Việt Nam lên tiếng về thỏa thuận hợp tác thăm dò với Philippines ở Biển Đông

Theo dõi VGT trên

Việt Nam cho rằng mọi hoạt động hợp tác quốc tế, trong đó có hợp tác biển cần phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Việt Nam lên tiếng về vụ xét xử đường dây buôn người ở AnhViệt Nam-Trung Quốc tích cực hợp tác sau đại dịch Covid-19Việt Nam hoan nghênh đóng góp của châu Âu vào Chiến lược Cửa ngõ toàn cầu .

Việt Nam lên tiếng về thỏa thuận hợp tác thăm dò với Philippines ở Biển Đông - Hình 1

Tòa án tối cao Philippines (ảnh) cho rằng thỏa thuận hợp tác thăm dò dầu khí giữa nước này, Việt Nam và Trung Quốc năm 2005 là vi hiến. (Nguồn: Rappler)

Ngày 12/1, trả lời câu hỏi của phóng viên về thông tin Tòa án tối cao Philippines tuyên bố thỏa thuận thăm dò năng lượng năm 2005 của nước này với các công ty Trung Quốc và Việt Nam là vi hiến, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nêu rõ:

Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lí và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế, đồng thời có quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển được xác lập phù hợp với Công ước Liên hợp quốc (LHQ) về Luật Biển năm 1982.

Là quốc gia ven biển và thành viên của Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982, Việt Nam cho rằng mọi hoạt động hợp tác quốc tế, trong đó có hợp tác biển cần phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích của các nước được xác lập phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982.

Video đang HOT

Trước đó, ngày 10/1, Tòa án tối cao Philippines đã tuyên vô hiệu thỏa thuận thăm dò dầu khí năm 2005 ở Biển Đông với các công ty Trung Quốc và Việt Nam. Theo thoả thuận nói trên, 3 nước được cùng nghiên cứu tiềm năng dầu khí trên một khu vực có diện tích hơn 142.000 km2 trên Biển Đông. Tuy nhiên, thoả thuận này đã vấp phải sự phản đối của một số nhà lập pháp Philippines và đã hết hạn vào năm 2008.

Trong bối cảnh đó, phán quyết của toà án có thể ảnh hưởng tới kế hoạch nối lại đàm phán giữa Philippines và Trung Quốc về việc thăm dò dầu khí chung ở Biển Đông. Đây cũng là một chủ đề thảo luận giữa Tổng thống Ferdinand Marcos Jr và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm Bắc Kinh vừa qua.

Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế

Năm 2022 là tròn 40 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) chính thức được ký kết, 20 năm Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc ký Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và 10 năm thông qua Luật Biển Việt Nam 2012.

Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế - Hình 1
Ngày 8/12/2022, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ), Đại hội đồng khóa 77 tổ chức Phiên họp chính thức kỷ niệm 40 năm ngày thông qua Công ước LHQ năm 1982 về Luật biển (UNCLOS). Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam Đặng Hoàng Giang tham gia chủ trì phiên họp. Ảnh: TTXVN phát

Trong bối cảnh cục diện thế giới đang biến động nhanh chóng và khó lường, những thách thức trong giải quyết các vấn đề trên biển và đại dương ngày càng nhiều, yêu cầu tiếp tục tuân thủ các quy tắc, chuẩn mực, đồng thời duy trì, củng cố lòng tin và hợp tác càng trở nên cấp thiết. Việc xây dựng những vùng biển xanh, hòa bình, an toàn, ổn định cũng là lộ trình hướng tới mục tiêu phát triển bền vững cho cả nhân loại. Việt Nam, với tư cách là thành viên UNCLOS và tham gia ký DOC, đang tích cực đóng góp hướng tới mục tiêu này. Điều đó đã được giới chuyên gia, học giả quốc tế khẳng định trong các cuộc trao đổi với phóng viên TTXVN.

Đây cũng là nội dung chùm bài "Xây dựng những vùng biển hòa bình" gồm 4 bài: Bài 1 - Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế; Bài 2 - Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển; Bài 3 - Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC; Bài 4 - Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm.

Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế

Bốn mươi năm trước, thế giới lần đầu tiên có một khuôn khổ pháp lý điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của tất cả các quốc gia khi hành xử trên biển. Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) được ký ngày 10/12/1982 và chính thức có hiệu lực ngày 16/11/1994, là kết quả của hơn 4 năm chuẩn bị và 9 năm đàm phán. Việt Nam nằm trong số 107 quốc gia đầu tiên tham gia ký thỏa thuận quan trọng này tại Vịnh Montego, Jamaica. Số lượng quốc gia ký Công ước vào thời điểm đó, theo đánh giá của Giáo sư Carl Thayer thuộc Đại học New South Wales, Australia, là "điều chưa từng có".

Bốn mươi năm sau, số thành viên tham gia UNCLOS 1982 đã là 168 quốc gia, trong đó có 164 quốc gia thành viên LHQ. Ngoài ra còn có 14 quốc gia thành viên LHQ đã ký nhưng chưa phê chuẩn. Như vậy, UNCLOS 1982 được đánh giá là văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng nhất, sau Hiến chương Liên hợp quốc, kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Công ước được coi là bản "Hiến pháp của đại dương", là khuôn khổ pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động trên biển và cơ sở pháp lý duy nhất để xác định một cách toàn diện, đầy đủ trật tự trên biển và đại dương.

Là văn kiện pháp lý đa phương đồ sộ, gồm 320 điều khoản và 9 phụ lục, với hơn 1.000 quy phạm pháp luật, UNCLOS chứa đựng toàn bộ các quy định liên quan đến các vùng biển mà một quốc gia ven biển có quyền được hưởng, những quy định liên quan đến việc sử dụng, khai thác biển và đại dương, từ quy chế pháp lý của các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đến chế độ pháp lý đối với biển cả và các vùng di sản chung của loài người; từ việc sử dụng và quản lý tài nguyên biển đến bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, an ninh trật tự trên biển...

Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế - Hình 2
Giáo sư, Tiến sỹ Thomas Engelbert trả lời phỏng vấn TTXVN. Ảnh: Vũ Tùng/TTXVN

Giáo sư, Tiến sĩ Thomas Engelbert, chuyên gia nghiên cứu về biển tại Đại học Hamburg (Đức) đã gọi sự ra đời của UNCLOS 1982 là cột mốc quan trọng trong luật quốc tế liên quan đến biển. Với UNCLOS 1982, lần đầu tiên các không gian đại dương trên Trái Đất được phân bổ rõ ràng, với tất cả các tài nguyên sinh vật và không sinh vật, tất cả các tiện ích trên biển trên cơ sở công bằng và bảo vệ quyền lợi chính đáng của các quốc gia nhỏ, các quốc gia đang phát triển. UNCLOS 1982 là khuôn khổ cho hợp tác quốc tế, khu vực và quốc gia trong các lĩnh vực biển, duy trì trật tự pháp lý trên biển và giải quyết hòa bình các tranh chấp.

Theo giải thích của Đại sứ, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Thao, thành viên Ủy ban Luật quốc tế của LHQ nhiệm kỳ 2023 - 2027, dựa trên nguyên tắc "Đất thống trị Biển", UNCLOS 1982 lần đầu tiên đưa ra các khái niệm xác định thềm lục địa, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế, vùng biển quốc tế... qua đó xác định chủ quyền về mặt kinh tế, quyền tài phán của các quốc gia ven biển. Điều 87 của Công ước nêu rõ: "Biển cả được để ngỏ cho tất cả các quốc gia, dù có biển hay không có biển", cùng với định nghĩa vùng đáy biển là di sản chung của loài người. UNCLOS 1982 cũng là cơ sở để các bên tiếp tục đàm phán khung pháp lý điều chỉnh bảo tồn và khai thác bền vững đa dạng sinh học tại các vùng biển nằm ngoài phạm vi quyền tài phán của các quốc gia.

Bộ quy tắc cho các hoạt động biển và đại dương được đề ra trong UNCLOS 1982 giúp thiết lập và thúc đẩy cơ chế quản lý và bảo tồn tài nguyên biển, bảo vệ môi trường biển một cách đồng bộ và hiệu quả dựa trên hệ sinh thái. Nhà báo cao cấp người Indonesia, ông Veeramalla Anjaiaj nêu rõ UNCLOS 1982 đặt ra quy chế luật pháp và trật tự toàn diện tại các đại dương và vùng biển trên thế giới, đồng thời thiết lập quy tắc quản lý mọi hoạt động sử dụng đại dương và tài nguyên của chúng.

Có thể nói, sự ra đời của UNCLOS 1982 đáp ứng nguyện vọng và mong đợi của cộng đồng quốc tế về một trật tự pháp lý đối với các vấn đề biển và đại dương, bao gồm cả đáy biển và lòng đất dưới đáy biển. Thay vì các yêu sách và thực hiện pháp lý riêng rẽ của từng quốc gia ven biển, thế giới giờ đã có một khuôn khổ pháp lý toàn diện về quản trị đại dương, có Hiến pháp của đại dương làm cơ sở để giải quyết các tranh chấp phát sinh liên quan đến biển và đại dương. UNCLOS là thỏa thuận "trọn gói", nghĩa là các quốc gia ký kết không được phép lựa chọn thực thi điều khoản nào mà phải tuân thủ tất cả các điều khoản trong Công ước. Việc thực thi Công ước sẽ giảm thiểu các khu vực chồng lấn và quản lý các tranh chấp một cách hiệu quả hơn, tránh gia tăng căng thẳng trong khu vực. Giáo sư Carl Thayer đánh giá UNCLOS 1982 phản ánh sự nhất trí của cộng đồng quốc tế rằng các điều ước quốc tế phải bao gồm một cơ chế giải quyết tranh chấp có tính ràng buộc để có thể có hiệu lực thực thi. UNCLOS 1982 cung cấp một khuôn khổ cho việc giải thích và áp dụng Công ước để giải quyết tranh chấp giữa các bên ký kết.

Nguyên tắc quan trọng nhất về giải quyết tranh chấp mà Công ước đưa ra là mọi tranh chấp phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với Hiến chương LHQ. Cựu nghị sĩ Bryon Wilfert, thành viên Hội đồng cố vấn Viện Macdonald-Laurier, Canada, nhận định UNCLOS 1982 là cơ chế vì hòa bình và giải quyết các tranh chấp trên biển, thiết lập một cách rõ ràng các quy định về môi trường, quản lý tài nguyên biển.

Tầm quan trọng của UNCLOS 1982 còn thể hiện ở mức độ phổ quát của Công ước, khi không phải chỉ những nước tham gia ký kết mới cần tuân thủ văn kiện này. UNCLOS 1982 là văn bản pháp điển hóa các quy định mang tính tập quán (chiếm đa số), có nghĩa là UNCLOS 1982 có hiệu lực pháp lý ngay cả đối với các quốc gia chưa phải thành viên Công ước, và tất nhiên các quốc gia chưa phê chuẩn văn kiện này được thừa hưởng các thành quả từ Công ước. UNCLOS 1982 quy định tất cả các quốc gia đều có quyền tự do truyền thống về hàng hải, hàng không, nghiên cứu khoa học và đánh cá trên vùng biển quốc tế. Bằng việc xác định các vùng di sản chung của con người cũng như quy định về trách nhiệm hợp tác giữa các quốc gia trong quản lý và bảo tồn các nguồn tài nguyên trên biển, quyền được nghiên cứu khoa học biển..., UNCLOS 1982 cho phép cả các quốc gia không có biển hoặc bất lợi về địa lý được tham gia trên cơ sở công bằng trong việc khai thác một phần thích hợp tài nguyên biển và đại dương.

Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế - Hình 3
Giáo sư Carl Thayer. Ảnh: TTXVN

Theo Giáo sư Carl Thayer, UNCLOS 1982 đã kết hợp các lợi ích cạnh tranh của đại đa số các quốc gia, kể cả các quốc gia không giáp biển, trong một khuôn khổ pháp lý toàn diện giải quyết hầu như tất cả các khía cạnh của việc quản lý, quản trị biển và tài nguyên biển. Trong khi đó, Tiến sĩ Vũ Hải Đăng, chuyên gia cao cấp về luật và chính sách đại dương thuộc Trung tâm luật quốc tế, Đại học quốc gia Singapore, bình luận việc Công ước được 168 quốc gia trên thế giới phê chuẩn, trong đó có cả những quốc gia không có biển như Lào, Mông Cổ hay Thụy Sĩ, cho thấy rằng các quy định của Công ước được cộng đồng quốc công nhận rộng rãi. Do đó có thể nói UNCLOS 1982 thể hiện sự thỏa hiệp mang tính toàn cầu, có tính đến lợi ích của tất cả các nước trên thế giới.

Sau 40 năm, thế giới đã có nhiều thay đổi, nhiều vấn đề mới nảy sinh đặt ra những thách thức đối với UNCLOS 1982. Bên cạnh đó, những khác biệt trong cách diễn giải Công ước và hành xử đơn phương trên biển của một số quốc gia cũng phần nào ảnh hưởng đến hiệu lực thực thi UNCLOS 1982. Tuy nhiên, các thách thức mới hoàn toàn có thể được giải quyết trong khuôn khổ pháp lý của UNCLOS và các hiệp định thực thi trong khuôn khổ công ước này. Sự ra đời của "Nhóm bạn bè của UNCLOS 1982", thành lập theo sáng kiến của Việt Nam và Đức vào tháng 6/2021, với gần 100 nước thành viên LHQ tham gia, thể hiện sự coi trọng của cộng đồng quốc tế, đồng thời là một phần nỗ lực thúc đẩy việc thực thi hiệu quả Công ước trong tình hình mới.

Tiến sĩ Gerhard Will, nguyên chuyên gia nghiên cứu tại Viện khoa học và chính trị Đức, nhấn mạnh, mọi giải pháp lâu dài và bền vững cho các vấn đề trên biển đều phải dựa trên cơ sở là UNCLOS 1982. Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres, trong thông điệp nhân 40 năm UNCLOS, cũng khẳng định việc ký kết Công ước là một bước đi quan trọng để điều hành và duy trì trật tự đối với đại dương. Dịp kỷ niệm 40 năm ra đời UNCLOS 1982 cần được coi là lời nhắc nhở về việc tiếp tục sử dụng thiết chế quan trọng này để giải quyết những thách thức hiện nay, bởi UNCLOS 1982 vẫn là khuôn khổ toàn diện điều chỉnh tất cả các hoạt động trên biển và đại dương, góp phần vào việc bảo đảm an toàn, an ninh, tự do hàng hải, duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, góp phần thực hiện chương trình nghị sự Phát triển bền vững năm 2030 của LHQ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Máy bay rơi gần trung tâm thương mại ở Mỹ, nhiều người thương vongMáy bay rơi gần trung tâm thương mại ở Mỹ, nhiều người thương vong
16:28:16 01/02/2025
Bất thường trong thảm kịch trực thăng quân sự đâm vào máy bay hành khách ở MỹBất thường trong thảm kịch trực thăng quân sự đâm vào máy bay hành khách ở Mỹ
22:02:32 31/01/2025
Nga xác nhận 3 nạn nhân thiệt mạng trong tai nạn máy bay ở MỹNga xác nhận 3 nạn nhân thiệt mạng trong tai nạn máy bay ở Mỹ
23:22:26 31/01/2025
Tổng thống Trump có châm ngòi cho cuộc chiến giá dầu mới giữa OPEC và phương Tây?Tổng thống Trump có châm ngòi cho cuộc chiến giá dầu mới giữa OPEC và phương Tây?
16:13:27 31/01/2025
Chính phủ liên minh của Na Uy sụp đổ vì bất đồng về chính sách năng lượngChính phủ liên minh của Na Uy sụp đổ vì bất đồng về chính sách năng lượng
15:15:33 31/01/2025
Đối tượng nhiều lần đốt kinh Koran tại Thụy Điển bị sát hạiĐối tượng nhiều lần đốt kinh Koran tại Thụy Điển bị sát hại
08:56:39 31/01/2025
Tổng thống Trump có những đòn bẩy gì với Nga trong đàm phán hòa bình về Ukraine?Tổng thống Trump có những đòn bẩy gì với Nga trong đàm phán hòa bình về Ukraine?
10:57:36 31/01/2025
Kinh tế Italy tiếp tục đình trệKinh tế Italy tiếp tục đình trệ
16:09:32 31/01/2025

Tin đang nóng

Hoa hậu hạng A Vbiz công bố 7 bức ảnh chưa từng thấy sau khi quay lại với bạn trai cũHoa hậu hạng A Vbiz công bố 7 bức ảnh chưa từng thấy sau khi quay lại với bạn trai cũ
22:37:04 01/02/2025
Tình trạng đáng lo của Khả Ngân ngày đầu năm mớiTình trạng đáng lo của Khả Ngân ngày đầu năm mới
20:54:50 01/02/2025
Mỹ nam Việt đẹp tới mức không một ai chê nổi: Nhìn tưởng siêu sao xứ Hàn lại hao hao Hứa Quang Hán mới tàiMỹ nam Việt đẹp tới mức không một ai chê nổi: Nhìn tưởng siêu sao xứ Hàn lại hao hao Hứa Quang Hán mới tài
21:33:42 01/02/2025
Xuất hiện phim Việt được netizen "kêu gào" đòi giải cứu, Trấn Thành cũng bị vạ lâyXuất hiện phim Việt được netizen "kêu gào" đòi giải cứu, Trấn Thành cũng bị vạ lây
23:22:25 01/02/2025
Cặp đôi diễn viên hot nhất showbiz toang giữa Tết Nguyên đán, nhà gái cạch mặt không thèm về quê chồng?Cặp đôi diễn viên hot nhất showbiz toang giữa Tết Nguyên đán, nhà gái cạch mặt không thèm về quê chồng?
20:51:04 01/02/2025
Nhóc tì nhà hoa hậu Đỗ Mỹ Linh 'đốn tim' fan với biểu cảm cực đáng yêu ngày TếtNhóc tì nhà hoa hậu Đỗ Mỹ Linh 'đốn tim' fan với biểu cảm cực đáng yêu ngày Tết
22:39:54 01/02/2025
Phim Tết dở đến mức bị nhà rạp thẳng tay cắt suất chiếu, mang tiếng "kiếp nạn đầu tiên của 2025" cũng chẳng oanPhim Tết dở đến mức bị nhà rạp thẳng tay cắt suất chiếu, mang tiếng "kiếp nạn đầu tiên của 2025" cũng chẳng oan
22:06:34 01/02/2025
Một nam ca sĩ Vbiz trừng mắt quát fan mà không ai tranh cãiMột nam ca sĩ Vbiz trừng mắt quát fan mà không ai tranh cãi
23:11:03 01/02/2025

Tin mới nhất

Xung đột Nga-Ukraine: Xuất hiện diễn biến thay đổi bản chất các mối đe dọa trên chiến trường

Xung đột Nga-Ukraine: Xuất hiện diễn biến thay đổi bản chất các mối đe dọa trên chiến trường

06:55:48 02/02/2025
Các cuộc tấn công liên tiếp này cho thấy Ukraine đang ngày càng có khả năng phá hủy cơ sở hạ tầng quan trọng của Liên bang Nga, có thể làm suy yếu hoạt động hậu cần và vị thế phòng thủ của nước này.
Mỹ điều tra khả năng DeepSeek sử dụng chip AI thuộc diện cấm

Mỹ điều tra khả năng DeepSeek sử dụng chip AI thuộc diện cấm

06:51:30 02/02/2025
Trong tuyên bố mới nhất cùng ngày, Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore (MTI) đã bác bỏ thông tin liên quan đến việc DeepSeek mua chip của "ông lớn" Nvidia tại Mỹ (bị cấm xuất đến Trung Quốc) thông qua các trung gian tại Singapore.
Israel đã thả 183 tù nhân Palestine

Israel đã thả 183 tù nhân Palestine

06:44:17 02/02/2025
Cùng ngày, theo thông cáo báo chí từ Ủy ban phụ trách các vấn đề tù nhân của Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO), trong số 183 tù nhân được thả, 7 người sẽ bị trục xuất, nhưng không nêu rõ quốc gia nào sẽ tiếp nhận họ.
Triều Tiên vượt Thụy Sĩ về xuất khẩu đồng hồ đeo tay sang Trung Quốc

Triều Tiên vượt Thụy Sĩ về xuất khẩu đồng hồ đeo tay sang Trung Quốc

06:41:36 02/02/2025
Việc xuất khẩu đồng hồ đeo tay của Triều Tiên sang Trung Quốc đã tạm dừng trong đại dịch COVID-19. Nhưng lượng xuất khẩu đã tăng gấp 4 lần vào năm 2024 sau khi đạt 4,05 triệu USD vào năm 2023.
Cựu Tổng thống Đức Horst Koehler qua đời ở tuổi 81

Cựu Tổng thống Đức Horst Koehler qua đời ở tuổi 81

05:12:43 02/02/2025
Trong thư chia buồn gửi tới gia đình nhà lãnh đạo quá cố, Tổng thống Frank-Walter Steinmeier nhấn mạnh sự ra đi của cựu Tổng thống Horst Koehler là mất mát lớn bởi ông là người đã làm nên nhiều điều tuyệt vời cho nước Đức và cho thế giớ...
Nguyên nhân khiến nhiều thanh niên Trung Quốc bỏ qua Tết Nguyên đán

Nguyên nhân khiến nhiều thanh niên Trung Quốc bỏ qua Tết Nguyên đán

05:01:22 02/02/2025
Họ chơi trò chơi và tụ tập ăn lẩu đến tận khuya bên bờ biển. Tết Nguyên đán có thể là thời gian đoàn tụ gia đình, nhưng đối với thế hệ trẻ, kỳ nghỉ hàng năm này đã trở thành sự kiện lặp đi lặp lại.
Thêm 3 người Israel được thả trong đợt trao đổi con tin mới nhất tại Gaza

Thêm 3 người Israel được thả trong đợt trao đổi con tin mới nhất tại Gaza

04:58:05 02/02/2025
Dự kiến vào ngày 4/2 tới, các bên liên quan sẽ đàm phán về thỏa thuận thả những trường hợp còn lại đang bị giam giữ, cũng như đàm phán về việc binh lính Israel rút khỏi Gaza trong giai đoạn 2 của thỏa thuận ngừng bắn và trao đổi con tin...
Công nghệ mới khiến tủ lạnh rẻ và thân thiện môi trường hơn

Công nghệ mới khiến tủ lạnh rẻ và thân thiện môi trường hơn

04:28:50 02/02/2025
Nguyên lý cốt lõi đằng sau hệ thống làm lạnh thermogalvanic nằm ở khả năng khai thác các phản ứng điện hóa thuận nghịch để tạo ra hiệu ứng làm mát, thay vì dựa vào các chu trình nhiệt động lực học phổ biến trong tủ lạnh hiện nay.
Hàn Quốc: 2 tàu đánh cá mắc cạn ngoài khơi đảo Jeju

Hàn Quốc: 2 tàu đánh cá mắc cạn ngoài khơi đảo Jeju

04:11:37 02/02/2025
Tham gia tìm kiếm cứu nạn ngay sau khi nhận tin báo có 9 tàu tuần tra cùng 1 tàu chiến của Hải quân Hàn Quốc, 6 tàu dân sự và khoảng 100 nhân viên cứu hộ. Tuy nhiên, hoạt động này gặp nhiều khó khăn do tiết xấu và sóng lớn.
Canh bạc lớn

Canh bạc lớn

04:09:57 02/02/2025
Liệu những cải cách này có giúp Bỉ hướng tới một mô hình kinh tế bền vững hơn, hay chỉ là một sự đánh đổi mang tính chính trị để duy trì liên minh cầm quyền? Câu trả lời sẽ chỉ rõ ràng khi các chính sách này thực sự đi vào cuộc sống.
Quan ngại về bầu trời đông đúc tại thủ đô Mỹ sau vụ hai máy bay va chạm

Quan ngại về bầu trời đông đúc tại thủ đô Mỹ sau vụ hai máy bay va chạm

04:05:26 02/02/2025
Quân đội Mỹ cung cấp thông tin nhỏ giọt về hoạt động huấn luyện trực thăng gần thủ đô và không trả lời ngay lập tức các yêu cầu bình luận từ báo giới.
Cháy lớn tại bảo tàng ở Hàn Quốc

Cháy lớn tại bảo tàng ở Hàn Quốc

03:08:35 02/02/2025
Bảo tàng Hangeul quốc gia Hàn Quốc, do nhà nước quản lý, nằm ở quận Yongsan trung tâm thủ đô Seoul, lưu giữ những tài liệu và di vật vô giá liên quan đến bảng chữ cái tiếng Hàn độc đáo, được phát minh lần đầu tiên vào năm 1443.

Có thể bạn quan tâm

Neymar được chào đón nồng nhiệt khi trở về Santos sau 12 năm

Neymar được chào đón nồng nhiệt khi trở về Santos sau 12 năm

Sao thể thao

06:58:00 02/02/2025
Tiền đạo Neymar vừa chính thức trở về Brazil khoác áo CLB Santos sau 12 năm thi đấu ở nước ngoài. Ngày 31-1-2025, Neymar chính thức trở về Santos sau 12 năm thi đấu ở châu Âu và châu Á.
Nếu bạn chán ăn thịt và các món chiên xào trong 3 ngày Tết rồi, làm ngay món hấp này chỉ 15 phút mà mềm, mịn, ngon vô cùng

Nếu bạn chán ăn thịt và các món chiên xào trong 3 ngày Tết rồi, làm ngay món hấp này chỉ 15 phút mà mềm, mịn, ngon vô cùng

Ẩm thực

06:56:20 02/02/2025
Đây là một món hấp ngon, đẹp mắt và dễ làm. Vào ngày Tết ăn nhiều thịt và các món chiên xào gây cảm giác ngán thì hãy làm món ăn này, đảm bảo ai cũng thích!
Hòn đá kì lạ ở Ấn Độ, đứng nghiêng 45 độ, đến cả một nhóm người cũng không đẩy nổi?

Hòn đá kì lạ ở Ấn Độ, đứng nghiêng 45 độ, đến cả một nhóm người cũng không đẩy nổi?

Lạ vui

06:56:10 02/02/2025
Thế giới thật rộng lớn và đầy những điều kỳ diệu. Thiên nhiên chứa đầy những bí mật, nhiều trong số đó thật khó hiểu.
Ô tô 7 chỗ rơi xuống kênh ở TPHCM, 1 người tử vong

Ô tô 7 chỗ rơi xuống kênh ở TPHCM, 1 người tử vong

Tin nổi bật

06:55:36 02/02/2025
Khoảng 20h tối cùng ngày, người dân sống gần khu vực cầu Kinh 12, đường Bờ Kinh 12, xã Tân An Hội, huyện Củ Chi, nghe có tiếng động mạnh.
Tại sao người Nhật vẫn nhất quyết ngủ trên sàn vào mùa đông lạnh giá?

Tại sao người Nhật vẫn nhất quyết ngủ trên sàn vào mùa đông lạnh giá?

Sáng tạo

06:53:48 02/02/2025
Hiện nay thời tiết ngày càng lạnh hơn. Nhiệt độ đã giảm mạnh ở nhiều nơi trên cả nước. Nó khó chịu đến mức ngay cả việc bật điều hòa và sưởi ấm vào ban đêm cũng có thể không có tác dụng gì.
Chấn động đầu năm: BIGBANG đại náo concert Taeyang, tuyên bố thông tin hot về G-Dragon!

Chấn động đầu năm: BIGBANG đại náo concert Taeyang, tuyên bố thông tin hot về G-Dragon!

Nhạc quốc tế

06:53:12 02/02/2025
Fan Kpop như đang sống lại thời hoàng kim gen 2, khi chứng kiến G-Dragon tái xuất và BIGBANG một lần nữa phá đảo làng nhạc.
Phim Hàn được yêu thích nhất dịp tết

Phim Hàn được yêu thích nhất dịp tết

Phim châu á

06:51:17 02/02/2025
Phim Trung tâm chăm sóc chấn thương (The Trauma Code: Heroes on Call) đứng đầu top phim được yêu thích nhất ở Hàn Quốc trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Điều tra vụ tài xế xe ôm công nghệ bị nhóm người say xỉn đánh

Điều tra vụ tài xế xe ôm công nghệ bị nhóm người say xỉn đánh

Pháp luật

06:50:59 02/02/2025
Anh N. cho biết không xảy ra va quẹt, không mâu thuẫn với nhóm người trên nhưng những người này vẫn hùng hổ xông vào chửi bới và tấn công anh N...
'Trò chơi con mực' mùa 3 ấn định ngày chiếu, mùa 2 lập 'đỉnh' mới

'Trò chơi con mực' mùa 3 ấn định ngày chiếu, mùa 2 lập 'đỉnh' mới

Hậu trường phim

06:49:47 02/02/2025
Nền tảng trực tuyến Netflix vừa ấn định ngày chiếu dự kiến của mùa 3 Trò chơi con mực (Squid Game) trong năm nay, kèm theo đó là tung ra những hình ảnh mới nhất trong mùa phim này.
Các sân bay Hàn Quốc ghi nhận gần 11.700 trường hợp vật thể lạ xuất hiện trên đường băng

Các sân bay Hàn Quốc ghi nhận gần 11.700 trường hợp vật thể lạ xuất hiện trên đường băng

03:05:23 02/02/2025
Các vật thể lạ này gây rủi ro đáng kể tới an toàn bay tại Hàn Quốc. Cụ thể, ngày 5/3/2024, chuyến bay HL7616 của Asiana Cargo từ Frankfurt (Đức) đến sân bay Incheon đã phải hạ cánh sau khi phát hiện hư hỏng do vật lạ ở cánh trong bên tr...
Tình trạng sức khỏe tinh thần của Justin Bieber khiến người hâm mộ lo lắng

Tình trạng sức khỏe tinh thần của Justin Bieber khiến người hâm mộ lo lắng

Sao âu mỹ

23:30:54 01/02/2025
Nam ca sĩ Justin Bieber tiếp tục khiến nhiều người lo lắng khi xuất hiện với vẻ ngoài tiều tụy. Anh cũng liên tục có những hành động gây chú ý trên mạng xã hội.