Việt Nam làm việc với Facebook để gỡ các trang mạo danh lãnh đạo
Bộ Thông tin và Truyền thông đang thiết lập cơ chế ngăn chặn, gỡ bỏ “ thông tin xấu độc, vi phạm pháp luật Việt Nam” với các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội nước ngoài.
Chiều 18/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn.
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương nêu thực trạng nhiều người dùng đăng tải thông tin xuyên tạc, sai sự thật trên mạng internet; lập các trang Facebook mạo danh lãnh đạo Đảng, Nhà nước. “Đâu là giải pháp cho việc này?”, ông hỏi.
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho biết, ngày 26/4, Giám đốc điều hành nội dung của Facebook sẽ làm việc với cơ quan chức năng Việt Nam. “Chúng tôi thảo luận để mạng xã hội này gỡ bỏ các trang mạo danh lãnh đạo”, ông Tuấn nói.
Theo lãnh đạo Bộ Thông tin, thời gian qua, các đơn vị chức năng của Bộ đã yêu cầu Google ngăn chặn, gỡ bỏ 2.200 video “nói xấu, bôi nhọ lãnh đạo” phát trên YouTube. Đến ngày 12/4, Google đã hạ 1.299 “video xấu độc, trong đó có một tài khoản YouTube đăng tải 500 video thông tin xuyên tạc về lãnh đạo”.
Ngoài ra, trong cuộc làm việc ngày 4/4, Bộ tiếp tục yêu cầu Google thiết lập cơ chế ngăn chặn, gỡ bỏ “thông tin xấu độc”, vi phạm pháp luật Việt Nam trên các nền tảng khác của hãng này như blog, trang web. Bộ Thông tin cũng vừa thành lập tổ công tác xử lý thông tin vi phạm trên mạng với sự tham gia của Bộ Công an.
Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Trương Minh Tuấn.
“Mạng xã hội như một con đường, trên đó có người tốt và kẻ xấu”, ông phân tích và cho hay “thông tin xấu độc”, giả mạo không chỉ là vấn đề ở Việt Nam mà với hầu hết các nước trên thế giới. Các trang được cấp phép trong nước thì phần lớn tuân thủ quy định. Thông tin xuyên tạc, bôi nhọ, vu khống chủ yếu xuất hiện trên mạng xã hội cung cấp nội dung xuyên biên giới như Google, YouTube, Facebook. Đây là môi trường ảo nên người dùng có thể tự do phát ngôn mà không phải chịu trách nhiệm.
Giải pháp cho vấn đề nêu trên, Bộ trưởng Tuấn nhấn mạnh đến việc thông tin chính xác, nhanh chóng trên cơ quan báo chí chính thống. Bên cạnh đó, Bộ Thông tin đang thúc đẩy mạng xã hội do các doanh nghiệp trong nước cung cấp dịch vụ.
Video đang HOT
“Về dài hạn, chúng ta cần có những mạng xã hội tương đương và có khả năng thay thế, cạnh tranh được với Facebook tại Việt Nam, do doanh nghiệp trong nước cung cấp”, ông Tuấn nói.
Số lượng người dùng mạng xã hội ở Việt Nam thuộc hàng cao nhất trên thế giới.
Gần đây, cơ quan chức năng Việt Nam đã ban hành quy định pháp luật để điều chỉnh các trang mạng xã hội. Cụ thể như, cuối năm 2016, Bộ đã ban hành thông tư 38 với các quy định chi tiết để áp dụng cho tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước liên quan đến hoạt động cung cấp thông tin công cộng qua biên giới.
Với trường hợp người dùng đưa “thông tin xấu độc” trên mạng xã hội, khi cơ quan chức năng xác định được nhân thân thì áp dụng quy định hiện hành để xử lý. Năm 2015, nhà chức trách đã xử phạt hành chính 11 trường hợp; 2016 xử phạt 4 trường hợp và tiến hành 2 đợt thanh tra.
Các trường hợp không xác định được nhân thân, trước đây khi nhà chức trách trong nước yêu cầu mạng xã hội nước ngoài gỡ bỏ thì gặp khó khăn do sự khác biệt về pháp lý. Nay căn cứ thông tư 38 nêu trên, Bộ đã có cơ sở pháp lý yêu cầu các hãng công nghệ nước ngoài tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam.
Theo Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, Việt Nam không chỉ có số lượng người dùng mạng xã hội thuộc hàng cao nhất thế giới, khoảng 45 triệu tài khoản, mà còn nằm trong top 10 nước có lượng người dùng YouTube cao nhất trên thế giới.
Về quản lý nhà nước trong lĩnh vực thông tin truyền thông, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn khẳng định không có chuyện kiểm duyệt trước. Bộ Thông tin giám sát, hậu kiểm và qua đó khi phát hiện sai phạm thì xử lý.
Hình thức xử lý của Bộ có thể là nhắc nhở tại hội nghị giao ban báo chí hoặc bằng văn bản, xử phạt vi phạm hành chính, thu thẻ nhà báo…
Thời gian tới, Bộ sẽ tăng cường công tác hậu kiểm, thanh tra và xử lý nghiêm các sai phạm.
Hoàng Thùy
Theo VNE
Hai Bộ trưởng cùng khẳng định không nhận quà Tết này
Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng đưa ra khẳng định này tại cuộc họp báo của Văn phòng Chính phủ diễn ra chiều tối ngày 3/2/2017.
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn và Bộ trưởng Mai Tiến Dũng thường xuyên đồng chủ trì các phiên họp báo của Chính phủ.
Trao đổi với báo chí về kỳ nghỉ Tết, Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông Trương Minh Tuấn cho biết, ông nghỉ theo đúng lịch của nhà nước (7 ngày) và về quê ăn Tết.
"Tết nào tôi cũng về quê ăn tết với gia đình, với mẹ với cha, tôi chưa bao giờ ăn Tết ở Hà Nội vì về quê mới đúng với ý nghĩa của một cái Tết sum vầy. Cả năm đã đi xa, chỉ có dịp này anh em tụ họp về bên cha mẹ, chia sẻ, tổng kết lại một năm công tác, bôn ba" - Bộ trưởng Tuấn nói.
Ông Tuấn cũng hướng về nhiều cán bộ các Cục, Vụ của Bộ Thông tin - Truyền thông có mặt tại cuộc họp báo, khẳng định, Tết này ông thực hiện nghiêm túc quy định của Ban Bí thư, không nhận bất cứ suất quà nào của cán bộ các cấp tặng.
Sau khi có chỉ đạo của Ban Bí thư, Bộ TT-TT cũng có chỉ thị áp dụng trong toàn Bộ để thực hiện nghiêm túc các nội dung, nghiêm cấm cán bộ, không đi tết, tặng quà trong bất cứ đơn vị nào của Bộ.
Trao đổi thêm về vấn đề này, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng giải thích về con số báo cáo, 70% cán bộ công chức đã thực hiện nghiêm quy định không đi "Tết sếp" của Ban Bí thư. Theo người phát ngôn Chính phủ, đây là một con số ước đoán nhưng đã phản ánh về một Chính phủ hành động quyết liệt, đúng như thông điệp đưa ra.
"Thủ tướng đã ký chỉ thị và các cơ quan thuộc Chính phủ đều ra văn bản, yêu cầu, chỉ đạo bắt buộc về việc không tiếp khách đến chúc Tết" - Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.
Trong Văn phòng Chính phủ, trước khi đi Davos (Thuỵ Sĩ) dự diễn đàn kinh tế thế giới ngay trước Tết, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng trực tiếp ký văn bản chỉ đạo cán bộ, nhân viên trong Văn phòng không được chúc Tết tặng quà cho lãnh đạo Văn phòng, không chúc Tết, tặng quà lãnh đạo các cục, vụ thuộc Văn phòng.
"Nếu người đứng đầu không ký công văn như thế thì khó áp dụng quy định vì anh em trong đơn vị cũng băn khoăn nhiều khi việc chúc Tết đã thành truyền thống, thói quen như vậy, nếu không làm thì áy náy. Nếu để cho anh em văn phòng tự nhắc nhở nhau hay để Phó Chủ nhiệm Văn phòng ký văn bản thì không đủ ý nghĩa bằng người lãnh đạo ký" - ông Dũng phân tích.
Người phát ngôn Chính phủ cũng chia sẻ chuyện đi taxi dịp gần Tết, người lái taxi nói vui, taxi Tết này thất thu vì số người lên Hà Nội dịp Tết giảm hẳn. Ông Dũng nhấn mạnh: "Có thể tỷ lệ này hơn 70% nhưng cũng có thể xấp xỉ 70%, đó là số ước tính nhưng tôi khẳng định không có trường hợp địa phương nào lên chúc tết tặng quà Văn phòng Chính phủ".
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng nêu một dẫn chứng, trước Tết, Bí thư tỉnh uỷ Bắc Ninh rất sốt ruột về việc thúc đẩy dự án nhà máy Samsung giá 2,5 tỷ USD tại địa phương và rất muốn lên Trung ương để giải quyết sớm vấn đề này.
"Anh ấy điện thoại cho tôi, tôi gàn nói anh không phải lên vì có thể nhiều người sẽ hiểu sai ý nghĩa là lên chúc Tết, cứ để chúng tôi giải quyết. Sau đó chúng tôi đã tham mưu Thủ tướng để giải quyết việc này trong vòng một ngày. Nhà đầu tư rất phấn khởi. Tới đây, Bắc Ninh sẽ công bố chính thức dự án này, vào đúng dịp kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh" - ông Dũng kể lại.
Người phát ngôn Chính phủ nhấn mạnh, đây cũng là một ví dụ khẳng định thông điệp quyết tâm xây dựng một Chính phủ liêm chính, nói đi đôi với làm, một Chính phủ làm thật để người dân tin. Bộ trưởng cho rằng, nhận định niềm tin của người dân, doanh nghiệp đã tăng lên là như thế.
P.Thảo
Theo Dantri
Bộ trưởng Bộ TT&TT: Tết này tôi không nhận quà của bất kỳ ai Tại buổi họp báo thường kỳ Chính phủ chiều ngày 3.2, báo chí đã đặt câu hỏi với Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn, ông ăn Tết ở đâu, có ai đến biếu quà không? Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho biết, Tết Nguyên đán năm nào ông cũng về quê ăn tết cùng gia đình (quê Quảng Bình -PV), ăn tết...