Việt Nam lên tiếng về phim Trung Quốc xuyên tạc lịch sử
Việt Nam đề nghị Trung Quốc cùng thực hiện nghiêm nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao 2 nước về việc tăng cường tuyên truyền hữu nghị, củng cố quan hệ giữa 2 bên.
Trả lời câu hỏi của phóng viên yêu cầu bình luận về thông tin Trung Quốc công chiếu trailer phim Quân đội Vương Bài với những chi tiết xuyên tạc lịch sử về cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Việt Nam giai đoạn thập niên 1980, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết các cơ quan chức năng Việt Nam đã chú ý về thông tin này.
Bà Hằng khẳng định chủ trương nhất quán của Việt Nam đối với các vấn đề lịch sử là gác lại lịch sử, hướng tới tương lai, nhìn nhận lịch sử một cách đúng đắn, khách quan, có các việc làm thiết thực để tăng hiểu biết, hữu nghị giữa người dân, đóng góp vào quan hệ hữu nghị, hợp tác và phát triển của các quốc gia trên thế giới.
Bối cảnh lịch sử trong Quân đội vương bài khiến khán giả Việt Nam bức xúc.
“Chúng tôi cũng đề nghị Trung Quốc cùng thực hiện nghiêm nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước về việc tăng cường tuyên truyền hữu nghị, khách quan, củng cố quan hệ xã hội thuận lợi cho phát triển quan hệ giữa hai nước”, người phát ngôn nhấn mạnh.
Video đang HOT
Ngày 29/9, Sina đưa tin ê-kíp phim Quân đội vương bài đăng tải trailer giới thiệu tác phẩm.
Theo thông tin giới thiệu trên Baidu và Douban , Quân đội vương bài kể về quá trình trưởng thành của đội quân tinh nhuệ Trung Quốc trong 40 năm. Khởi đầu là việc rà phá bom mìn tại Quảng Tây vào những năm 1983.
Giai đoạn này được Sohu miêu tả là khi quân đội của Việt Nam lớn mạnh, đã nhiều lần có ý đồ xâm chiếm biên giới Trung Quốc. Vì vậy, Trung Quốc phải điều động đội quân át chủ bài của quốc gia đến vùng giao tranh để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.
Trên mạng xã hội Weibo, một số khán giả Việt Nam đã báo cáo sai phạm với các tài khoản lan truyền thông tin xuyên tạc lịch sử khi quảng bá cho dự án Quân đội vương bài như Việt Nam xâm phạm biên giới Trung Quốc.
Hiện tại, nhà sản xuất Quân đội vương bài vẫn chưa đưa ra phản hồi về ồn ào liên quan đến bối cảnh lịch sử gây tranh cãi trong dự án.
70 doanh nghiệp Việt Nam tham dự CAEXPO 2021
Tại CAEXPO 2021, khu gian hàng trực tiếp của Việt Nam có sự tham gia của trên 70 doanh nghiệp có đại lý tại Trung Quốc, trưng bày trên diện tích khoảng 2.000m2, với các sản phẩm của Việt Nam có sức cạnh tranh và phát triển thị trường xuất khẩu tại Trung Quốc và ASEAN: Nông lâm thuỷ sản và thực phẩm chế biến, đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ, hàng tiêu dùng, đầu tư, du lịch và dịch vụ thương mại...
Lễ khai mạc Hội chợ Trung Quốc - ASEAN lần thứ 18 (CAEXPO 2021) và Hội nghị thượng đỉnh Thương mại và Đầu tư Trung Quốc - ASEAN 2021 (CABIS 2021). (Ảnh: M.K)
Sáng 10/9, tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị quốc tế Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc đồng thời diễn ra Lễ khai mạc Hội chợ Trung Quốc - ASEAN lần thứ 18 (CAEXPO 2021) và Hội nghị thượng đỉnh Thương mại và Đầu tư Trung Quốc - ASEAN 2021 (CABIS 2021) theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến. Việt Nam tham gia kỳ Hội chợ năm nay tiếp tục có quy mô lớn nhất trong các nước ASEAN với nội dung phong phú và đa dạng.
Đặc biệt, nhằm ứng phó với những tác động tiêu cực của dịch COVID-19, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) đã tăng cường ứng dụng các nền tảng công nghệ thông tin, kỹ thuật số nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động kết nối giao thương tại kỳ Hội chợ năm nay. Tổ chức khu gian hàng theo mô hình "Triển lãm từ xa" với mục tiêu đẩy mạnh việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp có nhu cầu tham dự Hội chợ, trong đó ưu tiên các doanh nghiệp không có đại lý hay chi nhánh tại Trung Quốc. Theo hình thức này, các doanh nghiệp Việt Nam có thể duy trì hoạt động quảng bá sản phẩm, xúc tiến hoạt động xuất khẩu thông qua việc gửi hàng mẫu trưng bày trực tiếp tại Hội chợ và thực hiện kết nối giao dịch trực tuyến với khách hàng thông qua ứng dụng nền tảng công nghệ kỹ thuật số.
Khoảng 200 doanh nghiệp Việt Nam tham gia Hội chợ CAEXPO năm nay theo hình thức trực tuyến (CAEXPO Online). Hội chợ CAEXPO 2021 trực tuyến sẽ được tổ chức song song với Hội chợ trực tiếp. Các doanh nghiệp tham gia Hội chợ trực tuyến không bị giới hạn về số lượng và được duy trì hoạt động quảng bá, kết nối giao thương đến hết năm 2021.
Bên cạnh khu gian hàng của các doanh nghiệp, Cục Xúc tiến thương mại còn tổ chức gian hàng chung của Việt Nam (81m2) để quảng bá, giới thiệu hình ảnh quốc gia, tiềm năng đầu tư - thương mại, sản phẩm xuất khẩu tiêu biểu của Việt Nam.
Gian hàng chung Việt Nam tại CAEXPO 2021. (Ảnh: M.K)
Trong khuôn khổ các sự kiện bên lề Hội chợ, Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với Ban tổ chức Hội chợ CAEXPO và các cơ quan xúc tiến thương mại địa phương của Việt Nam tổ chức các chương trình giao thương trực tuyến giữa doanh nghiệp hai nước.
Hội chợ Trung Quốc - ASEAN do Chính phủ Trung Quốc khởi xướng và nhận được sự đồng thuận của Chính phủ các nước ASEAN, tổ chức thường niên từ năm 2004, đã trở thành một trong những hoạt động hợp tác đa phương quan trọng, minh chứng cụ thể sự hợp tác hiệu quả về kinh tế và nhiều lĩnh vực giữa ASEAN và Trung Quốc, góp phần thúc đẩy phát triển Khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc.
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 đã làm gián đoạn các hoạt động ngoại thương truyền thống, từ năm 2020, Hội chợ Trung Quốc - ASEAN được tổ chức kết hợp hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Qua các kỳ tổ chức thành công, CAEXPO đóng vai trò quan trọng, tạo cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Trung Quốc và doanh nghiệp các nước ASEAN giao lưu, trao đổi, xúc tiến thương mại, đầu tư, thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực.
Thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường Trung Quốc Để thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, Việt Nam tiếp tục đẩy nhanh quá trình đàm phán mở cửa thị trường các loại nông sản. Hiện, Việt Nam đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ về mã số vùng trồng, truy xuất nguồn...