Việt Nam là 1 trong 3 đối tác quan trọng nhất của Nga ở châu Á
Theo phóng viên TTXVN tại Liên bang Nga, ngày 26/6, tại thủ đô Moskva, Viện Viễn Đông, Viện Hàn lâm Khoa học Nga đã tổ chức buổi họp báo và Hội thảo bàn tròn với chủ đề “Thực trạng và triển vọng quan hệ Nga-Việt Nam” nhân chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ 28/6-1/7.
Toàn cảnh buổi Hội thảo. (Ảnh: Quang Vinh/Vietnam )
Tham dự có các học giả, chuyên gia nghiên cứu đầu ngành về khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng đến từ nhiều Viện, trường đại học, các Trung tâm nghiên cứu Chính trị của Liên bang Nga cùng đông đảo đại diện các cơ quan thông tấn, báo chí của Liên bang Nga và Việt Nam.
Tại hội thảo, các chuyên gia đã cùng thảo luận một cách toàn diện các khía cạnh trong quan hệ Nga-Việt Nam, từ hợp tác chính trị, kinh tế, khoa học quân sự cho tới những yếu tố đang ảnh hưởng tới quan hệ hai nước, để từ đó đóng góp những ý kiến thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga.
Phát biểu tại hội thảo, ông Evgheny Kobelev, nhà nghiên cứu và phân tích chính trị cao cấp của Viện Hàn lâm Khoa học Nga cho biết mối quan hệ Nga-Việt Nam là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại hướng châu Á của Liên bang Nga.
Video đang HOT
Điều này đã được đề cập rõ ràng trong Học thuyết chính sách đối ngoại của Liên bang Nga đề ra tháng 5/2012: “Việt Nam là một trong 3 đối tác chiến lược quan trọng nhất (cùng với Trung Quốc và Ấn Độ) của Liên bang Nga ở châu Á”.
Theo ông Kobelev, mối quan hệ đối tác chiến lược Nga-Việt Nam dễ dàng nhận thấy nhất là trong lĩnh vực chính trị, ngoại giao. Hai nước luôn có những quan điểm đồng nhất trong nhiều vấn đề thời sự quốc tế, đặc biệt là trong hợp tác ở Đông Nam Á và châu Á-Thái Bình Dương.
Về hợp tác kinh tế, ông Vladimir Mazyrin, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN thuộc Viện Viễn Đông, Viện Hàn lâm Khoa học Nga nhận định trong vài thập kỷ trở lại đây vị thế của Nga trong nền kinh tế Việt Nam đang giảm đi đáng kể, xuất phát từ các nguyên nhân khách quan như sự tham gia ngày càng nhiều của các cường quốc vào nền kinh tế Việt Nam hay như việc phương Tây áp đặt các lệnh bao vây cấm vận nền kinh tế Nga.
Trong bối cảnh như vậy, theo ông Mazyrin, giữa hai nước vẫn tồn tại những yếu tố thuận lợi cho hợp tác kinh tế.
Thứ nhất, Nga và Việt Nam là hai nhà sản xuất và xuất khẩu ngũ cốc dẫn đầu thế giới. Với tốc độ tăng trưởng dân số trên thế giới như hiện nay, an ninh lương thực sẽ là vấn đề khó giải quyết trong thời gian tới.
Vấn đề đặt ra là Nga, Việt Nam cùng với các nước đang phát triển phải xây dựng được một Liên minh ngũ cốc đề từ đó bảo vệ lợi ích của các thành viên.
Thứ hai, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với Liên minh kinh tế Á-Âu có hiệu lực kể từ tháng 10/2016 là động lực đáng kể thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư hai nước.
Theo kế hoạch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ bắt đầu chuyến thăm chính thức Nga từ ngày 28/6 đến 1/7, sau khi kết thúc chuyến thăm chính thức Cộng hòa Belarus.
Theo TTXVN/VIETNAM
Học giả Nga: "Đường 9 đoạn"... hoàn toàn không có cơ sở
Phán quyết của Tòa Trọng tài cho thấy "đường 9 đoạn" hoàn toàn không có cơ sở, vì vậyTrung Quốc không thể yêu sách vùng đặc quyền kinh tế tại quần đảo Trường Sa.
Ngày 7/10 ở thủ đô Moskva, Viện Đông phương học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga đã tổ chức Hội thảo khoa học "Tình hình ở Biển Đông sau phán quyết của Toà Trọng tài theo Phụ lục VII Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển ngày 12/7/2016.
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh Quang Vinh, PV TTXVN tại Moskva
Tham dự hội thảo có khoảng 30 đại biểu tham dự là các học giả, chuyên gia nghiên cứu đầu ngành, và các sinh viên, nghiên cứu sinh chuyên ngành châu Á-Thái Bình Dương, Đông Nam Á của nhiều trường đại học tại Nga.
Thông qua 10 bài tham luận và quá trình trao đổi sôi nổi, các đại biểu tham dự đã cùng thảo luận về nhiều khía cạnh liên quan tranh chấp trên Biển Đông như ý nghĩa phán quyết của Toà Trọng tài đối với việc giải quyết hoà bình tranh chấp trên Biển Đông, phản ứng của cộng đồng quốc tế đối với phán quyết, hệ quả của phán quyết đối với nền kinh tế các quốc gia trong khu vực và ảnh hưởng của nó tới hệ thống an ninh khu vực, quan điểm của Nga trong giải quyết tranh chấp ở Biển Đông...
Trong bài phát biểu khai mạc hội thảo, ông Dmitry Mosyakov - Tiến sỹ Khoa học lịch sử, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á, châu Úc và châu Đại Dương thuộc Viện Đông phương học, Viện Hàn lâm Khoa học Nga cho rằng sau phán quyết của Toà Trọng tài tại La Hay (Hà Lan) hôm 12/7 vừa qua, mặc dù Trung Quốc không công nhận nhưng tình hình trong khu vực và ở Biển Đông đã không trở nên phức tạp hơn, mà trái lại, các bên liên quan đến tranh chấp và ngay cả Trung Quốc đã ủng hộ tiến hành các cuộc đàm phán để tìm kiếm sự thoả hiệp.
Nhận định về quan điểm của Nga trong tranh chấp ở Biển Đông, cũng như đối với phán quyết hôm 12/7, ông Mosyakov đặc biệt nhấn mạnh Moskva vẫn luôn giữ quan điểm trung lập. Nga luôn coi trọng và kêu gọi các bên giải quyết các tranh chấp bằng con đường hoà bình, không sử dụng vũ lực và đe doạ sử dụng vũ lực.
Với bài tham luận có nhan đề: "Phán quyết của Toà Trọng tài ở La Hay - ý nghĩa và hệ quả", ông Grigory Lokshin - Tổng Thư ký Viện Hoà bình Vienna, nhà nghiên cứu cao cấp Viện Viễn Đông, Viện Hàn lâm Khoa học Nga nhấn mạnh quyết định của Toà Trọng tài cho thấy tuyên bố về " đường 9 đoạn" của Trung Quốc là hoàn toàn không có cơ sở và chính vì vậy mà Trung Quốc không thể đưa ra yêu sách về vùng đặc quyền kinh tế tại khu vực quần đảo Trường Sa.
Kết thúc hội thảo, các học giả đều nhất trí cho rằng cho tới nay, quyết định của Toà Trọng tài đã tác động khá tích cực tới tình hình Biển Đông so với dự đoán trước đó.
Theo Tin Tức
Nga công bố kế hoạch trục xuất các nhà ngoại giao Mỹ Theo các cơ quan thông tấn Nga, nước này đã công bố kế hoạch trục xuất 35 nhà ngoại giao Mỹ và cấm nhân viên ngoại giao Mỹ sử dụng một ngôi nhà và một nhà kho ở thủ đô Moskva nhằm đáp trả các biện pháp trừng phạt của Washington. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov. (Nguồn: AP/TTXVN) Theo Sputniknews.com/Reuters/AP, ngày 30/12, Ngoại...