lệ hàng hóa xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trên 24%
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 4 tháng đầu năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông, lâm, thủy sản ước đạt 32,07 tỷ USD; trong đó xuất khẩu đạt khoảng 17,15 tỷ USD, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm ngoái; nhập khẩu khoảng 14,93 tỷ USD, tăng 48,7%. Như vậy, giá trị nông, lâm, thủy sản xuất siêu khoảng 2,2 tỷ USD, giảm 41,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sơ chế, đóng gói sản phẩm nông sản. Ảnh minh họa: Vũ Sinh/TTXVN
Trong số các mặt hàng xuất khẩu, nhóm nông sản chính ước đạt 5,9 tỷ USD, tăng 9%; lâm sản chính đạt 5,33 tỷ USD, tăng 50,9%; thủy sản ước đạt 2,39 tỷ USD, tăng 6,1%; chăn nuôi ước đạt 125 triệu USD, tăng 37,4%.
Từ đầu năm đến nay, nhiều sản phẩm/nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu tăng như: cao su tăng gần 112%, chè gần 8%, gạo 1,2%, nhóm hàng rau quả 9,5%, sắn và sản phẩm từ sắn gần 24%, sản phẩm chăn nuôi 37,4%, cá tra gần 3%, tôm 5,5%, sản phẩm gỗ trên 71%...
Trong số trên, các sản phẩm như cao su, chè, sắn tăng cả khối lượng và giá trị xuất khẩu; 2 mặt hàng dù giảm khối lượng nhưng nhờ giá xuất khẩu tăng nên vẫn tăng giá trị như: gạo, hạt tiêu. Các sản phẩm khác tăng giá trị xuất khẩu chủ yếu do tăng khối lượng xuất khẩu.
Một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu giảm như: cà phê tăng 17,6% khối lượng nhưng giảm 11,6% giá trị; hạt điều tăng 8,6% khối lượng, giảm 7,8% giá trị.
Về thị trường xuất khẩu, giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam tới các thị trường thuộc khu vực châu Á chiếm 46,9% thị phần; châu Mỹ 27,6%, châu Âu 10%; châu Đại Dương 1,4% và châu Phi 1,4%. Trong số đó, 4 thị trương xuất khẩu chính là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, giá trị xuất khẩu sang các thị trường này đều có sự tăng khá, đặc biệt là Mỹ tăng 58%, Trung Quốc tăng gần 36%...
Về nhập khẩu, giá trị nhập khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 5,01 tỷ USD, tăng gần 122%; nhóm sản phẩm chăn nuôi khoảng 1,38 tỷ USD, tăng 36,9%; nhóm hàng thủy sản ước khoảng 679 triệu USD, tăng 22,1%; nhóm lâm sản chính khoảng 997,4 triệu USD, tăng 33,7%; nhóm đầu vào sản xuất khoảng 2,31 tỷ USD, tăng 40,1%.
Trong bối cảnh và yêu cầu mới, cũng như trước diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 và những khó khăn, thách thức của kinh tế thế giới và trong nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định nhiệm vụ trọng tâm là tiếp tục thực hiện hiệu quả "mục tiêu kép" với nỗ lực, quyết tâm cao hơn hoàn thành tốt Kế hoạch phát triển ngành năm 2021. Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trong các Nghị quyết của Chính phủ như: số 01/NQ-CP, số 02/NQ-CP và các nghị quyết chuyên đề.
Đẩy mạnh hoạt động động xúc tiến thương mại quốc tế, thúc đẩy xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tổ chức hội thảo trao đổi các quy định về hạn ngạch đối với các mặt hàng nông sản thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (UKVFTA); hội thảo trao đổi phổ biến thông tin, các quy định thị trường, kiểm soát xuất nhập khẩu thủy sản Việt Nam-Trung Quốc; xây dựng, in ấn sổ tay phổ biến, hướng dẫn các quy định thị trường, rào cản kỹ thuật trong thương mại nông sản, định hướng xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tại các thị trường trọng điểm.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị thực hiện tốt nghĩa vụ minh bạch hóa trong lĩnh vực SPS (vệ sinh và kiểm dịch động thực vật) đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam cũng như kịp thời chuyển cho các cơ quan chức năng, hiệp hội, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản các dự thảo quy định SPS mới của các thị trường xuất khẩu chủ chốt của Việt Nam.
Với thị trường trong nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục theo dõi, nắm bắt và tổng hợp thông tin, số liệu về giá cả, tình hình sản xuất và nguồn cung các mặt hàng nông sản tại các địa phương trong nước, đặc biệt là các địa phương bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch COVID-19. Các đơn vị theo dõi, nắm bắt tình hình giá cả, nguồn cung các mặt hàng lương thực thực phẩm thiết yếu phục vụ báo cáo Tổ điều hành Thị trường trong nước và Ban Chỉ đạo giá của Chính phủ.
Trao danh hiệu nghệ nhân Hà Nội và sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2021 Chiều 7/1, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức trao danh hiệu nghệ nhân Hà Nội và sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu thành phố năm 2021. Ông Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội và bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội trao danh hiệu cho các nghệ nhân. Ảnh:...