Việt Nam mua 3 tổ hợp tên lửa phòng không SPYDER-SR
Viện Nghiên cứu Hòa bình Stockholm (SIPRI) vừa cập nhật thông tin chính thức về việc Việt Nam đã đặt mua 3 tổ hợp tên lửa phòng không SPYDER-SR cùng một lượng lớn đạn tên lửa.
SIPRI chính thức xác nhận Việt Nam đặt mua 3 tổ hợp SPYDER-SR
Theo thống kê mới nhất trong Cơ sở dữ liệu chuyển giao vũ khí của Viện Nghiên cứu Hòa bình Stockholm (SIPRI), Việt Nam đã chính thức đặt mua 3 tổ hợp tên lửa phòng không SPYDER-SR tầm gần cực hiện đại của Israel.
Đi kèm theo đó là 250 đạn các loại, gồm 125 quả tên lửa Derby và 125 quả tên lửa Python. Như vậy, mỗi tổ hợp sẽ “được chia” chừng hơn 80 quả tên lửa, rất khớp với lượng đạn phân bổ (cả sẵn sàng phóng và dữ trữ) cho mỗi tổ hợp SPYDER-SR theo thiết kế của Nhà sản xuất.
Chuẩn bị tiếp nhận từ sớm
Được biết công tác chuẩn bị tiếp nhận của Quân chủng Phòng không – Không quân đã diễn ra một cách bài bản từ rất sớm. Ngay từ tháng 4/2015, tại Học viện PK-KQ đã diễn ra khóa Bồi dưỡng Tiếng Anh và kiến thức cơ sở ngành cho đối tượng chuyển loại khí tài tên lửa SPYDER.
Đúng ngày 30/12/2015, Lễ tốt nghiệp khóa học này đã được bế mạc với 80 học viên, được lựa chọn từ những sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang công tác tại các đơn vị tên lửa trong Quân chủng.
Tổ hợp tên lửa phòng không Spyder-SR.
Trước đó, giữa tháng 10/2015, trong bài viết “Xây dựng lực lượng phòng không – không quân hiện đại, bảo vệ vững chắc bầu trời”, Trung tướng Lê Huy Vịnh, Tư lệnh Quân chủng PK-KQ đã chính thức xác nhận về việc Việt Nam đặt mua hệ thống tên lửa phòng không SPYDER tiên tiến.
Video đang HOT
Theo báo QĐND, các đơn vị dự kiến sẽ được trang bị các tổ hợp tên lửa này như Trung đoàn 236, 257 – Sư đoàn 361; Trung đoàn 263 – Sư đoàn 367 và Trung đoàn 275 – Sư đoàn 375 và một số đơn vị khác, phân bố đều ở các miền Bắc – Trung – Nam.
Với chỉ 3 tổ hợp đầu tiên, chắc chắn chỉ là hợp đồng mua sắm giai đoạn 1 mang tính thử nghiệm, sau đó có thể Quân chủng PK-KQ sẽ được trang bị nhiều tổ hợp tên lửa SPYDER hơn. Bởi lẽ, để biên chế đủ cho 4 trung đoàn kể trên cần phải có không dưới 10 tổ hợp vì ít nhất mỗi đơn vị cũng phải có từ 2 tiểu đoàn hỏa lực trở lên.
Thông thường, các khóa học chuyển loại tên lửa thế hệ mới thường mất từ 3-6 tháng nhưng với loại tên lửa có xuất xứ từ Israel theo hệ tiếng Anh có thể mất nhiều thời gian hơn một chút. Tuy nhiên, tin chắc rằng với nỗ lực cao nhất của cán bộ chiến sĩ tại các đơn vị, có thể khẳng định mọi kiến thức mới đều được họ tiếp thu nhanh nhất.
Như vậy, đến nay, về cơ bản công tác chuẩn bị cả về nhân lực, trận địa, cơ sở vật chất từ cấp Quân chủng PK-KQ tới các sư đoàn, trung đoàn và các phân đội đều đã hoàn tất, sẵn sàng cho việc tiếp nhận các tổ hợp tên lửa phòng không SPYDER hiện đại đầu tiên.
Vùng hỏa lực của SPYDER đan kín bầu trời.
Với sự hướng dẫn của chuyên gia nước ngoài tại Việt Nam sau quá trình tiếp nhận vũ khí mới sẽ tiếp tục nâng cao hơn trình độ của kíp trắc thủ cũng như của các bộ phận đảm bảo kỹ thuật, làm sao để đưa loại tên lửa hiện đại này vào sẵn sàng chiến đấu nhanh nhất, bảo vệ vùng trời Tổ quốc.
Chắc chắn với định hướng tiến thẳng lên hiện đại, trong thời gian tới Quân chủng PK-KQ sẽ còn được trang bị những vũ khí, trang bị hiện đại hơn nữa đảm bảo “Tổ quốc không bị bất ngờ bởi những tình huống trên không”.
TÊN LỬA SPYDER – HỎA LỰC GIĂNG KÍN BẦU TRỜI
Thứ nhất, đáp ứng tiêu chỉ “tiến thẳng lên hiện đại”. Nhờ khả năng phương thức tác chiến mạng trung tâm, tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết, có khả năng cơ động tự hành cao, chuyển cấp chiến đấu nhanh và ngắm bắn được nhiều mục tiêu cùng lúc.
THTLPK SPYDER ứng dụng công nghệ truyền dữ liệu vô tuyến tự động qua băng sóng VHF/UHF, được mã hoá và kháng nhiễu giữa các xe trong tổ hợp và giữa tổ hợp với các bộ phận khác nhau của hệ thống phòng không hợp nhất từ khoảng cách 100 km.
Đây là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo mạng lưới thông tin chỉ huy kịp thời, chính xác, bí mật và an toàn của tổ hợp trong tác chiến phòng không hiện đại.
Thứ hai, đáp ứng tiêu chí cơ động lực lượng và chuyển hóa thế trận. SPYDER đáp ứng được tiêu chí cơ động lực lượng chuyển hoá thế trận phòng không để đảm bảo có một thế trận phòng không liên hoàn, hiểm hóc, có chiều sâu và vững chắc.
Thứ ba, đáp ứng tiêu chí chống chế áp điện tử. SPYDER có các tính năng chống chế áp điện tử để đối phó hiệu quả và triệt tiêu ưu thế của địch trong tất cả các khâu của tác chiến phòng không từ trinh sát, phát hiện mục tiêu, đảm bảo thông tin chỉ huy và chỉ huy xạ kích.
Hệ thống radar trinh sát và chỉ thị mục tiêu của SPYDER là loại rất khó bị phát hiện và chế áp bởi khí tài trinh sát và chế áp điện tử của đối phương.
Bên cạnh đó, khí tài trinh sát quang điện tử TOPLITE trang bị cho từng xe bệ phóng để làm kênh trinh sát dự phòng trong trường hợp hệ thống trinh sát radar bị gây nhiễu hoặc phá huỷ.
Hệ thống thông tin chỉ huy cũng được thiết kế để đảm bảo vận hành thông suốt trong môi trường bị chế áp điện tử.
Các đạn tên lửa của THTLPK SPYDER cũng được thiết kế để có thể miễn nhiễm với gây nhiễu điện tử, với các đạn có đầu tự dẫn ảnh nhiệt hồng ngoại 2 băng sóng và đạn có đầu tự dẫn ra đa chủ động.
Theo Soha News
Ấn Độ theo Việt Nam chọn tên lửa SPYDER của Israel
Thất vọng trước tên lửa nội địa, Quân đội Ấn Độ để ngỏ khả năng mua tên lửa phòng không SPYDER của Israel.
Thất vọng trước tên lửa nội địa, Quân đội Ấn Độ để ngỏ khả năng mua tên lửa phòng không SPYDER của Israel.
Một nguồn tin thuộc ngành công nghiệp quốc phòng Ấn Độ tiết lộ với Jane's cho hay, nhiều khả năng quân đội nước này sẽ lựa chọn hệ thống tên lửa phòng không SPYDER do Israel phát triển như một biện pháp bổ sung khi tổ hợp tên lửa nội địa Akash không hoàn thành tốt vai trò của mình.
Dù được Quân đội Ấn Độ đưa vào trang bị từ năm 2009 với số lượng được sản xuất lên đến 3.000 đơn vị, nhưng tên lửa Akash vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu ngày càng lớn từ các tướng lĩnh Ấn Độ.
Do đó Bộ Quốc phòng Ấn Độ đang xem xét một giải pháp khác hiệu quả hơn. Một trong số đó là mua các hệ thống tên lửa phòng không SPYDER do hãng Rafale và IAI của Israel hợp tác phát triển.
Nhưng vẫn còn một vấn đề phát sinh khác là Lục quân và Không quân Ấn Độ đang tranh nhau quyền vận hành hệ thống tên lửa phòng không mới này nếu chúng được mua trong thời gian sắp tới.
Hệ thống tên lửa phòng không SPYDER sẽ là giải pháp tình thế hiệu quả cho Quân đội Ấn Độ trong khi đợi Akash được hoàn thiện thêm.
Hệ thống tên lửa phòng không SPYDER được công ty Rafale Israel phát triển thành hai biến thể gồm: tầm trung SPYDER-MR và tầm ngắn SPYDER-SR.
Trong đó SPYDER-SR được đánh giá là mẫu tên lửa phòng không tầm ngắn hiệu quả, có khả năng cơ động cao nó có thể tiêu diệt được các mục tiêu bay tầm thấp như máy bay chiến đấu, trực thăng vũ trang, phương tiện bay không người lái và các loại vũ khí dẫn đường.
SPYDER-SR có khả năng đánh chặn các mục tiêu ở khoảng cách từ 1km đến 20km ở độ cao từ 20m đến 9.000m. Đây là hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến nhất của Rafael hiện nay mỗi hệ thống được trang bị 4 tên lửa đất đối không Derby và Python-5.
Toàn bộ hệ thống được đặt trên khung gầm xe tải đặc chủng với hệ thống radar bám bắt mục tiêu EL/M-2106 ATAR hoặc radar đa chế độ EL/M-2084.
Đáng lưu ý, hiện Việt Nam cũng đã mua một số lượng nhỏ tên lửa phòng không SPYDER của Israel sử dụng song song với hệ tên lửa truyền thống Liên Xô.
Trà Khánh
Theo_Kiến Thức
Bộ đôi siêu xe Ferrari-Lamborghini cập cảng Việt Nam Cặp đôi siêu xe Ferrari 488 GTB - Lamborghini Gallardo LP560-4 Spyder mới, đều có màu sơn "trắng tinh khôi" vừa xuất hiện tại Việt Nam. Mới chi trong 3 tháng đầu năm 2016, nhiều siêu xe đã liên tục được các đại gia Việt đưa về. Vừa qua, lại có thêm một cặp đôi siêu xe màu trắng Ferrari 488 GTBvà Lamborghini...