Việt Nam lên hạng rất nhanh trên bảng xếp hạng uống nhiều rượu bia
“Năm 2010, Việt Nam đứng thứ 94 trong danh sách các nước dùng nhiều rượu bia. Đến năm 2016, đã tiến lên vị trí 64. VN đã tiến rất nhanh trong danh sách này”.
Ở Việt Nam, tỷ lệ nam – nữ uống bia rượu trung bình là 77% – 11%
Ông Nguyễn Tuấn Lâm, cán bộ của Tổ chức Y tế Thế giới tại VN chia sẻ như trên tại hội thảo về dự thảo Luật phòng chống tác hại của lạm dụng rượu bia ở Hà Nội sáng 8-6.
Theo ông Lâm, với lượng rượu bia tiêu thụ hiện nay tương đương 8,3 lít cồn/người/năm, ở khu vực Châu Á VN đang xếp thứ 3, cao hơn nhiều nước như Nhật, đứng thứ 64 trên thế giới về lượng cồn tiêu thụ.
Điều đặc biệt hơn nữa, theo ông Lâm, con số chung kể trên là tính bình quân/người, nhưng ở VN, nữ giới sử dụng rượu bia không nhiều mà chủ yếu người dùng là nam.
“Trung bình thế giới tỉ lệ uống rượu bia ở nam/nữ là 48% – 29%, trong khi ở VN là 77% – 11%. Do đó, nếu tính riêng số nam giới trên 15 tuổi có sử dụng rượu bia thì một nam giới VN tiêu thụ trung bình tới 27,4 lít cồn nguyên chất (con số năm 2010), mức tiêu thụ này là rất cao, xếp thứ 2 ở khu vực Đông Nam Á/Tây Thái Bình Dương, xếp thứ 10 ở Châu Á và thứ 29 thế giới”- ông Tuấn Lâm cho biết.
Các doanh nghiệp sản xuất rượu bia và ban soạn thảo Luật Phòng chống tác hại của bia rượu cũng đang có những tranh cãi xung quanh dự thảo.
Theo đó, các doanh nghiệp cho rằng không cần thiết ban hành Luật phòng chống tác hại rượu bia, do hiện nay có tới 85 văn bản từ Luật, Nghị định, nghị quyết, chỉ thị… quản lý sản xuất kinh doanh và sử dụng rượu bia.
Video đang HOT
Ngoài ra, hiện bình quân người Việt mới tiêu thụ 4,4 lít cồn/người/năm và loại rượu gây ngộ độc, không kiểm soát được hiện nay chủ yếu là rượu sản xuất thủ công.
Tuy nhiên, ban soạn thảo Luật cho rằng trong 85 văn bản liên quan đến quản lý rượu bia thì chỉ còn 33 văn bản còn hiệu lực, chưa kể có khoảng trống lớn chưa được điều chỉnh, thiếu quy định phòng ngừa tác hại rượu bia.
Ban soạn thảo cũng cho rằng lượng rượu bia tiêu thụ thực tế hiện nay là nhiều (8,3 lít cồn/người/năm), không phải chỉ 4,4 lít cồn/người/năm như doanh nghiệp công bố.
Dự thảo Luật Phòng chống tác hại của rượu bia cũng cho biết đang tích cực hoàn thiện dự thảo này để trình Quốc hội vào kỳ họp đầu năm 2019. Đây là dự thảo có thời gian xây dựng dài nhất trong ngành y tế: Kể từ khi bắt đầu có ý tưởng, đặt bút viết đến nay đã gần 10 năm nhưng vẫn đang còn tiếp tục phải bàn thảo.
Theo tuoitre.vn
Bán rượu bia theo giờ, phạt được không?
Dự thảo Luật phòng chống tác hại của lạm dụng rượu bia đang được Bộ Y tế đưa ra lấy ý kiến đã có một điểm mới đáng chú ý: đưa ra ba phương án về giờ cấm bán rượu bia.
Dự thảo Luật phòng chống tác hại của lạm dụng rượu bia của Bộ Y tế đưa ra giờ cấm bán rượu bia, trừ các điểm du lịch, khu ẩm thực - Ảnh: T.T.D.
Bệnh viện K đã xây dựng thêm cơ sở 3 nhưng vẫn quá tải, số người vào viện vì loạn thần do rượu cũng gia tăng và hiện nằm trong số những nhóm bệnh nhân có số lượng bệnh nhân đông nhất tại các bệnh viện chuyên về sức khỏe tâm thần
Bà Trần Thị Trang
Phương án 1 là chỉ được bán rượu bia từ 11h-14h và 17h-22h, ngoại trừ khu vực bay quốc tế, tuyến phố chuyên doanh ẩm thực, giải trí, du lịch. Phương án 2 là chỉ được bán rượu bia từ 6h-22h ngoại trừ tại các khu vực kinh doanh ẩm thực, giải trí, du lịch như kể trên. Phương án 3 là tùy tỉnh thành quyết định giờ bán rượu bia.
Cấm vì nhiều tác hại
Bà Trần Thị Trang - phó vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, thành viên ban soạn thảo dự luật - cho hay đây là một dự luật mất nhiều thời gian chuẩn bị nhất: kể từ khi đặt bút viết những dòng đầu tiên cho đến nay, ban soạn thảo đã có 8 năm vận động, chuẩn bị và xây dựng dự luật này. Còn tính cả thời gian lên ý tưởng thì đã có hơn 10 năm ban soạn thảo đau đáu với dự thảo Luật phòng chống tác hại của lạm dụng bia rượu.
Trong khi ban soạn thảo đang đi vận động thì lượng bia rượu sử dụng ở VN không ngưng lại để chờ luật, mà gia tăng rất nhanh. Theo bà Trang, thời điểm bắt đầu xây dựng dự luật, lượng bia sử dụng ở VN mới ở ngưỡng 2,7 tỉ lít/năm, nhưng hiện đã lên mức 4 tỉ lít/năm. Về lượng rượu bia sử dụng/người, khảo sát giai đoạn 2000-2005, tỉ lệ nam giới uống rượu bia ở mức độ có hại mới ở ngưỡng trên 20%, nhưng khảo sát tương tự thực hiện năm 2015 thì tỉ lệ này đã lên 44%.
Cũng theo bà Trang, trong hơn 10 năm lên ý tưởng, vận động, xây dựng dự thảo này, chi phí liên quan đến điều trị các bệnh do lạm dụng rượu bia, ảnh hưởng của rượu bia lên đời sống xã hội cũng gia tăng.
Cấm giờ bán rượu bia, được không?
Dự thảo Luật phòng chống tác hại của lạm dụng rượu bia dự kiến sẽ được trình Quốc hội vào kỳ họp cuối năm nay và thông qua vào kỳ họp đầu của năm 2019. Trong đó có một vấn đề đã gây tranh cãi, đã từng phải bỏ ra khỏi dự thảo và giờ lại được đưa vào là giờ cấm bán rượu bia.
Theo ông Nguyễn Huy Quang - vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, một số quốc gia trong khu vực cũng quy định giờ cấm bán rượu bia và hiện đang thực hiện quy định này rất hiệu quả.
"Thái Lan cũng quy định giờ cấm bán rượu bia hằng ngày, cấm bán trong ngày bầu cử hoặc các ngày lễ tôn giáo. Ở 76 tỉnh thành của Thái Lan thì mỗi tỉnh có một ủy ban kiểm soát rượu bia. 25 năm trước, lạm dụng rượu bia là một trong ba nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Thái Lan, nhưng hiện nay họ dành nhiều chương trình cho dự phòng, trong đó có phòng chống tác hại của lạm dụng rượu bia và hiệu quả rất rõ"- ông Quang cho biết.
Chỉ phạt người bán, không phạt người uống
Tại VN, nếu có luật quy định giờ cấm bán rượu bia liệu có thực hiện được? Bà Trang cho rằng quy định trong luật không phải phạt người uống, mà phạt người bán.
"Các siêu thị, cửa hàng lớn đều bán hàng thông qua máy, nếu kiểm tra ghi nhận ngay được giờ bán cụ thể là mấy giờ. Các cửa hàng nhỏ lẻ cũng có thể phạt được nếu có ảnh hay clip. Sau này khi sửa quy định về xử phạt, vi phạm về bán rượu bia cũng có thể bị phạt nguội như vi phạm về giao thông..."- bà Trang nói.
Không ở đâu nhiều quán bia như ở VN, và mức thuế rượu bia ở VN hiện cũng thấp hơn nhiều so với các nước (các nước xung quanh thuế bia lên tới 65% giá bán lẻ, còn VN mới dừng ở khoảng 40% giá bán lẻ), vì vậy giá rượu bia vẫn ở mức rất rẻ. Rượu bia đã và đang gây nhiều hệ lụy lên đời sống, liên quan tới nhiều loại bệnh mãn tính và còn là một trong những căn nguyên của bạo lực, tai nạn giao thông...
Dự thảo Luật phòng chống tác hại rượu bia bị cản trở nhiều bởi xung đột lợi ích với những người sản xuất rượu bia, nhưng lần này liệu các cơ quan chức năng có đủ dũng cảm để có một số giờ cấm bán rượu bia trong ngày, đồng thời nâng thuế để tăng giá rượu bia, giảm lượng rượu bia sử dụng?
50 lít bia/người/năm là lượng bia tiêu thụ bình quân của riêng nhóm dân cư trên 15 tuổi ở VN, cao hơn nhiều so với các thực phẩm có lợi cho sức khỏe (như sữa). Đó là chưa tính lượng rượu khổng lồ đã sử dụng hằng năm.
Theo tuoitre.vn
Có 3 loại ung thư "từ miệng mà ra": Thay đổi ngay thói quen ăn uống kẻo hối không kịp Ăn uống không khoa học là một trong những nguyên nhân dẫn tới ung thư. Trong số đó, 3 loại ung thư dưới đây có mối liên hệ trực tiếp và chặt chẽ hơn cả đối với chế độ dinh dưỡng. Ung thư ruột: Do ăn ít rau, nhiều thịt Ngoài ung thư ruột, người ăn nhiều thịt đỏ cũng dễ mắc các...