Việt Nam nằm trong nhóm 26 nước bị thiếu i-ốt trên thế giới
Thời gian qua xuất hiện ý kiến cho rằng quy định toàn dân sử dụng muối i-ốt tại Việt Nam có thể dẫn tới nguy cơ cường giáp hoặc bệnh lý khác cho người thừa i-ốt.
Bộ Y tế mới đây đã đưa ra quan điểm phản bác lại những ý kiến này.
Thiếu i-ốt hoặc i-ốt cao gây ra các bệnh về tuyến giáp.
Theo Bộ Y tế, thực trạng thiếu hụt i-ốt đang xảy ra đối với toàn bộ người dân ở 6 vùng sinh thái trên toàn quốc, bao gồm cả các tỉnh ven biển Duyên hải miền Trung.
Từ năm 1994, Việt Nam đã điều tra dịch tễ học tình trạng thiếu i-ốt trên quy mô toàn quốc và kết quả cho thấy 94% dân số nằm trong vùng thiếu i-ốt. Trước tình trạng thiếu hụt i-ốt gia tăng trong cộng đồng, ngày 28/1/2016, Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 09/2016 của Chính phủ về tăng cường Vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm. Nghị định này quy định, muối dùng để ăn trực tiếp, dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường i-ốt.
Đầu năm 2024, Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế khẩn trương hoàn thành việc sửa đổi Nghị định 09 về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm để trình Chính phủ. Tại Dự thảo sửa đổi bổ sung này, Bộ Y tế vẫn giữ nguyên phương án quy định muối dùng để ăn trực tiếp, dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường i-ốt; Bột mì dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm.
Góp ý về Dự thảo, nhiều hiệp hội, ngành hàng thực phẩm cho rằng, quy định nói trên gây tốn kém, khó khăn cho sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà hiệu quả cho sức khỏe cộng đồng lại rất thấp.
Một số ý kiến cho rằng, quy định bắt buộc bổ sung i-ốt vào thực phẩm chế biến sẽ dẫn đến ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe, tốn chi phí khi phải tạo ra hàm lượng i-ốt cao trong thành phẩm, thậm chí có khả năng dẫn đến nguy cơ gây bệnh cường giáp hoặc những bệnh lý khác cho người thừa i-ốt.
Trước những ý kiến nói trên, Bộ Y tế đã đưa ra quan điểm phản bác và cho biết, đây là những lập luận thiếu cơ sở khoa học, gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng không tốt đến các nỗ lực của ngành y tế trong phòng, chống các các rối loạn thiếu i-ốt.
Video đang HOT
Cơ quan này cho biết, hiện nay, theo Báo cáo 2021 của Mạng lưới toàn cầu về phòng chống các rối loạn do thiếu i-ốt, Việt Nam vẫn đang nằm trong nhóm 26 nước còn lại trên thế giới bị thiếu i-ốt. Theo kết quả tổng điều tra dinh dưỡng năm 2019-2020 tại Việt Nam, hộ gia đình sử dụng muối i-ốt đủ tiêu chuẩn chỉ chiếm 27%, trong khi khuyến cáo của WHO là phải trên 90%. Như vậy chỉ số hộ gia đình sử dụng muối i-ốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh đều đạt ở mức nguy cơ cận dưới và không đạt so với khuyến cáo của WHO.
Bộ Y tế khẳng định, thiếu vi chất dinh dưỡng là “nạn đói tiềm ẩn” do khẩu phần của người dân Việt Nam hiện nay không đáp ứng đủ nhu cầu các vi chất dinh dưỡng thiết yếu. Tình trạng thiếu hụt iốt tại Việt Nam nghiêm trọng tới mức có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng.
Đối với ý kiến cho rằng quy định muối dùng để ăn trực tiếp, dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường i-ốt có thể dẫn tới nguy cơ cường giáp và những bệnh lý khác do thừa i-ốt, Bộ Y tế khẳng định, không có bất kỳ lo ngại nào liên quan đến việc toàn dân sử dụng muối i-ốt, bao gồm muối i-ốt dùng trong hộ gia đình và trong chế biến thực phẩm, tại Việt Nam chưa bao giờ có trường hợp người dân thừa i-ốt.
PGS.TS Trương Tuyết Mai – Phó Giám đốc Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, kết quả tổng điều tra Dinh dưỡng năm 2019-2020 cho thấy, ở tất cả các nhóm đối tượng, tỷ lệ người có nồng độ i-ốt niệu vượt quá ngưỡng 300 ppm là 0% (ngưỡng trên 300ppm là ngưỡng có i-ốt niệu cao). Với kết quả này, khẳng định người dân Việt Nam vẫn còn chưa đạt đủ lượng i-ốt tiêu thụ hàng ngày so với khuyến nghị. Cho đến nay, chưa có một y văn nào đề cập đến chương trình sử dụng muối i-ốt toàn dân (từ năm 1994 đến nay) dẫn đến hệ quả về bệnh lý tuyến giáp.
Còn PGS.TS.BS Phan Hướng Dương – Phó Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương thông tin: “Bản thân thiếu i- ốt hoặc i-ốt cao gây ra các bệnh về tuyến giáp cũng được xếp vào hậu quả của thiếu i- ốt, đây là đán.h giá xếp loại của WHO. Theo WHO, sau 5-10 năm bổ sung i- ốt thường xuyên, thì tỷ lệ mắc cường giáp sẽ suy giảm, tương ứng với những vùng không bị thiếu I ốt. Cường giáp là bệnh tự miễn, điều trị nội khoa bằng thuố.c kháng giáp trạng tổng hợp là chủ yếu. Nếu điều trị nội khoa thất bại hoặc yếu tố miễn dịch vẫn còn cao sau thời gian dài điều trị nội khoa thì nên lựa chọn phẫu thuật hoặc điều trị xạ. Bên cạnh đó, cũng chưa có tài liệu khoa học nào khẳng định thừa i-ốt gây ra ung thư tuyến giáp”.
Bộ Y tế cho biết hiện chưa nhận được bất kỳ bằng chứng khoa học nào của doanh nghiệp liên quan đến việc sử dụng muối tăng cường i-ốt bị biến đổi về màu sắc, mùi vị hoặc ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người tiêu dùng.
Tại buổi làm việc với doanh nghiệp vào ngày 30/10 vừa qua, lãnh đạo Bộ Y tế có ý kiến sẵn sàng phối hợp với các doanh nghiệp để tiến hành nghiên cứu thực tế tại cơ sở sản xuất có sử dụng muối i-ốt trong chế biến thực phẩm để làm rõ về ảnh hưởng của muối i ốt đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Trường hợp bằng chứng khoa học cho thấy việc sử dụng muối i-ốt làm thực phẩm bị biến đổi về màu sắc, mùi vị hoặc ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người tiêu dùng thì sẽ đề nghị Chính phủ loại trừ đối với các sản phẩm này trong Nghị định.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh cường giáp
Cường giáp là bệnh nội tiết thường gặp, chiếm 10% dân cư đi kèm với nhiều triệu chứng và biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.
Cường giáp là tình trạng tuyến giáp tăng hoạt động, sản xuất nhiều hormone giáp và tăng nồng độ hormone giáp trong má.u. Nếu cường giáp không được phát hiện, điều trị và kiểm soát tốt sẽ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Tuyến giáp là tuyến nội tiết quan trọng, nằm phía trước cổ, ngay dưới thanh quản và trên xương ức. Hormone tuyến giáp đóng vai trò chính trong chuyển hóa, tăng trưởng và phát triển cơ thể.
Cường giáp là tình trạng tuyến giáp tăng hoạt động, sản xuất nhiều hormone giáp và tăng nồng độ hormone giáp trong má.u. Do đó, người bệnh cường giáp có tình trạng tăng chuyển hóa của cơ thể và biểu hiện triệu chứng lâm sàng.
Nguyên nhân gây cường giáp
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh cường giáp, khoảng 80- 90% người bị cường giáp là do bị bệnh basedow (hay còn gọi là bệnh Graves, bướu giáp độc lan tỏa...). Bệnh basedow là một loại bệnh tự miễn khiến hệ miễn dịch sẽ tự tấ.n côn.g ngược lại các mô trong cơ thể và dẫn đến tuyến giáp hoạt động bất thường.
Bệnh do yếu tố di truyền (không lây nhiễm) và bệnh cũng hay xuất hiện ở những người hút thuố.c. Bệnh nhân mắc bệnh basedow có tuyến giáp phình to và bị phồng nhãn cầu (chứng lồi mắt).
Người bị cường giáp còn có thể do các nguyên nhân như: Viêm tuyến giáp, bướu tuyến giáp thể đa nhân, u độc tuyến giáp hay sử dụng quá nhiều thuố.c tuyến giáp; do khẩu phần ăn quá nhiều iốt và sử dụng quá nhiều hormone tuyến giáp tổng hợp. Ngoài ra một số trường hợp bị cường giáp mà không có nguyên nhân rõ ràng.
Bệnh Basedow có tuyến giáp phình to và bị phồng nhãn cầu (chứng lồi mắt).
Biểu hiện của bệnh cường giáp
Biểu hiện lâm sàng cường giáp bao gồm: người bệnh mệt mỏi, lo lắng, kích thích, khó ngủ, yếu cơ (thường yếu cánh tay và đùi gây ra khó mang vác nặng hoặc leo cầu thang hoặc đứng dậy từ ghế).
Ngoài ra, người bệnh xuất hiện tình trạng run tay, đổ nhiều mồ hôi, hồi hộp đán.h trống ngực, sụt cân mặc dù ăn uống bình thường hoặc ăn ngon miệng, đi tiêu thường xuyên.
Cần phát hiện sớm và điều trị cường giáp
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, cường giáp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm về tim mạch, thậm chí suy tim; bị cơn bão giáp (triệu chứng đột ngột trở nặng đ.e dọ.a đến tính mạng). Nguyên nhân do bệnh Basedow, người bệnh còn có nguy cơ bị lồi mắt ác tính, nếu không được điều trị tốt có thể dẫn tới viêm loét giác mạc gây mù lòa.
Điều trị bệnh cường giáp
Thông thường, cường giáp chỉ cần uống thuố.c để giảm lượng hormone tuyến giáp trong cơ thể và ức chế miễn dịch. Tuy nhiên, thời gian điều trị bệnh cần kéo dài liên tục 18- 24 tháng, cho nên người bệnh không nên tự ý bỏ thuố.c khi thấy không còn các triệu chứng của bệnh.
Việc sử dụng thuố.c như thế nào cần có chỉ định của bác sĩ bởi các loại thuố.c này có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm như: Giảm bạch cầu hạt và nhiễm độc với gan. Người bệnh phải tuân thủ thời gian, liều lượng dùng thuố.c và theo dõi định kỳ tại cơ sở y tế.
Hình ảnh tuyến giáp khỏe mạnh và bệnh cường giáp
Các trường hợp nặng, không thể điều trị được bằng thuố.c kháng giáp trạng hoặc tái phát nhiều lần, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng uống iod phóng xạ giúp phá hủy các tế bào tuyến giáp làm giảm khả năng tổng hợp hormon giúp cải thiện bệnh. Phương pháp này đơn giản, có hiệu quả giúp người bệnh tránh được các tác dụng phụ của thuố.c kháng giáp trạng và phẫu thuật. Tuy nhiên việc sử dụng iod phóng xạ có thể gây suy chức năng tuyến giáp cho người bệnh về sau, có thể làm nặng thêm các biểu hiện ở mắt.
Phương pháp phẫu thuật dành cho những bệnh nhân có tuyến giáp lớn hoặc có u giáp, nghi ngờ ung thư tuyến giáp... Tuy nhiên biện pháp này cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Suy chức năng tuyến giáp và tuyến cận giáp, gây giảm canxi trong má.u, ảnh hưởng đến phát âm của người bệnh.
Để phòng bệnh cường giáp và hạn chế diễn tiến của bệnh, bạn cần nghỉ ngơi, tránh hoạt động thể lực gắng sức, không hoạt động tinh thần căng thẳng. Không hút thuố.c l.á và tránh khói thuố.c. Ăn chế độ giàu đạm, calo, uống nhiều nước.
Nếu có những biến chứng về mắt do bệnh Basedow cần đeo kính bảo vệ mắt, nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý hàng ngày. Không sờ nắn nhiều lên vùng cổ, hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều iod. Bệnh cường giáp có thể tái phát sau phẫu thuật, bởi vậy, nếu đã được điều trị cường giáp hoặc hiện đang được điều trị, bạn nên đi gặp bác sĩ thường xuyên để được tư vấn và theo dõi tình trạng.
Đặc biệt, người bệnh cường giáp cần tuân thủ điều trị và tái khám định kỳ tại chuyên khoa nội tiết để kiểm soát tốt chức năng tuyến giáp và tránh những biến chứng.
Người dân cẩn trọng, không để bị rơi vào bẫy tẩy chay i-ốt Thời gian qua, để phản đối quy định bắt buộc sử dụng muối i-ốt trong chế biến thực phẩm, một số cá nhân, doanh nghiệp cho rằng, dùng muối i-ốt trên diện rộng sẽ dẫn đến những người thừa i-ốt (đặc biệt người dân sống tại vùng biển) bị các bệnh về tuyến giáp và bệnh lý khác. Lập luận thiếu cơ sở...