Việt Nam muốn đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu gỗ, thu 25 tỷ USD vào năm 2030
Đó là một trong những mục tiêu hàng đầu trong Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021 – 2030.
Để đạt được mục tiêu này, theo ông Nguyễn Quốc Trị, Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT), ngành sẽ tập trung xây dựng, hình thành các khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
3 tháng đầu năm, xuất khẩu gỗ đạt 4 tỷ USD
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 327/2022/QĐ-TTg ngày 10/3/2022 phê duyệt Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021 – 2030 với mục tiêu đến năm 2030 xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 25 tỷ USD. Ông đánh giá như thế nào về ý nghĩa của Đề án với việc phát triển ngành chế biến và xuất khẩu hiện nay?
Ngành chế biến và xuất khẩu gỗ ngày càng chứng tỏ là một ngành kinh tế có đóng góp to lớn trong tạo việc làm, sinh kế cho người dân.
Chính vì vậy, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 327/2022/QĐ-TTg ngày 10/3/2022 phê duyệt Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021 – 2030 với mục tiêu đến năm 2030, xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm gỗ Việt Nam có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế; đưa Việt Nam nằm trong nhóm các nước hàng đầu thế giới về sản xuất, chế biến, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.
Theo ông Nguyễn Quốc Trị, Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, mục tiêu của ngành chế biến, xuất khẩu gỗ trong giai đoạn tới là tiếp tục duy trì, mở rộng thị phần xuất khẩu, chủ động xúc tiến thương mại gỗ và sản phẩm gỗ tại các thị trường chính gồm: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Trung Quốc và mở rộng thị trường mới có nhiều tiềm năng, lợi thế.
Theo đề án này, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 20 tỷ USD vào năm 2025, trong đó kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt trên 18,5 tỷ USD; 25 tỷ USD vào năm 2030, trong đó kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt trên 20,4 tỷ USD.
Trên 80% cơ sở chế biến, bảo quản gỗ đạt trình độ và năng lực công nghệ sản xuất tiên tiến. Đặc biệt, đề án đặt ra mục tiêu 100% gỗ, sản phẩm gỗ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước được sử dụng từ nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp, gỗ có chứng chỉ quản lý rừng bền vững.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng mà Đề án đặt ra là hình thành 5 khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thu hút đầu tư của các doanh nghiệp chế biến gỗ và doanh nghiệp sản xuất vật liệu phụ trợ.
Phát triển, mở rộng các khu, cụm công nghiệp chế biến gỗ tại các địa phương có tiềm năng, lợi thế phát triển; xây dựng 1 trung tâm triển lãm đồ gỗ quốc gia tầm cỡ quốc tế. Phát triển các nhóm sản phẩm gỗ có lợi thế cạnh tranh, giá trị gia tăng, nhu cầu sử dụng cao, ổn định trên thị trường.
Video đang HOT
Tiếp tục duy trì, mở rộng thị phần xuất khẩu, chủ động xúc tiến thương mại gỗ và sản phẩm gỗ tại các thị trường chính gồm: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Trung Quốc và mở rộng thị trường mới có nhiều tiềm năng, lợi thế.
Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của sản phẩm gỗ Việt. 2 tháng đầu năm 2022, giá trị kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang Mỹ đạt 1,49 tỷ USD. Trong ảnh: Chế biến gỗ tại Công ty Lâm Việt. Ảnh: Cao Cẩm.
Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021 – 2030 đặt ra mục tiêu đến năm 2025, xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 20 tỷ USD. Ông đánh giá thế nào về dư địa của ngành chế biến gỗ để đạt được mục tiêu này?
-Tôi nghĩ dư địa xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam vẫn rất lớn vì liên tục mấy năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản đều liên tục lập kỷ lục mới, riêng năm 2021, trong bối cảnh dịch Covid -19 diễn biến phức tạp, xuất khẩu gỗ và lâm sản vẫn đạt 15,8 tỷ USD.
Còn trong 3 tháng đầu năm 2022, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt trên 4 tỷ USD, tăng 9,45% so với cùng kỳ năm 2021.
Tất nhiên, chúng ta cũng phải tính đến những tác động về thị trường, khó khăn trong vận chuyển có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ nhưng nhu cầu của thị trường đối với phẩm gỗ Việt vẫn rất lớn.
Một trong những mục tiêu của Đề án là 100% gỗ, sản phẩm gỗ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước được sử dụng từ nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp, gỗ có chứng chỉ quản lý rừng bền vững. Để đạt được mục tiêu này, công tác phát triển rừng sẽ được ưu tiên như thế nào, thưa ông?
-Hiện, chúng ta đã chủ động được 80% nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến gỗ, góp phần quan trọng nâng cao tỷ lệ xuất siêu của sản phẩm gỗ.
Để đảm bảo nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng phục vụ chế biến, trong thời gian tới, Tổng cục Lâm nghiệp sẽ chỉ đạo các đơn vị chức năng đẩy mạnh nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng lâm nghiệp, năng suất, chất lượng cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh hại, thích ứng với điều kiện bất lợi của môi trường, ưu tiên phát triển giống được sản xuất từ cây mô, hom để trồng rừng sản xuất; phấn đấu ít nhất 90% diện tích rừng được trồng từ giống cây lâm nghiệp đã được công nhận.
Phát triển vùng rừng trồng cung cấp nguyên liệu tập trung, ưu tiên trồng rừng gỗ lớn, chuyển hóa rừng trồng kinh doanh gỗ nhỏ sang gỗ lớn; đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư vào phát triển rừng thông qua các cơ chế, chính sách khuyến khích về đất đai, tín dụng, bảo hiểm, thuế, thị trường.
Phấn đấu diện tích rừng gỗ lớn đạt khoảng 30% tổng diện tích rừng trồng mới. Sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng tập trung đạt 35 triệu m3/năm vào năm 2025; sử dụng hiệu quả nguồn gỗ cây cao su, cây phân tán, cây đặc sản; đáp ứng tối thiểu 80% nhu cầu nguyên liệu cho chế biến gỗ và lâm sản.
Ngành lâm nghiệp phấn đấu phát triển diện tích rừng trồng trong nước để đáp ứng tối thiểu 80% nhu cầu nguyên liệu cho chế biến gỗ và lâm sản. Ảnh: I.T
Xây dựng thương hiệu gỗ Việt, mở rộng thị trường xuất khẩu gỗ
Trong thời gian tới, để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững ngành chế biến, xuất khẩu gỗ, Tổng cục Lâm nghiệp sẽ ưu tiên những giải pháp gì?
-Mới đây, Tổng cục Lâm nghiệp đã ban hành Kế hoạch cơ cấu lại ngành lâm nghiệp theo chuỗi và nâng cao giá trị gia tăng giai đoạn 2021 – 2025 với mục tiêu phát triển công nghiệp chế biến lâm sản gắn với quá trình cơ cấu lại ngành lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế.
Phát triển các khu công nghiệp chế biến lâm sản công nghệ cao, các cụm công nghiệp ngành gỗ và chế biến lâm sản tại những nơi có khả năng cung cấp đủ nguyên liệu, ổn định, giao thông thuận lợi, kết cấu hạ tầng đồng bộ đảm bảo cạnh tranh được trên thị trường khu vực và quốc tế; phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ như: thiết bị chế biến gỗ, keo, sơn phủ bề mặt, phụ kiện,….
Để đạt được mục tiêu này, chúng tôi xác định phát triển kinh tế lâm nghiệp theo chuỗi; phát triển đồng bộ các khâu của chuỗi giá trị lâm sản từ sản xuất, khai thác, chế biến đến tiêu thụ phù hợp với quy mô, trình độ sản xuất và đặc điểm, lợi thế của từng ngành hàng, từng vùng; gắn với phát triển các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung.
Nâng cao chất lượng, đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm chế biến cho phù hợp nhu cầu thị trường trong và ngoài nước; phát triển các hình thức thương mại hiện đại, ứng dụng triệt để các giải pháp công nghệ để phát triển thương mại điện tử cùng với xây dựng thương hiệu gỗ Việt và sử dụng nguồn gỗ hợp pháp, được cấp chứng chỉ quản lý chuỗi hành trình sản phẩm cho các mặt hàng xuất khẩu.
Phát triển lâm sản ngoài gỗ, đẩy mạnh gây trồng, sử dụng, chế biến sâu các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ, tập trung vào các nhóm sản phẩm có thế mạnh, có giá trị kinh tế trên cơ sở phát huy lợi thế của các vùng, miền như: mây tre, dược liệu, dầu nhựa, thực phẩm, các chế phẩm hữu cơ.
Có cơ chế, chính sách để chủ rừng được quản lý, khai thác, phát triển và sử dụng bền vững, lâm sản ngoài gỗ.
Xin cảm ơn ông!
Doanh nghiệp ngành gỗ cần chính sách hỗ trợ để vượt qua khó khăn
Các doanh nghiệp ngành gỗ kiến nghị nhà nước cần hỗ trợ về nguồn vốn để đầu tư chuyển đổi công nghệ sản xuất, đào tạo lao động và nguồn nguyên liệu rừng trồng trong nước...
Thông tin tại Hội thảo "Ngành gỗ Việt Nam các vấn đề chiến lược và định hướng giải pháp phát triển đến năm 2030" mới được tổ chức tại TP.HCM, bà Đỗ Thị Thu Hương, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) cho biết, trong 10 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng của ngành chế biến gỗ Việt Nam thuộc hàng năng động nhất thế giới. Việt Nam đã vươn lên trở thành nước sản xuất gỗ và đồ nội thất lớn thứ 7 và là nhà xuất khẩu lớn thứ 2 thế giới.
Trong nước, xuất khẩu gỗ cũng nằm trong nhóm 10 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, mức độ thặng dư thương mại xếp thứ 3 trong các mặt hàng, tạo việc làm cho hơn nửa triệu lao động. Tuy nhiên, việc phát triển nhanh trong thời gian khá ngắn cũng khiến ngành chế biến gỗ và nội thất Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn như thiếu nguồn nguyên liệu, công nghệ chế biến và năng suất lao động hạn chế so với các quốc gia khác.
Riêng về nguyên liệu, hiện nay nguồn cung nguyên liệu khai thác trong nước chỉ mới đáp ứng được khoảng 75% tổng nhu cầu chế biến, bao gồm khai thác rừng trồng và khai thác cây trồng phân tán, gỗ cao su. Mỗi năm, Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 8,5 triệu m3 gỗ.
Vấn đề của nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng trong nước hiện nay là trong tổng số 3,19 triệu hecta có tới 1,45 triệu hecta sản xuất quy mô hộ gia đình riêng lẻ, chủ yếu là gỗ nhỏ. Diện tích trồng rừng đạt chứng chỉ quản lý bền vững chỉ khoảng 307.000ha, chiếm 8,4% tổng diện tích rừng trồng của cả nước.
Về công nghệ, một số nhóm doanh nghiệp đã sử dụng công nghệ hiện đại với máy móc chủ yếu được nhập khẩu, tuy nhiên các thiết bị đang sử dụng đều có năm sản xuất trung bình là 2010, khá cũ so với các thiết bị hiện nay.
Ngành chế biến gỗ Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn như: thiếu nguồn nguyên liệu, công nghệ chế biến và năng suất lao động
Một điểm yếu khác của các doanh nghiệp ngành gỗ Việt Nam là tính liên kết theo chuỗi chưa cao. Số liệu khảo sát 311 doanh nghiệp tư nhân Việt Nam cho thấy chỉ có 10,5% doanh nghiệp có ký hợp đồng dài hạn (từ 36 tháng trở lên) với các nhà cung cấp nguyên liệu trong nước; hơn 7% doanh nghiệp có ký hợp đồng dài hạn với các nhà cung cấp nguyên liệu nước ngoài.
Cùng nhận định, ông Nguyễn Văn Diện, Vụ trưởng Vụ Quản lý sản xuất lâm nghiệp, Tổng cục Lâm nghiệp cho rằng những thành tựu mà ngành gỗ và nội thất Việt Nam đạt được trong những năm gần đây là rất đáng khích lệ. Song cũng phải nhìn nhận thực tế rằng, ngành vẫn đang tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục. Cụ thể, trong tổng số hơn nửa triệu lao động đang làm việc trong ngành chế biến gỗ và nội thất, chỉ có 55% lao động động lành nghề, còn lại đều là lao động phổ thông chưa được đào tạo và chưa có kinh nghiệm.
Chất lượng nguyên liệu gỗ rừng trồng chưa được cải thiện, trong khi các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, EU, Nhật Bản... ngày càng kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc xuất xứ gỗ. Bên cạnh đó, tăng trưởng nhanh cũng khiến các doanh nghiệp trong nước đối mặt với sức ép cạnh tranh, các nguy cơ gian lận thương mại, nguồn gốc xuất xứ dễ dẫn đến bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.
Theo ông Nguyễn Văn Diện, để ngành gỗ phát triển bền vững cần thực hiện đồng bộ các giải pháp hoàn thiện thể chế, chính sách hỗ trợ, vốn, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, liên kết trồng rừng và phát triển công nghiệp hỗ trợ. Bắt đầu từ việc nâng cao chất lượng nguồn nguyên liệu rừng trồng sẽ tạo ra nguồn gỗ có chứng nhận; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tự động hóa trong chế biến sản phẩm gỗ và phụ phẩm gỗ nâng cao hiệu suất sử dụng nguyên liệu. Song song đó, có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực dài hạn, có trình độ chuyên môn và năng suất cho ngành chế biến gỗ và sản phẩm nội thất.
Các đại biểu khác cũng cho rằng, sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành và năng lực sản xuất, kiểm soát chất lượng của các doanh nghiệp nhỏ còn nhiều hạn chế. Chi phí gỗ nhập khẩu và chi phí hàng hoá xuất khẩu làm tăng giá thành, giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Với những hạn chế đó, các doanh nghiệp kiến nghị nhà nước cần hỗ trợ về nguồn vốn để doanh nghiệp đầu tư chuyển đổi công nghệ sản xuất, đào tạo lao động và nguồn nguyên liệu rừng trồng trong nước.
Theo PGS.TS. Trần Đình Thiên, thành viên Tổ Tư vấn Kinh tế của Thủ tướng, công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp chế biến gỗ còn ít, thiết kế mẫu mã còn yếu, các chính sách khuyến khích chưa đủ mạnh để doanh nghiệp tận dụng cơ hội phát triển.
"Ngành gỗ lâu nay chưa được đầu tư nhiều. Nếu như Chính phủ quan tâm hơn sẽ tạo sức đẩy cho ngành này phát triển mạnh hơn nữa và đây cũng chính là vấn đề cần xem xét. Hiện trình độ công nhân ngành gỗ còn thấp, hệ thống công nghiệp hỗ trợ cho ngành gỗ rất yếu. Chúng ta làm sao để có hệ thống chính sách hỗ trợ, cơ chế khuyến khích để ngành gỗ phát triển, đi vào quỹ đạo, hiện đại và phù hợp hơn trong tình hình mới", PGS.TS. Trần Đình Thiên chỉ rõ.
Phấn đấu giá trị xuất khẩu gỗ, lâm sản đạt 20 tỷ USD vào năm 2025 Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định 327/QĐ-TTg ngày 10/3/2022 phê duyệt Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021 - 2030. Sản xuất đồ gỗ xuất khẩu sang thị trường Mỹ tại Công ty Triệu Phú Lộc (Bình Dương). Ảnh: TTXVN Đề án đặt mục tiêu chung đến...