Việt Nam mong muốn thúc đẩy thương mại với CH Udmurtia
Hội thảo là bước đi tốt đẹp để giới thiệu các tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam và CH Udmurtia nói riêng cũng như Nga nói chung, trong bối cảnh dịch COVID-19 gây nhiều ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu.
Một góc thành phố Izhevsk của CH Udmurtia. (Ảnh: Wikivoyage)
Sáng 27/11 (giờ Moskva), Hội thảo trực tuyến xúc tiến thương mại giữa Việt Nam với Cộng hòa Udmurtia (thuộc Liên bang Nga) đã diễn ra với sự tham gia của Thủ tướng Cộng hòa Udmurtia Alesander Brechalov và Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại ( Bộ Công Thương Việt Nam) Vũ Bá Phú.
Tham dự hội thảo còn có Thương vụ Việt Nam tại Liên bang Nga; Đại diện thương mại Liên bang Nga tại Việt Nam cùng đại diện các doanh nghiệp của Việt Nam và CH Udmurtia .
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Alesander Brechalov nhấn mạnh đến sự kiện hai nước Việt Nam và Nga kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao. Ông Brechalov bày tỏ mong muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam, đồng thời hy vọng sự kiện này sẽ giúp các doanh nghiệp hai bên hiểu rõ những đề xuất của nhau.
Ông Brechalov đã nêu bật những khái quát về tiềm năng kinh tế của CH Udmurtia. Trong đó, nước này hiện sản xuất 40% các sản phẩm canxi, 20% các sản phẩm kẽm phục vụ ngành hạt nhân toàn cầui; chế tạo 2% máy bay không người lái (UAV) trên thế giới; sản xuất 90% vũ khí cầm tay, 50% phôi thép của nước Nga.
Video đang HOT
Đặc biệt, Udmurtia là nơi đặt trụ sở của tập đoàn Kalashnikov, vốn nổi tiếng với các loại súng trường AK và đang sản xuất khoảng 20% số vũ khí trên thế giới. Udmurtia cũng đứng đầu Liên bang Nga về sản lượng phômai và đứng thứ 3 về sản lượng sữa.
[Địa phương Nga đề cao triển vọng hợp tác thương mại với Việt Nam]
Ngoài ra, CH Udmurtia với 1.861.700 hecta đất canh tác cũng chú trọng đến việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp trong khu vực. Thủ tướng Brechalov cho biết chính quyền có thể hỗ trợ tới 50% chi phí nếu đầu tư vào nông nghiệp, đồng thời giới thiệu một danh sách các doanh nghiệp nông nghiệp hàng đầu Udmurtia để hợp tác xuất khẩu hàng hóa sang Việt Nam.
Về phần mình, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Bộ Công Thương Việt Nam Vũ Bá Phú cho rằng hội thảo là bước đi tốt đẹp để giới thiệu các tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam và CH Udmurtia nói riêng cũng như Nga nói chung, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang gây ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động kinh doanh và thương mại toàn cầu.
Ông Vũ Bá Phú nhấn mạnh, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) sẽ hợp tác chặt chẽ nhất với Đại diện Thương mại Liên bang Nga tại Việt Nam để thúc đẩy thương mại song phương. Trong khi đó, Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Liên bang Nga, ông Dương Hoàng Minh cho biết, kim ngạch thương mại song phương vẫn tăng trưởng tốt đẹp, bất chấp ảnh hưởng xấu của dịch COVID-19.
Trong 9 tháng đầu năm, kim ngạch thương mại song phương đạt 4,1 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nga đạt 2,4 tỷ USD, tăng gần 4% và kim ngạch xuất khẩu của Nga sang Việt Nam đạt 1,7 tỷ USD, tăng gần 14% so với cùng kỳ năm trước.
Các loại mặt hàng xuất nhập khẩu giữa hai nước cũng ngày càng đa dạng hơn. Tuy nhiên, hiện các doanh nghiệp hai bên mới chỉ tận dụng được rất ít lợi thế từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEC) có hiệu lực từ năm 2016.
Ông Dương Hoàng Minh cũng thông báo rằng, mới đây 10 nước thành viên ASEAN cùng 3 đối tác Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia và New Zealand đã ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), hình thành khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới.
Trong khi đó, Đại diện thương mại Liên bang Nga tại Việt Nam Vyacheslav Karinov khẳng định nền kinh tế Việt Nam vẫn đang tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ. Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Nga đang có xu hướng tăng mạnh.
Ví dụ trong 9 tháng tính từ đầu năm nay kim ngạch xuất khẩu lúa mì và ngô tăng 3 lần, xuất khẩu thịt lợn tăng 4,5 lần. Dự kiến đến cuối năm 2020, kim ngạch thương mại hai chiều có thể đạt 6 tỷ USD. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp của Udmurtia quảng bá tại Việt Nam vẫn rất ít. Ông Karinov bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp Udmurtia tăng cường tiếp xúc với các đối tác Việt Nam để tiếp cận thị trường ngày càng phát triển này./.
Thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam giảm 1,7%, đạt 58,2 tỷ USD cuối tháng 6/2020
Việc cải thiện tâm lý của các nhà đầu tư và điều kiện tài chính toàn cầu đã tạo ra sự gia tăng hết sức cần thiết cho các thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ tại khu vực Đông Á mới nổi, bất chấp những nguy cơ từ đại dịch Covid-19.
Đó là đánh giá được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đưa ra trong ấn bản mới nhất của Báo cáo Giám sát trái phiếu châu Á vừa công bố.
Chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB, ông Yasuyuki Sawada, nhận định: "Các chính phủ trong khu vực đã rất linh hoạt khi ứng phó với tác động của đại dịch Covid-19 thông qua một loạt giải pháp chính sách, bao gồm nới lỏng tiền tệ và kích thích tài chính. Điều hết sức quan trọng là các chính phủ và ngân hàng trung ương cần duy trì lập trường chính sách tiền tệ mang tính thích ứng và bảo đảm đủ thanh khoản để hỗ trợ sự ổn định tài chính và phục hồi kinh tế".
Khu vực Đông Á mới nổi bao gồm Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Trong giai đoạn từ ngày 15/6 tới ngày 11/9, lợi suất trái phiếu chính phủ tại phần lớn các thị trường Đông Á mới nổi đã giảm sút trong bối cảnh các chính sách tiền tệ thích ứng được áp dụng và tăng trưởng yếu trên khắp khu vực. Trong khi đó, việc cải thiện tâm lý đã dẫn tới sự gia tăng trong các thị trường vốn cổ phần của khu vực và thu hẹp chênh lệch tín dụng, với hầu hết các đồng tiền trong khu vực đều mạnh lên so với đồng USD.
Trái phiếu bằng đồng nội tệ đang lưu hành trên các thị trường Đông Á mới nổi đạt 17.200 tỷ USD vào cuối tháng 6, tăng 5,0% so với tháng 3/2020 và cao hơn 15,5% so với tháng 6/2019.
Tính theo tỷ lệ phần trăm của tổng sản phẩm quốc nội khu vực, trái phiếu bằng đồng nội tệ đang lưu hành của khu vực Đông Á mới nổi đã đạt tới 91,1% vào cuối tháng 6, so với mức 87,8% hồi tháng 3, chủ yếu là do lượng tiền lớn cần thiết để chống lại đại dịch và giảm thiểu tác động của nó.
Lượng phát hành trái phiếu trong khu vực đạt 2.000 tỷ USD trong quý II, tăng 21,3% so với quý I năm nay. Trung Quốc vẫn là nơi có thị trường trái phiếu lớn nhất của khu vực, chiếm tới 76,6% tổng lượng trái phiếu của khu vực tính tới cuối tháng 6.
Thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam đã giảm 1,7% tại thời điểm cuối tháng 6 năm nay, đạt 58,2 tỷ USD, sau khi có được mức tăng trưởng hằng quý lành mạnh là 10,4% trong quý I. Điều này chủ yếu là do khối lượng trái phiếu đang lưu hành thấp hơn trong khu vực chính phủ, ngay cả khi lượng trái phiếu doanh nghiệp gia tăng.
Tính tới cuối tháng 6 năm 2020, trái phiếu chính phủ Việt Nam đã thu hẹp 7,8% so với quý trước, đạt mức 50,1 tỷ USD, chiếm 86,2% tổng lượng trái phiếu toàn quốc. Tuy nhiên, trong quý II, trái phiếu doanh nghiệp đã tăng mạnh ở mức 65,6% so với quý trước, đạt 8 tỷ USD. Nếu tính theo năm, mức tăng trưởng trái phiếu doanh nghiệp đạt 76% vào cuối tháng 6 năm 2020.
Báo cáo cho biết, lượng trái phiếu chính phủ đang lưu hành của khu vực đã đạt 10.500 tỷ USD vào cuối tháng 6, bằng 60,8% tổng giá trị trái phiếu của khu vực. Trong khi đó, trái phiếu doanh nghiệp đạt 6.700 tỷ USD.
Rủi ro tiêu cực lớn nhất đối với sự ổn định tài chính là đại dịch Covid-19 kéo dài và tồi tệ hơn, có thể làm suy yếu triển vọng kinh tế của khu vực. ADB dự báo mức giảm 0,7% cho châu Á đang phát triển trong năm 2020. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm khả năng bất ổn xã hội do tác động kinh tế của đại dịch, cũng như những căng thẳng tiếp tục giữa Trung Quốc và Mỹ.
Giá USD hôm nay 25/9 Tại các ngân hàng thương mại, sáng nay giá USD biến động nhẹ và giá đồng Nhân dân tệ (NDT) giảm nhẹ. Tỷ giá trung tâm tăng 5 đồng. Ảnh: TTXVN Tỷ giá ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại Tại các ngân hàng thương mại, sáng nay giá USD biến động nhẹ và giá đồng Nhân dân tệ (NDT) giảm nhẹ....