Việt Nam lên tiếng về lệnh cấm đánh cá 3 tháng của Trung Quốc tại Biển Đông
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định một phần của lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc mới đây vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này.
Ngày 29.4, trả lời về phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trong 3 tháng tại Biển Đông, trong đó có vùng biển của Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định, một phần của lệnh cấm vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng. Ảnh BỘ NGOẠI GIAO
Video đang HOT
Bà Hằng nêu rõ, lập trường của Việt Nam đối với lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông là nhất quán, được khẳng định rõ trong những năm qua.
Theo đó, một phần phạm vi của lệnh cấm đánh bắt cá đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam được xác định theo Công ước của Liên Hợp Quốc về luật Biển năm 1982, Hiệp định phân định vịnh Bắc bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc ký năm 2000.
“Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của mình khi triển khai các biện pháp bảo tồn nguồn tài nguyên sinh vật ở khu vực Biển Đông, không làm phức tạp tình hình, đóng góp vào duy trì hoà bình, ổn định, trật tự ở khu vực Biển Đông”, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh.
Việt Nam lên tiếng về phim Trung Quốc xuyên tạc lịch sử
Việt Nam đề nghị Trung Quốc cùng thực hiện nghiêm nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao 2 nước về việc tăng cường tuyên truyền hữu nghị, củng cố quan hệ giữa 2 bên.
Trả lời câu hỏi của phóng viên yêu cầu bình luận về thông tin Trung Quốc công chiếu trailer phim Quân đội Vương Bài với những chi tiết xuyên tạc lịch sử về cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Việt Nam giai đoạn thập niên 1980, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết các cơ quan chức năng Việt Nam đã chú ý về thông tin này.
Bà Hằng khẳng định chủ trương nhất quán của Việt Nam đối với các vấn đề lịch sử là gác lại lịch sử, hướng tới tương lai, nhìn nhận lịch sử một cách đúng đắn, khách quan, có các việc làm thiết thực để tăng hiểu biết, hữu nghị giữa người dân, đóng góp vào quan hệ hữu nghị, hợp tác và phát triển của các quốc gia trên thế giới.
Bối cảnh lịch sử trong Quân đội vương bài khiến khán giả Việt Nam bức xúc.
"Chúng tôi cũng đề nghị Trung Quốc cùng thực hiện nghiêm nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước về việc tăng cường tuyên truyền hữu nghị, khách quan, củng cố quan hệ xã hội thuận lợi cho phát triển quan hệ giữa hai nước", người phát ngôn nhấn mạnh.
Ngày 29/9, Sina đưa tin ê-kíp phim Quân đội vương bài đăng tải trailer giới thiệu tác phẩm.
Theo thông tin giới thiệu trên Baidu và Douban , Quân đội vương bài kể về quá trình trưởng thành của đội quân tinh nhuệ Trung Quốc trong 40 năm. Khởi đầu là việc rà phá bom mìn tại Quảng Tây vào những năm 1983.
Giai đoạn này được Sohu miêu tả là khi quân đội của Việt Nam lớn mạnh, đã nhiều lần có ý đồ xâm chiếm biên giới Trung Quốc. Vì vậy, Trung Quốc phải điều động đội quân át chủ bài của quốc gia đến vùng giao tranh để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.
Trên mạng xã hội Weibo, một số khán giả Việt Nam đã báo cáo sai phạm với các tài khoản lan truyền thông tin xuyên tạc lịch sử khi quảng bá cho dự án Quân đội vương bài như Việt Nam xâm phạm biên giới Trung Quốc.
Hiện tại, nhà sản xuất Quân đội vương bài vẫn chưa đưa ra phản hồi về ồn ào liên quan đến bối cảnh lịch sử gây tranh cãi trong dự án.
Giá cao su hôm nay 28/7: hàng Trung Quốc bất ngờ giảm giá, doanh thu thuần của một doanh nghiệp cao su Việt tăng 72% Giá cao su hôm nay (28/7) ghi nhận sàn giao dịch Nhật Bản vẫn giữ được đà tăng nhẹ trong khi đó tại Trung Quốc, giá đã quay đầu giảm. Giá cao su hôm nay: Trung Quốc quay đầu giảm giá. (Nguồn: Vinanet) Cập nhật giá cao su thế giới Tại Sở Giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) , giá cao su giao...