Việt Nam luôn chào đón các doanh nghiệp Nhật Bản mở rộng đầu tư
Chiều 7/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc làm việc, tọa đàm với tổ chức kinh tế, doanh nghiệp Nhật Bản có ý định mở rộng đầu tư vào Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chứng kiến lễ trao thoả thuận hợp tác giữa Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Chiều 7/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc làm việc, tọa đàm với tổ chức kinh tế, doanh nghiệp Nhật Bản có ý định mở rộng đầu tư vào Việt Nam.
Cùng dự có lãnh đạo một số bộ, ngành của Việt Nam, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam, ông Yamada Takio, các tổ chức kinh tế của Nhật Bản như JCCI (Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam), JETRO (Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản), JICA (Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản), 30 doanh nghiệp Nhật Bản.
Phát biểu mở đầu cuộc đối thoại, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ đánh giá cao Chính phủ Nhật Bản và những đóng góp to lớn của Ngài Abe Shinzo đối với việc phát triển quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng giữa hai nước trong thời gian qua. Quan hệ Việt Nam-Nhật Bản đã đạt nhiều thành tựu, sự tin cậy giữa hai nước ngày càng sâu sắc.
Trong bối cảnh tác động tiêu cực của COVID-19, Thủ tướng hoan nghênh, đánh giá cao Chính phủ Nhật Bản đã kịp thời đưa ra quyết sách hỗ trợ đa dạng hóa chuỗi cung ứng ở nước ngoài và bày tỏ vui mừng khi được biết trong số 30 doanh nghiệp Nhật Bản nhận được hỗ trợ đợt đầu của Chính phủ nước này, có 15 doanh nghiệp mong muốn mở rộng đầu tư ở Việt Nam.
Đây cũng là niềm vui, sự động viên để Việt Nam tự tin tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư tốt hơn nữa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thành công, trong đó có các doanh nghiệp Nhật Bản.
Thủ tướng khẳng định, Chính phủ Việt Nam luôn đánh giá cao vai trò của cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản, những nhà đầu tư nghiêm túc, có trách nhiệm, kinh doanh có hiệu quả, đóng góp vào ngân sách, chú trọng bảo vệ môi trường, chăm lo đời sống người lao động.
Doanh nghiệp Nhật Bản luôn giữ chữ tín, điều rất quan trọng trong kinh doanh, Thủ tướng nêu rõ, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), Luật Đầu tư PPP với nhiều điểm mới, minh bạch, thuận lợi, ưu đãi đầu tư…
Video đang HOT
Ngoài ra, thực hiện các cam kết tiêu chuẩn cao của các FTA như CPTPP, EVFTA, Việt Nam sẽ trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn, có môi trường đầu tư theo các chuẩn mực quốc tế tiên tiến.
Với 100 triệu dân và thu nhập ngày càng tăng, nằm trong khối ASEAN năng động có gần 650 triệu dân, Thủ tướng nhấn mạnh, thị trường Việt Nam đủ lớn cho các kế hoạch đầu tư kinh doanh, phù hợp với các chiến lược tái cấu trúc, dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu và khu vực của các nhà đầu tư quốc tế, đặc biệt là Nhật Bản.
Thủ tướng cũng cho biết đã thành lập Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài do một Phó Thủ tướng làm Tổ trưởng để nắm bắt cơ hội hợp tác đầu tư, đối thoại, xử lý kiến nghị của các nhà đầu tư lớn đến Việt Nam.
Thủ tướng cũng đã chỉ đạo mở lại các chuyến bay thương mại tới một số đường bay có hệ số an toàn cao, trong đó có Nhật Bản với quy trình nhập cảnh rút gọn, thuận lợi, vừa bảo đảm an toàn chống dịch, vừa thuận lợi cho kinh doanh.
Ông Yamada Takio, Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam phát biểu. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Nhấn mạnh Việt Nam có nhu cầu rất lớn về đầu tư phát triển, Thủ tướng nêu rõ Việt Nam luôn chào đón các doanh nghiệp Nhật Bản mở rộng hợp tác đầu tư vào hạ tầng, năng lượng, công nghiệp chế tạo, nông nghiệp chất lượng cao, công nghệ thông tin, đô thị thông minh, dịch vụ tài chính, ngân hàng, khởi nghiệp dựa trên đổi mới sáng tạo, cũng như tham gia đối tác chiến lược cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương sẽ đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp, hỗ trợ, tạo mọi thuận lợi cho các hoạt động đầu tư kinh doanh, đem lại lợi ích nhiều hơn cho các bên, góp phần đưa quan hệ Việt Nam – Nhật Bản lên tầm cao mới.
Đại sứ Nhật Bản Yamada Takio cho rằng, trong 20 năm trở lại đây, kinh tế Việt Nam đã có sự tăng trưởng vô cùng nhanh chóng và cũng khẳng định vị thế của mình ở trên trường quốc tế.
Mối quan hệ Việt Nam-Nhật Bản đang ngày càng trở nên sâu sắc hơn. Đặc biệt, cuộc điện đàm giữa Thủ tướng hai nước trong tháng này đã minh chứng cho mối quan hệ tin cậy mật thiết ở cấp cao. Đây chính là tài sản vô cùng quý báu trong quan hệ giữa hai nước.
Theo Đại sứ, tình hình dịch bệnh COVID- 19 chưa có dấu hiệu dừng lại. Tuy nhiên, Việt Nam đã chứng tỏ năng lực tốt trong quản lý rủi ro và đã đạt được những kết quả nhất định. Trong khi các nước vẫn đang chật vật trong phòng, chống dịch COVID-19 thì Việt Nam đã sớm phục hồi. Việt Nam đang được hưởng thụ trực tiếp lợi thế từ việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu.
Đại sứ cho biết, các nhà đầu tư trên thế giới, trong đó các doanh nghiệp Nhật Bản đang quan tâm nhiều đến Việt Nam, một nơi đầu tư trong điều kiện bình thường mới hậu COVID-19. Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đang xem xét chuyển dịch cơ sở sản xuất sang Việt Nam. Đại sứ cũng bày tỏ hy vọng Việt Nam sẽ nắm được cơ hội này.
Đại sứ Nhật Bản cũng tán thành việc nối lại việc đi lại giữa hai nước, qua đó, cải thiện việc giải ngân cho các dự án công hiện nay, thu hút nhiều hơn nữa đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, nâng cao xếp hạng tín dụng của Việt Nam.
Khẳng định Nhật Bản sẽ tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam, Đại sứ cũng bày tỏ mong muốn Chính phủ Việt Nam sẽ có các giải pháp phù hợp để phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Nhật Bản cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong việc phát triển kinh tế hơn nữa trong điều kiện bình thường mới.
Tại cuộc đối thoại, các doanh nghiệp Nhật Bản cũng nêu ra nhiều vấn đề trong hợp tác đầu tư tại Việt Nam như nguồn nhân lực, phát triển một số lĩnh vực mới, công nghiệp hỗ trợ, về nghiên cứu và phát triển…
Ghi nhận và trả lời các vấn đề doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương nhanh chóng tháo gỡ các vướng mắc thuộc thẩm quyền; khẳng định tạo mọi điều kiện để việc mở rộng đầu tư các doanh nghiệp Nhật Bản./.
Khu Công nghiệp Dệt may Rạng Đông thu hút dự án hơn 200 triệu USD
Dự án Nhà máy Dệt Top Textile được xây dựng trên diện tích hơn 31ha, tổng mức đầu tư hơn 200 triệu USD, còn Dự án Nhà máy Dệt may Jehong Textile có mức đầu tư trên 6 triệu USD.
Khu công nghiệp Dệt May Rạng Đông (Aurora IP).
Ngày 4/9, tại Khu Công nghiệp Dệt may Rạng Đông - Aurora IP (huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định) diễn ra lễ ký hợp đồng thuê đất và bàn giao đất xây dựng nhà máy cho nhà đầu tư nước ngoài để triển khai 2 dự án, trị giá gần 210 triệu USD.
Ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn địa ốc Cát Tường - đơn vị đầu tư phát triển hạ tầng Khu Công nghiệp Dệt may Rạng Đông cho biết, 2 dự án đầu tiên ký hợp đồng thuê đất xây dựng nhà máy sản xuất thuộc lĩnh vực dệt may là của Công ty Top Textile (Hong Kong) và Công ty Jehong Textile (Đài Loan).
Dự án Nhà máy Dệt Top Textile được xây dựng trên diện tích hơn 31ha, tổng mức đầu tư hơn 200 triệu USD.
Dự kiến khi đi vào hoạt động vào năm 2023 sẽ cung cấp ra thị trường 120 triệu mét vải/năm, tạo việc làm cho hơn 3.000 lao động.
Còn Dự án Nhà máy Dệt may Jehong Textile xây dựng trên diện tích hơn 3ha, tập trung vào lĩnh vực nhuộm vải, tổng mức đầu tư trên 6 triệu USD, với công suất trung bình 16,5 triệu mét vải/năm.
Dự án dự kiến đi vào hoạt động năm 2022, tạo việc làm cho hơn 300 lao động. Đây là các dự án sử dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường.
Ông Ngô Gia Tự, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định thông tin, thời gian qua, địa phương đã tập trung mọi nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kết nối giữa Nam Định với các trung tâm phát triển kinh tế của khu vực và cả nước, nhất là hình thành hạ tầng kết nối các Khu Công nghiệp trên địa bàn với các tỉnh, thành trong khu vực.
Tỉnh đang khẩn trương triển khai dự án xây dựng tuyến đường trục nối vùng kinh tế biển Nam Định và cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình và xây dựng tuyến đường bộ ven biển nhằm rút ngắn thời gian đi lại, thuận tiện giao thương, phát triển kinh tế, thu hút đầu tư.
Cùng với hoàn thiện hạ tầng giao thông, các khu, cụm công nghiệp, Nam Định cũng đặc biệt quan tâm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, xây dựng chính quyền phục vụ người dân, doanh nghiệp, tạo tiền đề để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế-xã hội.
" Nam Định cam kết, tạo mọi điều kiện thuận lợi về đất đai, cơ chế chính sách đối với nhà đầu tư trong và ngoài nước. Mọi thông tin, cơ chế khuyến khích, ưu đãi đối với nhà đầu tư đều được công khai, minh bạch," Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định khẳng định.
Khu Công nghiệp Dệt may Rạng Đông - Aurora IP có tổng diện tích gần 14.000ha, được định hướng xây dựng trở thành Khu Công nghiệp hiện đại, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Giai đoạn 1 của dự án với quy mô 520ha, đến nay đã đủ điều kiện về cơ sở pháp lý để thu hút dự án đầu tư trong các lĩnh vực: may mặc, dệt nhuộm, công nghiệp hỗ trợ và các dịch vụ khác./.
Chọn đúng cổ phiếu, nhiều quỹ ngoại kiếm lợi nhuận bằng lần Cùng với tốc độ tăng trưởng thần tốc của doanh nghiệp được rót vốn, các quỹ ngoại cũng gặt hái lợi nhuận tính bằng lần. Vinamilk luôn được các quỹ truyền tai nhau là câu chuyện thành công. Những câu chuyện thành công kinh điển Trong nhiều cuộc xúc tiến đầu tư do các công ty quản lý quỹ nước ngoài tổ chức,...