Việt Nam mua trực thăng vận tải tối tân AW-189
Theo báo QĐND, Việt Nam đã hoàn tất việc đàm phán, ký kết hợp đồng mua trực thăng vận tải AW-189 hiện đại từ hãng AgustaWestland.
Theo báo QĐND, Việt Nam đã hoàn tất việc đàm phán, ký kết hợp đồng mua trực thăng vận tải AW-189 hiện đại từ hãng AgustaWestland.
Trong bài viết đăng ngày 30/7 với tựa đề “Dẫn đầu về cung cấp trực thăng” viết về các thành tựu của Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam, Bộ Quốc phòng, báo Quân đội Nhân dân cho biết, gần đây thì chúng ta đã hoàn tất việc đàm phán ký kết hợp đồng về việc mua thêm máy bay tầm trung AW-189. Trước đó, trang web Công ty Trực thăng miền Nam (chi nhánh ở phía Nam của Tổng Cty trực thăng VN) đăng thông tin rằng, Việt Nam mua một chiếc AW-189, dự kiến giao hàng cuối năm 2015.
AW-189 là một loại máy bay trực thăng vận tải tầm trung do công ty AgustaWestland – hãng sản xuất trực thăng dân sự – quân sự hàng đầu thế giới của Italy sản xuất từ năm 2011. Tức là trực thăng vận tải AW-189 ra đời cách đây 4 năm, đó là mẫu máy bay rất mới, rất hiện đại trên thế giới.
Mô hình trực thăng AW-189 được giới thiệu lần đầu ở triển lãm Paris Air Show năm 2011, chính thức bay lần đầu tiên ngày 21/12/2011. AW-189 nhận được chứng chỉ của cơ quan an toàn hàng không châu Âu (EASA) tháng 2/2014 và cơ quan an ninh hàng không liên bang Mỹ (FAA) tháng 3/2015.
Video đang HOT
AW-189 được xem là biến thể phục vụ cho các mục đích dân sự của mẫu quân sự AW-149, nhưng được chế tạo trên cơ sở mở rộng khung thân thế hệ AW-139. AgustaWestland thiết kế AW-189 nhắm tới khách hàng mong muốn mẫu trực thăng hỗ trợ hoạt động tuần tra biển, tìm kiếm cứu nạn và vận tải hành khách.
Trực thăng đa năng AW-189 có chiều dài 17,6m, cao 5,06m, trọng lượng có ích 8,3 tấn.
Máy bay có thể chở tới 19 người với bố trí ghế ngồi sang trọng, thuận tiện.
Cận cảnh mô hình cabin lái trực thăng AW-189 mà Việt Nam mua. Có thể thấy, chúng rất đơn giản và hiện đại với 4 màn hình tinh thể lỏng cỡ lớn hiển thị các thông số kĩ thuật bay.
AW-189 được trang bị hai động cơ tuốc bin trục CT7-2E1 công suất 2.000 mã lực/chiếc kết hợp với cánh quạt chính 5 lá và cánh quạt đuôi 4 lá. Máy bay có thể đạt tốc độ hành trình 267-278km/h, tầm bay 307-907km với dung tích nhiên liệu 2.063 lít.
Dù mới ra mắt không lâu nhưng AgustaWestland đã nhận được đơn hàng 150 chiếc từ 10 công ty hàng không khắp thế giới. Và Việt Nam sẽ là khách hàng thứ 11 trên thế giới, thứ hai ở Đông Nam Á (sau Malaysia) mua loại trực thăng tối tân này trang bị cho Tổng Công ty trực thăng Việt Nam phục vụ hoạt động bay dịch vụ du lịch, bay dầu khí, phục vụ đoàn công tác Đảng và Nhà nước và khi cần có thể làm nhiệm vụ quốc phòng.
Hoàng Lê
Theo_Kiến Thức
Kỳ thú vua trực thăng vận tải Mi-26T Nga cẩu...Mi-26
Với trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 56 tấn, biến thể trực thăng vận tải Mi-26T có thể dễ dàng vận chuyển phần thân của một chiếc Mi-26 khác.
Với trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 56 tấn, biến thể trực thăng vận tải Mi-26T có thể dễ dàng vận chuyển phần thân của một chiếc Mi-26 khác.
Tờ Airrecognition cho biết, biến thể trực thăng vận tải Mi-26T do công ty trực thăng Nga chế tạo vừa hoàn tất đơn hàng vận chuyển phần thân nặng 14 tấn của một chiếc Mi-26 khác từ thành phố Yoshkar-Ola đến nhà máy sản xuất Rostvertol tại thành phố Rostov-On-Don để tiến hành sửa chữa.
Valery Chumakov - Chỉ huy phi hành đoàn Mi-26T thuộc hãng hàng không Rostvertol-Avia Airlines cho biết, chiếc Mi-26T đã mất 9 ngày để vận chuyển phần thân của một chiếc Mi-26 khác từ Yoshkar-Ola đến Rostov-On-Don và phải đi qua nhiều vùng khác nhau như Cheboksary, Ulyanovsk, Saransk, Penza, Saratov, Kamyshin, Volgograd cuối cùng là Volgodonsk.
Hình ảnh chụp chiếc Mi-26T vận chuyển phần thân của một chiếc Mi-26 khác đi từ Yoshkar-Ola đến Rostov-On-Don.
Cũng theo Valery Chumakov, trở ngại lớn nhất trong quá trình vận chuyển phần thân khổng lồ của Mi-26 vẫn là yếu tố thời tiết khi phải bay qua nhiều loại địa hình khác nhau. Tuy nhiên với kinh nghiệm bay hơn 15 năm trên Mi-26T, Chumakov cho rằng, những yếu tố này hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của Mi-26T.
Trước đó vào năm 2009, trực thăng Mi-26T cũng đã từng thực hiện việc vận chuyển phần thân của một số loại trực thăng đến nhà máy Rostverto đến tiến hành sửa chữa. Chính nhờ điều này đã chứng minh được khả năng của dòng trực thăng vận tải hạng nặng này trong việc vận chuyển các loại hàng hóa có kích thước lớn, không thể đặt vào bên trong khoang chứa hàng của Mi-26T.
Với khả năng có thể được sử dụng cho cả mục đích quân sự lẫn dân sự của Mi-26T, Rostvertol đang lên kế hoạch đưa vào sản xuất hàng loạt biến thể trực thăng vận tải hạng nặng đa năng này với một số nâng cấp mới như giảm số lượng phi hành đoàn, trang bị lại các thiết bị điện tử hàng không tiên tiến cũng như một số bổ sung khác giúp cải thiện an toàn bay và tạo điều kiện thuận lợi cho phi công khi vận hành Mi-26T trong khoảng thời gian dài.
Mi-26T được phát triển dựa trên phiên bản trực thăng vận tải quân sự hạng nặng Mi-26 - công ty Mil Moscow chế tạo từ những năm 1970 và lần đầu tiên được giới thiệu trước công chúng là tại triển lãm hàng không Paris 1981. Sau đó Mi-26 có thêm một biến thể khác dành cho thị trường xuất khẩu theo đề nghị từ Bộ quốc phòng Liên Xô dựa trên những thành công mà Mi-26 đạt được.
Trong ảnh là một chiếc Mi-26 chuẩn vận chuyển một chiếc CH-47 Chinook tới địa điểm sữa chửa.
Đến năm 1985, Mil Moscow cho ra mắt biến thể trực thăng vận tải Mi-26 dành cho thị trường xuất khẩu và thương mại, với thiết kế hoàn toàn khác so với các phiên bản quân sự trước đó. Các trang thiết bị hàng không của biến thể Mi-26 này vẫn được giữ nguyên tuy nhiên các thiết bị phục vụ cho mục đích quân sự đều bị gỡ bỏ. Ngay sau khi xuất hiện biến thể dân sự của Mi-26 đã nhanh chóng tìm được chỗ đứng của mình trên thị trường hàng không quốc tế lẫn nội địa ở Liên Xô.
Phải đến tận năm 1996, biến thể Mi-26T mới thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của mình và một năm sau đó là biến thể Mi-26 dùng cho chữa cháy cũng được đưa vào thử nghiệm. Từ khi được đưa vào sử dụng cho tới nay, Mi-26 từng thực hiện khá nhiều đơn đặt hàng vận chuyển các loại hàng hóa đặc biệt như xác voi ma mút trong một tảng băng vào năm 1999 hay vào các năm 2002 và 2009 Mi-26T từng thực hiện việc cứu hộ các trực thăng vận tải hạng nặng Boeing CH-47 Chinook có trọng lượng tới 11 tấn rơi ở chiến trường Afghanistan và nhiều các đơn đặt hàng đặc biệt khác mà Mi-26T từng thực hiện.
Trà Khánh
Theo_Kiến Thức
Ảnh khói lửa cho thấy sự khốc liệt của chiến tranh VN Những hình ảnh nay lột tả sự khốc liệt của cuộc chiến tranh Việt Nam do My phat đông, như canh trực thăng vận tải trúng đạn, bom napalm nổ... Trực thăng của quân đội Mỹ nã súng máy vào hàng cây nghi là vị trí ẩn náu của bộ đội Việt Nam trong một đợt đổ bộ tấn công ở Tây Ninh....