Việt Nam – Mỹ trở thành đối tác chiến lược toàn diện
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo Việt Nam – Mỹ thống nhất nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện.
Chiều 10.9, tại trụ sở Văn phòng T.Ư Đảng, ngay sau khi kết thúc hội đàm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo với báo giới việc Việt Nam – Mỹ thống nhất nâng cấp quan hệ từ đối tác toàn diện lên đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững.
Toàn cảnh cuộc hội đàm. Ảnh POOL
Không khí buổi hội đàm vô cùng cởi mở. Ảnh POOL
Phát biểu với báo chí sau hội đàm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc lại tình cảm chân thành, trọng thị mà Tổng thống Joe Biden đã dành cho mình trong chuyến thăm tới Mỹ năm 2015.
Tổng Bí thư cho biết, trong không khí hữu nghị, hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau, hai lãnh đạo đã có cuộc hội đàm sâu rộng và đạt kết quả tốt, Tổng Bí thư thông tin, hai bên thống nhất cho rằng, trong thời gian qua, quan hệ Việt Nam – Mỹ đã có những bước phát triển mạnh mẽ, sâu sắc, thực chất.
“Tôi và ngài Tổng thống Joe Biden đã thay mặt hai nước quyết định thông qua tuyên bố chung nâng tầm quan hệ Việt Nam – Mỹ lên Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác phát triển”, Tổng Bí thư nhấn mạnh và cho biết, đây là kết quả quan trọng nhất của cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Tôi và ngài Tổng thống đã thay mặt lãnh đạo hai nước quyết định ra tuyên bố chung là nâng cấp quan hệ Việt Nam – Mỹ lên đối tác chiến lược toàn diện”. Ảnh POOL
Tổng Bí thư cũng cho biết, quan hệ đối tác chiến lược toàn diện sẽ tiếp tục dựa trên sự kết thừa đầy đủ những kết quả trong quan hệ hai nước trong thời gian qua. Trong đó có tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế và thể chế chính trị độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau.
Video đang HOT
“Chúng tôi cũng muốn nhấn mạnh, sự hiểu biết không can thiệp vào việc nội bộ của nhau là những nguyên tắc cơ bản có ý nghĩa rất quan trọng trong quan hệ 2 nước và quan hệ quốc tế. Việt Nam đánh giá cao và coi trọng quan điểm của Mỹ ủng hộ một nước Việt Nam mạnh, độc lập, tự cường”, Tổng Bí thư nói.
Tổng Bí thư cũng cho hay, các nội hàm quan hệ đối tác mới kế thừa khung hợp tác đã có giữa hai nước và đưa lên tầm cao hơn thông qua các hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư theo hướng đổi mới sáng tạo.
Cạnh đó, tăng cường hợp tác khoa học công nghệ là đột phá mới trong quan hệ hợp tác đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững.
Nhấn mạnh việc thống nhất ra tuyên bố chung về về việc nâng tầm quan hệ Việt Nam – Mỹ lên đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững là thành công bước đầu nhưng quan trọng, Tổng Bí thư nhấn mạnh, trong thời gian tới các cơ quan có liên quan hai nước sẽ phối hợp triển khai thực hiện thật tốt các thỏa thuận hợp tác giữa.
Hai nhà lãnh đạo thông báo kết quả hội đàm với báo chí. Ảnh POOL
Tổng thống Joe Biden bày tỏ sự ủng hộ đối với sự phát triển của Việt Nam Ảnh POOL
Trong phát biểu trước báo giới, Tổng thống Mỹ Joe Biden đánh giá cao việc hai nước nâng cấp quan hệ lên quan hệ đối tác chiến lược toàn diện có lợi cho cả hai nước và lợi ích quốc tế chung.
Ông cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với sự phát triển của Việt Nam, trong đó có hợp tác kinh tế và khoa học – công nghệ trong giai đoạn mới, trong đó có việc phát triển công nghiệp điện tử, ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển năng lượng sạch.
Đối tác chiến lược toàn diện là cấp cao nhất trong quan hệ giữa các nước. Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với khoảng 33 nước. Bốn nước đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam hiện nay gồm Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Hàn Quốc.
Mỹ trở thành nước thứ 5 Việt Nam thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đón chính thức Tổng thống Joe Biden tại Phủ Chủ tịch chiều nay Ảnh ĐINH HUY
Năm 2023, Việt Nam – Mỹ kỷ niệm 10 năm xác lập khuôn khổ quan hệ đối tác toàn diện kể từ tháng 7.2013. Trong 10 năm qua, quan hệ Việt – Mỹ có nhiều tiến triển nổi bật và đã đạt được một số kết quả cụ thể trên cả 3 bình diện song phương, khu vực và quốc tế.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc đánh giá sự kiện này “rất đặc biệt”, do đây là lần đầu tiên một Tổng thống Mỹ thăm cấp nhà nước theo lời mời của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.
Còn Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Quốc Dũng đánh giá, chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ “mở ra một chương mới trong quan hệ Việt – Mỹ, đồng thời tạo điều kiện khách quan thuận lợi hơn để Việt Nam dần khẳng định vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu”.
Theo nguyên Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh, 10 năm qua là giai đoạn phát triển mạnh mẽ và thực chất nhất trong tất cả các lĩnh vực giữa Việt Nam và Mỹ. Hợp tác giữa hai nước được mở rộng trên tất cả các lĩnh vực, từ chính trị, ngoại giao đến kinh tế, thương mại, đầu tư, an ninh quốc phòng, khắc phục hậu quả chiến tranh.
Ảnh ĐINH HUY
Ảnh ĐINH HUY
Về kinh tế, thương mại, đầu tư, Mỹ duy trì là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Ngược lại, Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 7 của Mỹ, đồng thời là đối tác lớn nhất ở khu vực ASEAN.
Kim ngạch thương mại song phương tăng bình quân khoảng 16% mỗi năm. Tính từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1995 đến nay, tăng trưởng thương mại hai nước đã tăng từ 450 triệu USD năm 1995 lên mức hơn 123 tỉ USD vào năm 2022.
Về đầu tư, Mỹ là nhà đầu tư nước ngoài xếp thứ 11 ở Việt Nam với 1.286 dự án và vốn đăng ký khoảng gần 12 tỉ USD, theo cập nhật đến ngày 20.8 của Bộ KH-ĐT. Nhiều nhà đầu tư Mỹ vào Việt Nam là những tập đoàn toàn cầu trong ngành công nghệ như Intel, Apple.
Trong năm 2022, đầu tư trực tiếp của Mỹ tại Việt Nam đạt 748 triệu USD, đứng thứ 8/108 trong số các nước và vùng lãnh thổ có FDI tại Việt Nam.
Hợp tác an ninh – quốc phòng được duy trì ở mức phù hợp với nội dung hợp tác đa dạng, nổi bật là hoạt động trao đổi đoàn, tiếp xúc cấp cao, hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh và nâng cao năng lực hàng hải.
Về giáo dục, hiện có 6 cơ sở giáo dục tại Việt Nam có vốn đầu tư của Mỹ. Trong khi đó, hàng năm có 23.000 – 25.000 sinh viên Việt Nam theo học tại Mỹ, đứng thứ 5 thế giới về lượng du học sinh ở Mỹ.
Về hợp tác khu vực và quốc tế, Việt Nam – Mỹ tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm như vấn đề Mê Kông, Myanmar, Triều Tiên, phòng, chống đại dịch Covid-19; đặc biệt là trong khuôn khổ Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và trong các cơ chế của ASEAN.
Việt Nam và Mỹ cũng đã phối hợp thúc đẩy các bên liên quan đạt đồng thuận để nâng cấp quan hệ ASEAN – Mỹ lên đối tác chiến lược toàn diện nhân Hội nghị cấp cao ASEAN – Mỹ lần thứ 10 tại Campuchia vào tháng 11.2022.
Việt Nam ghi dấu ấn trên thị trường toàn cầu
Các nhà sản xuất điện tử đang di chuyển đến Việt Nam, một phần để đối phó với sự gián đoạn trong sản xuất do phong tỏa ở Trung Quốc, trong khi ngành công nghiệp dệt may của Việt Nam cũng đang bùng nổ.
Việt Nam đang nổi lên là điểm đến hấp dẫn của nhiều công ty nước ngoài. Ảnh: Vinare.com.vn
Theo bình luận của Alex Rankine trên Moneyweek.com ngày 30/6, "Sản xuất tại Việt Nam" (Made in Vietnam) đang ghi dấu ấn trên thị trường toàn cầu và các nhà sản xuất từ khắp nơi trên thế giới đang xem Việt Nam như một phần của chiến lược tái sản xuất nhằm đa dạng hóa cũng giảm thiểu rủi ro chuỗi cung ứng một cách hiệu quả.
Apple gần đây đã chuyển một số hoạt động sản xuất iPad sang Việt Nam, cùng các công ty như Samsung và Intel vốn đã có sự hiện diện đáng kể, một phần để đối phó với sự chậm trễ trong sản xuất do tình hình phong tỏa phòng chống dịch COVID-19 ở Trung Quốc.
Nhà báo Tomoya Onishi của tờ Nikkei Asia (Nhật) cho biết ngành dệt may của Việt Nam cũng đang bùng nổ. Xuất khẩu ước tính đạt mức cao nhất mọi thời đại 22 tỷ USD trong nửa đầu năm 2022, tăng 23% so với năm ngoái. Nhiều thỏa thuận thương mại tự do và sự bùng nổ nhu cầu sau đại dịch ở phương Tây đã biến Việt Nam trở thành nước xuất khẩu quần áo lớn thứ hai thế giới.
Về phần mình, nhà báo Rodion Ebbighausen của tờ báo Deutsche Welle (Đức), nói rằng mọi thứ đã thay đổi rất nhiều so với mùa Hè năm ngoái. Vào thời điểm đó, các ca nhiễm COVID-19 tăng vọt khiến các tập đoàn như Samsung, Apple, Nike và Zara buộc phải tạm ngừng sản xuất trong nhiều tuần. GDP của Việt Nam đã giảm 6% so với cùng kỳ năm trước trong quý III. Nhưng kể từ đó, Việt Nam đã áp dụng "một cách tiếp cận thực tế", được hỗ trợ bởi chiến lược đúng đắn tăng cường tiêm chủng vaccine COVID-19.
Ông Daniel Mller thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp châu Á - Thái Bình Dương của Đức lưu ý rằng điều đó đã tạo điều kiện để mở cửa trở lại nền kinh tế, trái ngược rõ rệt với tình hình ở Trung Quốc. Ngay cả các tập đoàn điện tử của Trung Quốc cũng "đang chuyển cơ sở sang Việt Nam".
Tuy nhiên, Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức kinh tế của riêng mình. Việc hội nhập sâu rộng với các chuỗi cung ứng toàn cầu khiến Việt Nam cũng dễ bị tổn thương trước những gián đoạn đang diễn ra từ Thượng Hải (Trung Quốc).
Chuyển đổi tinh gọn giúp doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tồn tại Chiều 29/6, RX Tradex Việt Nam cùng Hội Tự động hóa Việt Nam, Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam và Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam đưa ra nhiều thông tin về Diễn đàn Công nghiệp và Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam 2022. Theo Ban Tổ chức, Diễn đàn năm nay bao gồm Tọa đàm Sáng kiến Doanh...