Việt Nam mong Trung Quốc – Australia giải quyết bất đồng
Việt Nam mong Trung Quốc, Australia đối thoại để giải quyết bất đồng trong bối cảnh quan hệ hai bên căng thẳng vì nhiều tranh cãi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết.
“Việt Nam luôn mong muốn hai nước giải quyết bất đồng thông qua đối thoại trên cơ sở tôn trọng, hợp tác và hiểu biết lẫn nhau, góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển khu vực và trên thế giới”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết trong cuộc họp báo thường kỳ chiều nay, khi được hỏi về căng thẳng trong quan hệ Australia – Trung Quốc.
Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng trong cuộc họp báo chiều 3/12. Ảnh: Vũ Anh .
Video đang HOT
Quan hệ Bắc Kinh – Canberra xấu đi đáng kể những tháng gần đây, khi Trung Quốc áp đặt loạt biện pháp trừng phạt kinh tế với hàng hóa Australia, truyền thông Trung Quốc cũng liên tục công kích Australia về một loạt vấn đề. Những động thái dường như bắt đầu từ việc Canberra đối đầu với sự hiện diện ngày càng tăng của Bắc Kinh trong khu vực và kêu gọi mở cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc đại dịch Covid-19.
Căng thẳng leo thang hôm 30/11 khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đăng Twitter ảnh binh sĩ Australia tươi cười cầm con dao dính máu kề vào cổ họng một em bé Afghanistan đang ôm cừu. Bức ảnh giả do họa sĩ Trung Quốc Fu Yu tạo ra bằng phần mềm đồ họa máy tính, dẫn tới tranh cãi gay gắt giữa Canberra và Bắc Kinh.
Thủ tướng Australia Scott Morrison khẳng định bức ảnh này là “đáng chê trách” và “xúc phạm”, cho rằng Bắc Kinh nên hổ thẹn vì bài đăng. Ông cũng cho biết chính phủ Australia đã yêu cầu lời xin lỗi từ Trung Quốc và kêu gọi Twitter gỡ bài đăng được ghim đầu trang của ông Triệu.
Tuy nhiên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh sau đó nói Australia nên cảm thấy xấu hổ và xin lỗi, sau thông tin lính đặc nhiệm nước này sát hại nhiều dân thường Afghanistan.
Người đứng đầu quân đội Australia tuần trước cho biết 13 binh sĩ lực lượng đặc nhiệm nước này phải đối mặt với việc bị sa thải và bị điều tra tội ác chiến tranh liên quan đến báo cáo về các vụ hành quyết dân thường Afghanistan. Báo cáo cho thấy đặc nhiệm Australia đã thực hiện ít nhất 39 vụ giết người trái pháp luật, hạ sát dân thường không có khả năng chiến đấu hoặc đã bị khống chế tại Afghanistan trong giai đoạn 2009-2013.
Chuyến bay đầu tiên đón sinh viên quốc tế đến Australia
Sau 9 tháng trì hoãn, chuyến bay đầu tiên đón sinh viên quốc tế dự kiến sẽ đến Australia vào sáng 30/11. Các sinh viên trên chuyến bay sẽ phải cách ly y tế tập trung trong 2 tuần sau đó sẽ làm các thủ tục nhập học theo quy định.
Khoảng 70 sinh viên quốc tế đến từ Trung Quốc đại lục, Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc), Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia đã tập trung tại sân bay Changi, Singapore để đáp chuyến bay đến Australia vào sáng 30/11.
Cơ sở cách ly Howard Springs sẽ được sử dụng để cách ly các sinh viên của Đại học Charles Darwin từ ngày mai. Ảnh Bộ Nội vụ Australia
Đây là chuyến bay thí điểm đầu tiên do Đại học Charles Darwin (CDU) tổ chức. Dự kiến, chuyến bay sẽ hạ cánh tại sân bay quốc tế Darwin, thuộc Lãnh thổ phía Bắc. Sau khi hạ cánh, các sinh viên trên chuyến bay này sẽ được chuyển đến Cơ sở kiểm dịch Howard Springs để bắt đầu 14 ngày cách ly. Sau thời gian cách ly kiểm dịch, số sinh viên này sẽ làm các thủ tục nhập học theo quy định của cơ sở đào tạo.
Đây là chuyến bay thuê bao đầu tiên đón sinh viên quốc tế đến Australia kể từ khi nước này đóng cửa biên giới vào cuối tháng 3 để ngăn chặn dịch Covid-19. Trước đó vào tháng 6 vừa qua, 2 trường đại học tại bang Nam Australia và Lãnh thổ thủ đô đã phải hủy bỏ kế hoạch tổ chức các chuyến bay đón sinh viên quốc tế do dịch bệnh bùng phát lần 2 tại một số bang của Australia.
Theo tin từ báo điện tử ABC, mỗi sinh viên đã phải trả 2.500 AUD để được lên chuyến bay này. 3 ngày trước khi lên máy bay, các sinh viên phải xét nghiệm Covid-19 và gửi kết quả cho trường Đại học. Trong thời gian 10 giờ quá cảnh tại Singapore để chờ chuyến bay đến Darwin, để đảm bảo an toàn dịch bệnh, các sinh viên Trung Quốc và Việt Nam được tập trung tại một khu tách biệt với các sinh viên khác đến từ Nhật Bản và Indonesia, những quốc gia hiện được coi là có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh từ mức trung bình đến cao. Bên cạnh đó, trong thời gian bay, toàn bộ số hành khách đặc biệt này sẽ phải sử dụng các thiết bị bảo vệ cá nhân, đeo khẩu trang, đồng thời được cung cấp một số đồ dùng kháng khuẩn.
Sinh viên quốc tế mang về nguồn thu hàng chục tỷ AUD mỗi năm cho các cơ sở giáo dục quốc tế và các ngành dịch vụ đi kèm tại Australia. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 bùng phát đã khiến một số lượng lớn sinh viên nước ngoài không thể quay lại hoặc đến Australia để nhập học. Vào thời điểm cuối tháng 2, khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát, hơn 100.000 sinh viên quốc tế theo học tại các trường của Australia đang ở nước ngoài. Và đến nay phần lớn số sinh viên này vẫn chưa thể đến Australia.
Chính phủ Australia hiện ưu tiên sử dụng các cơ sở kiểm dịch và chuyến bay quốc tế để đón công dân trở về trước dịp Giáng sinh và năm mới. Tuy nhiên, các trường đại học đang gây sức ép đối với chính quyền liên bang cũng như với các bang để sớm cho phép sinh viên quốc tế quay trở lại học tập. Các cơ sở giáo dục quốc tế lo ngại nếu chính quyền không sớm thay đổi quyết định, các nước phát triển khác như Anh, Mỹ và Canada sẽ hút hết sinh viên của Australia.
Theo ABC, từ đầu tháng đến nay, các trường đại học, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp của Anh đã phối hợp thuê 31 chuyến bay để đưa hơn 7.000 sinh viên Trung Quốc đến Anh.
Chuyên gia Mỹ: 'Biden có thể dung hòa chính sách Biển Đông của Trump và Obama' Biden có thể dung hòa chính sách không cương quyết nhưng nhất quán của Obama với sự cứng rắn gần đây của Trump về vấn đề Biển Đông, theo chuyên gia Mỹ Poling. "Tôi không cho rằng chúng ta sẽ thấy nhiều thay đổi trong chính sách của Mỹ về Biển Đông sau khi Biden nhậm chức", Gregory Poling, giám đốc Sáng kiến...