Việt Nam lần đầu phát hiện 23 kháng thể tự miễn nhờ kỹ thuật mới này
Kỹ thuật mới góp phần giảm chi phí cho người bệnh và có thể quản lý, chẩn đoán, theo dõi người bệnh tốt hơn.
PGS. TS. Lê Hữu Doanh, Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, nếu như trước đây chỉ phát hiện được một kháng thể tự miễn trong một lần xét nghiệm thì hiện tại, với kỹ thuật “Chẩn đoán bệnh lý tự miễn và dị ứng bằng Euroline Immunoblot” lần đầu tiên được áp dụng, bác sĩ có thể phát hiện 23 kháng thể tự miễn cùng một lúc.
Việc này giúp bác sĩ có thể đánh giá tình trạng và mức độ tự miễn của bệnh nhân chính xác và đẩy đủ nhất. Kỹ thuật mới cũng mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh.
PGS. TS. Lê Hữu Doanh, Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương.
Trước đây, 1 xét nghiệm với 1 kháng thể tự miễn cho 1 bệnh thông thường có giá dao động khoảng 200.000 – 300.000 đồng. Như vậy, nếu muốn làm 23 kháng thể thì chi phí tiêu tốn khá cao từ 4,4 đến 6,9 triệu đồng, hơn nữa thời gian chờ đợi kết quả rất lâu.
Video đang HOT
Với kỹ thuật trên, chỉ một lần xét nghiệm có thể cho ra 23, thậm chí là 30 kháng thể nhưng giá chỉ khoảng 1 triệu đồng, thời gian chờ đợi lại không quá lâu.
Ông Doanh thông tin, các bệnh tự miễn chia ra nhóm các bệnh tổ chức liên kết tự miễn như: bệnh xơ cứng bì hệ thống, lupus ban đỏ hệ thống, viêm bì cơ,… và nhóm bệnh tự miễn liên quan các cơ quan như: bệnh bọng nước, ly thượng bì bọng nước mắc phải liên quan màng bề mặt, bệnh tự miễn da…
Hiện Bệnh viện Da liễu Trung ương tiếp nhận khoảng 1.000 bệnh nhân mắc các bệnh lý về tổ chức liên kết tự miễn nên việc quản lý chẩn đoán bệnh rất cần thiết.
Kỹ thuật mới mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh.
Theo các bác sĩ, kỹ thuật “Chẩn đoán bệnh lý tự miễn và dị ứng bằng Euroline Immunoblot” được sử dụng từ lâu tại các nước trên thế giới. Tại Việt Nam việc này càng cần thiết trước thực tế ngày càng nhiều người ở Việt Nam mắc các bệnh dị ứng, tự miễn về da hay tự miễn liên quan.
Theo vtc
Cô gái Hà Nội bị hỏng mắt sau khi nâng mũi
Bệnh nhân 27 tuổi đến Bệnh viện Da liễu Trung ương khám do bị tắc động mạch mắt sau tiêm chất làm đầy vào mũi.
Ngày 12/3, tiến sĩ Vũ Thái Hà, Trưởng Khoa Nghiên cứu và Ứng dụng tế bào gốc, Bệnh viện Da liễu Trung ương, cho biết bệnh nhân trước đó có tiêm filler làm đầy mũi tại Đài Loan. Sau tiêm, bệnh nhân mất thị lực mắt phải và đau nửa đầu phải.
Cô gái trở về Việt Nam sau 7 ngày tiêm filler. "Khi đến bệnh viện da liễu, tình trạng bệnh nhân đã quá trễ để xử lý, khó có thể giữ được mắt phải", bác sĩ Hà nói.
Các bác sĩ đang điều trị cho bệnh nhân theo phác đồ xử trí tắc động mạch mắt, mất thị lực.
Cô gái bị biến chứng sau tiêm filler. Ảnh: L.V
Tiêm filler (chất làm đầy) hiện được ứng dụng trong các thủ thuật thẩm mỹ, dùng để bơi môi má, nâng mông ngực... Phương pháp này cần được thực hiện bởi các bác sĩ có uy tín, kinh nghiệm, được đào tạo bài bản. Nguyên liệu tiêm filler cũng phải được cấp phép đảm bảo tính hiệu quả và an toàn.
Tuy nhiên thị trường có rất nhiều loại filler không rõ nguồn gốc. Một số cơ sở spa, thẩm mỹ, thậm chí tiệm gội đầu... không có giấy phép làm thủ thuật thẩm mỹ vẫn tiến hành bơm filler cho khách hàng dẫn đến biến chứng.
Biến chứng của chất làm đầy thường gặp nhất là tắc mạch, chèn ép mạch hoặc hoại tử ở vùng tiêm. Tắc mạch mắt gây mùi mắt, tắc mạch não dẫn đến đột quỵ.
Tiến sĩ Hà khuyến cáo để đảm bảo an toàn, muốn tiêm filler làm đẹp cần thực hiện ở cơ sở y tế uy tín. Người thực hiện thủ thuật tiêm filler phải là chuyên gia về tạo hình thẩm mỹ da liễu, có chứng chỉ hành nghề. Ngoài ra, cần chọn loại filler có nguồn gốc, được kiểm chứng độ an toàn, tinh khiết. Sau khi tiêm phải theo dõi và xử trí kịp thời nếu có biến chứng.
Lê Nga
Theo VNE
Thiếu nữ 15 tuổi dày đặc mụn trứng cá sau khi tự ý bôi thuốc Sau khi bôi thuốc trị mụn trứng cá ít ngày, gương mặt thiếu nữ 15 tuổi ở Nam Định bất ngờ mọc lên chi chút mụn trứng cá bọc mủ phải nhập viện sáng nay 3-3. Các bác sĩ cho biết rất nhiều bệnh nhân bị mụn trứng cá do tự ý bôi thuốc có corticoid Sáng 3-3, bệnh nhân V.T.H. (15 tuổi,...