Việt Nam là điểm đến yêu thích của phụ nữ Nhật
Việt Nam hấp dẫn bởi các món ăn ngon, đa dạng lựa chọn du lịch giúp cho nhiều nữ du khách Nhật Bản muốn quay lại nhiều lần.
Trung tâm ASEAN-Nhật Bản (AJC) vừa công bố kết quả nghiên cứu “Khảo sát tâm lý du lịch của phụ nữ Nhật độ tuổi 20 – 30 với các nước CLMV sau đại dịch”, do công ty Valise Inc. thực hiện. Khảo sát này phân tích hành vi tìm hiểu thông tin trên mạng xã hội và cảm nhận về các điểm đến tại Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam.
Kết quả cho thấy, hình ảnh Việt Nam vượt trội các nước láng giềng về mức độ phổ biến trên mạng xã hội Instagram của người dùng Nhật Bản. Từ khóa #Viet Nam (bằng tiếng Nhật) xuất hiện với hơn 964 nghìn kết quả liên quan, gấp hơn 1,5 lần tổng số kết quả của 3 nước Campuchia (358 nghìn), Lào (104 nghìn), Myanmar (139 nghìn).
Ngoài ra, nội dung được tìm kiếm nhiều nhất là về món ăn Việt (từ khóa bằng tiếng Nhật) với khoảng 326 nghìn kết quả liên quan. Điều này cũng phù hợp với kết quả khảo sát định tính và định lượng của Vanise Inc., cho thấy “món ăn rất ngon” là điều được du khách lựa chọn nhiều nhất, kế tiếp là “nhiều điểm đến để ghé thăm” và “những khách sạn tuyệt vời”.
Phản hồi của du khách Nhật Bản về trải nghiệm du lịch tại Việt Nam.
Khảo sát cho biết, trong số các nước CLMV, Việt Nam là nơi đa dạng nhất về điểm du lịch. Du khách Nhật đến Việt Nam với nhiều mục tiêu khác nhau, như nghỉ dưỡng biển, mua sắm, dạo phố, thưởng thức cà phê. Với nhiều lựa chọn, Việt Nam thu hút khách Nhật đến nhiều lần, thậm chí hơn 1 lần trong năm.
Ẩm thực cũng giúp Việt Nam níu chân du khách Nhật, đặc biệt là món bánh mì và cà phê. Trong đó, Hà Nội và văn hóa cà phê đặc trưng khiến du khách Nhật liên tưởng tới Melbourne – nơi được mệnh danh là thủ phủ cà phê của Australia. Về mặt này Việt Nam được ưu tiên hơn Thái Lan, một quốc gia cũng có ẩm thực phong phú nhưng cần thời gian di chuyển dài hơn từ Nhật Bản.
Video đang HOT
Tuy nhiên, khảo sát cũng chỉ ra rằng du khách Nhật Bản rất thiếu thông tin về những lễ hội và sự kiện đặc biệt chỉ có tại Việt Nam, trong khi đây là một trong những lý do ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch của người Nhật trong tương lai. Nhiều du khách lo ngại vì thiếu thông tin về phương tiện di chuyển nội địa, dẫn đến khó khăn cho những người ít kinh nghiệm.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, sau đại dịch Covid-19, du khách Nhật sẽ ưu tiên chọn nơi có mức lây nhiễm thấp, cân nhắc dựa trên các biện pháp phòng dịch của điểm đến và mức độ an toàn, vệ sinh./.
Du lịch Việt Nam: Khám phá vẻ đẹp của trang phục dân tộc
Tà áo dài thướt tha của mẹ trong ngày cưới hay chiếc áo bà ba nâu lấm tấm những giọt mồ hôi của cha mỗi khi ra đồng và hình ảnh rất đỗi quen thuộc của các cụ ông, cụ bà, các mẹ, các cha trong chiếc áo thân quen có lẽ đây chính là những ký ức đẹp thuở thiếu thời của bao người.
Trang phục truyền thống của người Việt Nam không chỉ đơn thuần là niềm tự tôn của dân tộc, mà hơn cả thế, nó mang đậm bản sắc văn hóa, chứa đựng những giá trị nghệ thuật, giá trị lịch sử được người bao đời gìn giữ và trân trọng. Mỗi chiếc áo là biểu trưng cho một mảnh tình. Tà áo dài thướt tha của mẹ trong ngày cưới hay chiếc áo bà ba nâu lấm tấm những giọt mồ hôi của cha mỗi khi ra đồng và hình ảnh rất đỗi quen thuộc của các cụ ông, cụ bà, các mẹ, các cha trong chiếc áo thân quen có lẽ đây chính là những ký ức đẹp thuở thiếu thời của bao người.
Du lịch Việt Nam: Khám phá vẻ đẹp của trang phục dân tộc
Du lịch Việt Nam: Khám phá vẻ đẹp của trang phục dân tộc
Mỗi khi nhắc đến Việt Nam, chúng ta sẽ luôn tự hào với trang phục áo dài truyền thống. Tuy nhiên, với mỗi vùng thì sẽ lại có mỗi trang phục khác nhau. Khi nói về con gái miền Bắc người ta thường nghĩ ngay đến áo tứ thân, 4 tà áo ấy cũng chính là tứ thân phụ nghĩa, ý tượng trưng cho cha mẹ và cha mẹ chồng của người con gái ấy. Trong khi đó, về với miền Tây là hình ảnh các cô gái miền sông nước trong chiếc áo bà ba và chiếc quần đen đã trở nên gần gũi và quen thuộc. Dù bây giờ cuộc sống có hiện đại nhiều, thế nhưng khi về miền Tây du khách sẽ hay bắt gặp các cô gái đang mang trên mình những bộ áo bà ba đơn sơ mà giản dị. Hay chiếc áo chàm là trang phục của nhiều dân tộc khác nhau trên vùng núi phía Bắc, vẫn giữ được nét duyên ngầm, tạo nên sức quyến rũ đặc biệt.
Áo dài - Nét đẹp văn hóa của người phụ nữ Việt
Từ lâu, chiếc áo dài đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa của người Việt, bộ trang phục dân tộc không thể thiếu trong trong các sự kiện quan trọng của đất nước. Áo dài hiện thân cho dân tộc Việt Nam, một vẻ đẹp mỹ miều đầy đằm thắm, là một phần tất yếu trong mỗi phụ nữ Việt. Vẻ đẹp của áo dài khó nói thành lời, vừa mềm mại, dịu dàng nhưng vừa kín đáo của chiếc áo dài Việt Nam được thể hiện qua cổ tròn cao kiêu hãnh, bờ vai mềm cùng với hai tà áo thướt tha, mỏng manh dài dọc theo hai bên hông có đường xẻ từ eo xuống như cánh bướm bay trong gió.
Thường được mặc với quần cùng màu hoặc với các màu trắng rất tao nhã, áo dài thường được may từ nhiều loại vải khác nhau nhưng đều có đặc điểm chung là thoáng mát, mềm và nhẹ. Có thể nói rằng, hiếm có một loại trang phục nào vừa kín đáo, chuẩn mực, lại vừa tôn lên dáng vẻ thướt tha, mềm mại của người phụ nữ Việt như chiếc áo dài truyền thống. Còn đối với áo dài nam thì lại mang nét trang trọng, tạo nên tâm hồn, cốt cách của người đàn ông đất Việt. Áo dài là trang phục dành cho mọi lứa tuổi, họ chọn mặc áo dài không chỉ trong các sự kiện trang trọng, những ngày lễ, tết, cưới hỏi mà còn trong đời sống hằng ngày từ công sở đến trường học hay những lần dạo phố...
Hình ảnh người phụ nữ Việt duyên dáng với tà áo dài sẽ mãi mãi để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi du khách khi du lịch Việt Nam , nó vẫn luôn là nét đẹp văn hóa truyền thống của người phụ nữ Việt.
Áo bà ba - Nét đẹp duyên dáng của người Miền Tây
Áo bà ba - Nét đẹp duyên dáng của người Miền Tây
Đây là trang phục đặc trưng cho người phụ nữ Nam bộ từ bao đời nay. Mỗi khi nhắc đến chiếc áo bà ba sẽ làm cho người ta nghĩ ngay đến vẻ đẹp đầy mộc mạc của người phụ nữ miền quê sông nước. Áo bà ba là loại áo không có cổ, thân trước hai dải khuy cài chạy dài từ trên xuống. Áo mặc kết hợp với những chiếc quần đen hoặc trắng dài chấm cổ chân hoặc qua gót chân đã làm đẹp thêm vóc dáng của người phụ nữ với chiếc lưng cong thanh thoát, mềm mại. Áo bà ba toát lên vẻ mộc mạc, giản dị, trong trẻo cho người mặc. Ngày nay áo bà ba đã được cách tân từ dáng áo cho đến họa tiết, càng tô thêm nét yêu kiều mộng mơ cho phái đẹp.
Áo bà ba còn gắn liền với hình ảnh người phụ nữ Nam bộ mạnh mẽ, trung kiên trong hai cuộc chiến tranh giữ nước. Nón lá, khăn rằn, áo bà ba đã theo bước chân người phụ nữ xông pha trong các cuộc nổi dậy Đồng Khởi, những người phụ nữ ấy đã chiến đấu, hi sinh vì Tổ quốc và hình ảnh ấy vẫn đẹp, vẫn mãi mãi lung linh trong sáng, dệt nên trang sử đẹp một thời hào hùng của dân tộc.
Áo tứ thân - Nét đẹp truyền thống của phụ nữ Kinh Bắc Xưa
Hình ảnh đặc trưng của văn hóa xứ Kinh Bắc xưa, đó chính là những người phụ nữ trong chiếc áo tứ thân cùng dải yếm đào. Áo tứ thân gồm có bốn tà tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu (cha mẹ vợ, cha mẹ chồng), hai tà áo trước buộc lại với nhau lại tương
trưng cho tình nghĩa vợ chồng. Một vạt cụt như cái yếm, bên ngoài là hai vạt lớn tựa như hình ảnh cha mẹ ôm lấy đứa con của mình vào lòng. Điểm đặc biệt của những chiếc áo tứ thân chính là không có cúc hay nút cài nên phải mặc với áo yếm, dải yếm đào. Chiếc khăn mỏ quạ và chiếc nón quai thao luôn gắn liền với chiếc áo tứ thân. Từ đó đã làm nên vẻ đẹp của người phụ nữ Bắc Bộ đơn giản, tế nhị và đầy kín đáo.
Trang phục thấm đẫm hồn quê, trải qua biết bao nhiêu thăng trầm của lịch sử cùng với sự cải tiến của nhiều trang phục dân tộc truyền thống khác. Nhưng hình ảnh áo tứ thân sẽ không bao giờ mất đi trong đời sống của người Việt. Áo tứ thân vẫn giữ trọn nét đẹp giản dị của người phụ nữ Việt xưa và mãi mãi là một phần linh hồn của dân tộc Việt Nam.
Áo chàm - Nét đẹp độc đáo của sắc tràm trên trang phục dân tộc
Đây là một loại trang phục truyền thống của dân tộc Tày, Nùng và nhiều dân tộc khác trên vùng núi cao của phía Bắc, Việt Nam. Chàm là tên gọi của một loài thực vật mà các dân tộc này dùng nhuộm màu cho áo. Tuy nhiên, cùng sắc chàm đặc trưng nhưng với bộ trang phục của mỗi dân tộc khác nhau lại được biến tấu thể hiện kiểu dáng và sắc thái hoàn toàn riêng biệt. Đối với người Tày thì áo chàm là loại áo dài xẻ tà, không thêu trang trí, vạt áo trùm qua đầu gối, tay và thân áo bó vừa người, áo được cài khuy bằng đồng ở nách bên phải.
Còn với người Nùng, thì mỗi nhóm Nùng đều có sự trang trí trên trang phục khác nhau: áo của người Nùng Phàn Sình thường được thêu chỉ nổi với màu sắc sặc sỡ phần cổ và phần vạt áo; còn áo của người Nùng Cháo lại được thêu chỉ chìm kín đáo. Cùng với sự hiện đại của cuộc sống ngày nay, các loại trang phục truyền thống này đang dần bị biến đổi và mai một.
Dù trải qua bao nhiêu thời gian, bao nhiêu lần cách tân để phù hợp với yêu cầu thẩm mỹ của thời đại thì những bộ trang phục dân tộc truyền thống vẫn giữ lại được những nét cơ bản ấy. Đây là một trong những giá trị truyền thống lâu đời, cần được bảo tồn và gìn giữ.
Danh sách những bức ảnh Việt Nam lọt Top ảnh đẹp thế giới Dù là những nhiếp ảnh chuyên nghiệp với chất lượng hình ảnh cao hay chỉ là một tay máy không chuyên thì mọi người vẫn có thể bắt trọn vẹn những khoảnh khắc tuyệt vời nhất để cùng nhau chiêm ngưỡng những nét đẹp trong tấm ảnh ấy. Agora Images là một cuộc thi nhiếp ảnh được đông đảo nhiếp ảnh gia trên...