Việt Nam kỷ niệm 70 năm Quốc khánh tại Nam Phi
Ngày 27/8, Đại sứ quán Việt Nam tại Cộng hòa Nam Phi đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm lần thứ 70 ngày Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2015) tại thủ đô Pretoria, Nam Phi.
Buổi lễ có sự tham dư của Ông Wolsey Barnard, Trợ lý Bộ trưởng Năng lượng Nam Phi đại diện Chính quyền Đảng Đại hội Dân tộc phi (ANC), Đồng chí Christopher Matlhako, Ủy viên Bộ Chính trị Trưởng ban đối ngoại Đảng Cộng sản Nam Phi (SACP) cung gần 500 khach mơi là lãnh đạo đại diện Quốc hội, các Bộ ngành, các Viện nghiên cứu, các Đại sứ nhóm Châu Á cùng ngoại giao đoàn tại Nam Phi, cùng đông đảo bà con Việt kiều đang sinh sống, học tập và công tác tại Nam Phi, Swaziland và các nước lân cận.
Ông Wolsey Barnard, Trợ lý Bộ trưởng Năng lượng Nam Phi phát biểu tại chương trình.
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, ông Lê Huy Hoàng, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Nam Phi đã nhấn mạnh y nghia lich sư của Cach mang Thang Tam va Quôc khanh 2/9, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay la nươc CHXHCN Viêt Nam, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam, ky nguyên cua đôc lâp, tư do va hanh phuc. Đai sư Lê Huy Hoang cũng đa điêm lai nhưng chăng đương ve vang va nhưng thanh tưu to lơn của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đạt được trong suốt 70 năm qua.
Ông Lê Huy Hoàng, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Nam Phi phát biểu tại chương trình.
Theo Đại sứ, với việc Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 185 quốc gia và có quan hệ kinh tế đầu tư với trên 230 quốc và vùng lãnh thổ, là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế quan trọng, ngành Ngoại giao Việt Nam với 98 cơ quan đại diện tại nước ngoài hiện nay và đất nước Việt Nam nói chung đã và đang tiếp tục cam kết, đóng góp tích cực và trách nhiệm vì sự nghiệp hòa bình, an ninh, phát triển chung của nhân loại.
Về quan hệ Việt Nam và Nam Phi, Đại sứ khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ đối tác toàn diện với Nam Phi (thành viên quan trọng của nhóm G-20, nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS và nhiều tổ chức quốc tế và khu vực), mong muốn đẩy mạnh hợp tác hai nước về thương mại (hiện ở mức trên 1,2 tỷ đô-la Mỹ) cũng như các lĩnh vực khác như nông nghiệp, đầu tư, an ninh quốc phòng, giáo dục và bảo vệ môi trường.
Đại biểu tham dự chương trình được nghe giới thiệu về đất nước và con người Việt Nam.
Thay mặt cho Chính phủ Nam Phi, ông Wolsey Barnard, Trợ lý Bộ trưởng Năng lượng Nam Phi đã đánh giá tích cực về quan hệ hai nước và nhấn mạnh Nam Phi luôn coi trọng và đánh giá cao tình cảm gắn bó, môi quan hê hưu nghi va hơp tac truyên thông giưa Việt Nam và Nam Phi đã được các thế hệ lãnh đạo hai bên trong đó có Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Tổng thống Nelson Mandela vun đắp; hoan nghênh việc quan hệ hai nước với nền tảng tốt đẹp trong nhiều năm qua đang phát triển sâu rộng nhanh chóng về mặt Đảng, Nhà nước và nhân dân, ở cấp độ song phương cũng như đa phương.
Ông Wolsey Barnard khẳng định Nam Phi đánh giá cao kết quả và ý nghĩa của Diễn đàn đối tác liên chính phủ hai nước diễn ra vào tháng 6/2015 tại Hà Nội và đặc biệt là chuyến thăm chính thức Nam Phi đầu tháng 8/2015 của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, cho rằng chuyến thăm của Phó Thủ tướng đã tạo đà mới cho quan hệ hai nước, giúp hai bên trao đổi cách thức đẩy mạnh hợp tác thực chất trên các lĩnh vực hai bên có nhiều tiềm năng và nhu cầu như nông nghiệp, thương mại đầu tư, khoa học công nghệ, quốc phòng và kinh tế xanh.
Trang phục áo dài quyến rũ và thu hút đối với khách tham dự chương trình.
Kết thúc buổi lễ, các đại biểu cũng đã được theo dõi chương trình tuyên truyền, quảng bá về đất nước con người Việt Nam, giới thiệu về những thành tựu nổi bật về kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng và ngoại giao của Việt Nam qua nhiều thời kỳ. Đồng thời thưởng thức các màn trình diễn áo dài dân tộc, các món ăn truyền thống đặc trưng của Việt Nam.
Video đang HOT
Huy Hoàng
Theo Dantri
Việt Nam xử lý thế nào với "tam giác" Mỹ-Nga-Trung?
"Bây giờ ta phải xử lý quan hệ với Mỹ và Trung Quốc khi hai nước này đang cạnh tranh chiến lược gay gắt ở châu Á-Thái Bình Dương. Ta phải phát huy các đòn bẩy chính trị, an ninh, ngoại giao sao cho tối ưu hóa lợi ích quốc gia.... Vẫn cần thúc đẩy để Nga phát huy vai trò tích cực ở Đông Nam Á và với ASEAN, hạn chế việc Trung Quốc lôi kéo Nga ủng hộ các việc làm ở Biển Đông".
LTS: Nhân kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng 8, Quốc khánh 2/9 và cũng là bảy thập kỷ ngoại giao Việt Nam, Tuần Việt Nam phỏng vấn Đại sứ Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trường, hiện là Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Quốc tế xung quanh những vấn đề ngoại giao của Việt Nam. Xin giới thiệu phần 2 bài viết.
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trường
Từ "ý thức hệ" chuyến sang "lợi ích"
Trong bối cảnh bị bao vấy cấm vận những năm 1980-90, đường lối ngoại giao đa phương hóa, đa dạng hóa của Việt Nam được hình thành và triển khai như thế nào?
Những chủ trương lớn về đối ngoại thời kỳ đổi mới của Việt Nam bắt đầu hình thành từ Đại hội VI (1986), và Nghị quyết 13 (1988) của Bộ Chính trị là cơ sở để phát triển và nâng cao đường lối đối ngoại của ta thành đường lối độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ như ngày nay.
Trên cơ sở những thành tựu đổi mới, Đại hội VII của Đảng (1991) đã tiến thêm một bước là "Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển".
Sự hoàn thiện đường lối ngoại giao đa phương hóa, đa dạng hóa thể hiện trong nghị quyết của Đại hội X (2006). Vừa rồi với việc ta ký kết FTA với EU và căn bản hoàn thành thương lượng TPP với Mỹ, chủ trương đối ngoại đã vượt lên một tầm cao mới.
Từ sau năm 1990, Việt Nam trong chính sách ngoại giao mới đã bắt đầu chơi với các đối thủ hoặc cựu thù như ASEAN và Mỹ. Việt Nam cũng bình thường hóa quan hệ với nước vừa là bạn vừa là kẻ thù với mình là Trung Quốc. Tức là ngoại giao Việt Nam dường như đã thoát khỏi ý thức hệ. Ông có thể giải thích cụ thế hơn về thay đổi này được không?
Gia nhập ASEAN, là thành viên tích cực của đại gia đình Đông Nam Á, là một bước tiến vượt bậc của ngoại giao Việt Nam thời kỳ hiện đại. Nó mở ra một trang mới để Việt Nam thiết kế một nền hòa bình ổn định và tăng tư thế Việt Nam trên trường quốc tế và trong quan hệ với các nước lớn.
Lord Palmerston, Thủ tướng nước Anh cuối thế kỷ 19, từng nói: Không có đồng minh vĩnh viễn, không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có những lợi ích vĩnh viễn. Năm 1986, ông Goocbachev phát biểu tại Nghị viện Anh, nhắc lại câu nói đó. Lúc đó tôi làm nghiên cứu sinh ở Liên Xô, rất ngạc nhiên, và thực tế cho thấy, chính sách đối ngoại của Liên Xô đã bắt đầu quá trình phi ý thức hệ.
Nước nào cũng lấy lợi ích quốc gia làm trọng. Nhưng nhiều khi các nước lớn dùng ý thức hệ như một thủ đoạn chính trị và ngọn cờ tập hợp lực lượng mà thôi.
Ngoại giao ta theo phương châm ngoại giao Hồ Chí Minh "Làm bạn với các nước dân chủ, không gây thù oán với một ai".
Giai đoạn đặc thù
Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam vừa có hòa bình, nhưng vừa có nguy cơ xung đột ở biển đảo. Ngoại giao Việt Nam phải làm những gì?
Đây là một giai đoạn tương đối đặc thù. Phải nói rằng vấn đề Biển Đông không phải là toàn bộ chính sách đối ngoại của Việt Nam, mà là một phần quan trọng liên quan đến việc giữ vững và bảo vệ chủ quyền biển đảo. Tính theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, cũng như Luật Biển của Việt Nam, nước ta có 1 triệu km2, và Việt Nam phải thâm canh trên từng km2 ấy, vì vậy phải bảo vệ chủ quyền và quyền lợi biển của mình trên Biển Đông.
Trong quan hệ với Trung Quốc, phương châm của ta là vừa hợp tác, vừa đấu tranh. Biển Đông là câu chuyện lâu dài. Ta cần xử lý nó một cách bình tĩnh, kiên trì và có nguyên tắc. Không để đối phương dùng vấn đề Biển Đông làm rối loạn chiến lược phát triển và bàn cờ ngoại giao của ta.
Trong chuyện Biển Đông liệu Việt Nam có thể huy động sự ủng hộ của quốc tế giống như trong kháng chiến chống Mỹ được không?
Vấn đề Biển Đông đã quốc tế hóa. Đây là vấn đề vừa liên quan đến các bên trong khu vực Biển Đông, vừa liên quan đến các nước ngoài khu vực. Vừa là vấn đề đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của nước ta, vừa liên quan đến tự do hàng hải, an ninh và an toàn các con đường biển quốc tế. Vừa liên quan chủ quyền quốc gia của các nước như Việt Nam, Philippines, Malaysia, vừa liên quan đến luật pháp quốc tế, trước hết là Công ước Luật biển 1982.
Cơ sở để tập hợp lực lượng quốc tế, tranh thủ dư luận quốc tế hiện nay là nêu cao ngọn cờ tôn trọng luật pháp quốc tế. Mâu thuẫn chủ yếu hiện nay trong vấn đề Biển Đông là giữa một bên là Trung Quốc muốn độc chiếm Biển Đông với các bên khác giữ nguyên trạng và ổn định tình hình Biển Đông. Mỹ và Nhật Bản hiện tại đã xác định tự do hàng hải, an ninh và an toàn của các con đường biển ngang qua Biển Đông thuộc "lợi ích quốc gia" của các nước này.
Liên minh châu Âu (EU) chẳng hạn, họ ủng hộ việc giải quyết vấn đề Biển Đông về mặt nguyên tắc, tức là bảo đảm tự do hàng hải và tôn trọng luật pháp quốc tế, giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình... Đối với Nhật Bản, Hoa Đông và Biển Đông liên quan đến nhau, vì qua Biển Đông có con đường hàng hải đến Hoa Đông tới Nhật Bản. Còn đối với Mỹ, nếu để Trung Quốc kiểm soát Biển Đông thì Mỹ sẽ bị đẩy ra khỏi Biển Đông và Tây Thái Bình Dương.
"Vấn đề Biển Đông đã quốc tế hóa. Đây là vấn đề vừa liên quan đến các bên trong khu vực Biển Đông, vừa liên quan đến các nước ngoài khu vực". (Ảnh: Lê Anh Dũng)
Câu chuyện Nga, Trung và Mỹ trước những năm 1990 và bây giờ khác nhau như thế nào đối với Việt Nam?
Trước đây khi còn Liên Xô, nước Mỹ nghiêng về phía Trung Quốc, chơi con bài Trung Quốc để chống chọi với Liên Xô. Trung Quốc cũng dùng Mỹ để đối trọng và kiềm chế Liên Xô và qua đó tranh thủ sự hỗ trợ của phương Tây triển khai bốn hiện đại hóa. Nhật Bản đổ nhiều tiền của ODA vào Trung Quốc. Từ năm 1972 đến 1975 thì "tam giác" này có liên quan trực tiếp Việt Nam.
Sau này chỉ liên quan gián tiếp. Khi Liên Xô tan rã vào cuối năm 1991, nước Nga không còn đóng vai trò đáng kể cả. Cuộc chơi hiện nay là cuộc chơi giữa Mỹ và Trung Quốc, Nga đóng vai trò là đối tác chiến lược với Trung Quốc.
Trong giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh Việt Nam, có thể nói Mỹ - Trung - Nga, nhưng bây giờ chỉ có thể nói Mỹ - Trung, và nếu cần có thể thêm Nhật Bản nữa.
Đối với Việt Nam, Nga không có quyền lợi sát sườn ở khu vực này. Và sự quan tâm của Nga với khu vực này cũng yếu đi.
Bây giờ ta phải xử lý quan hệ với Mỹ và Trung Quốc khi hai nước này đang cạnh tranh chiến lược gay gắt ở châu Á-Thái Bình Dương. Ta phải phát huy các đòn bẩy chính trị, an ninh, ngoại giao sao cho tối ưu hóa lợi ích quốc gia. Nga vẫn là đối tác chiến lược của ta về kinh tế; vẫn cần thúc đẩy để Nga phát huy vai trò tích cực ở Đông Nam Á và với ASEAN, hạn chế việc Trung Quốc lôi kéo Nga ủng hộ các việc làm ở Biển Đông dù dưới hình thức cùng Trung Quốc kiềm chế Mỹ ở khu vực này.
"Dĩ bất biến ứng vạn biến"
Trong ngoại giao người ta hay nhắc đến câu nói của Hồ Chí Minh dặn dò cụ Huỳnh Thúc Kháng trước khi sang Pháp là "dĩ bất biến ứng vạn biến". Nguyên tắc đó còn có giá trị trong ngoại giao hiện nay nữa hay không?
Câu nói đó là một phương châm xử thế thuộc triết lý phương Đông, các nhà Nho học Việt Nam rất hiểu điều này. Ở thời điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh sang Pháp năm 1946, để cụ Huỳnh Thúc Kháng làm quyền Chủ tịch nước, tính bất biến là giữ vững độc lập dân tộc và chính quyền cách mạng - đó là nguyên tắc tối cao, từ đó mà linh hoạt về sách lược, thiên biến vạn hóa trong xử lý các mối quan hệ đối ngoại.
Ngày nay nó vẫn là một trong các phương châm xử thế quan trọng đối với hoạt động đối ngoại nhưng với các nội hàm mới.
Ai là người có ảnh hưởng lớn nhất đến ngoại giao Việt Nam?
Hồ Chí Minh! Ngoại giao Việt Nam trong 70 năm qua là ngoại giao trong thời đại Hồ Chí Minh.
Bên cạnh, ngoại giao hiện đại của Việt Nam còn có rất nhiều nhân vật xuất sắc: Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Xuân Thủy, Nguyễn Cơ Thạch, Nguyễn Thị Bình và một số vị khác.
Một nhà ngoại giao có tài mà tôi đặc biệt muốn nhắc tới là ông Nguyễn Cơ Thạch. Ông có đóng góp nổi bật trên hai lĩnh vực: Thúc đẩy nghiên cứu chiến lược và xây dựng ngành ngoại giao.
Ông nghĩ gì về ngoại giao Việt Nam giai đoạn tiếp theo? Điều gì đáng lưu ý nhất?
Tôi thấy có ba điểm đáng lưu ý:
Một là, ngoại giao của nước ta đang vận hành thuận theo xu hướng thời đại và phù hợp với lợi ích quốc gia. Nền ngoại giao Việt Nam đã trưởng thành, phát triển toàn diện, chuyên nghiệp hóa và hiện đại hóa. Nhiều nhà quan sát ngoại giao đều thừa nhận và khâm phục bản lĩnh của ngoại giao Việt Nam.
Hai là, các nhà ngoại giao ta hiện nay được đào tạo tốt, mạnh về chuyên môn, nhưng còn yếu về tư duy chiến lược. Một nhà ngoại giao giỏi là có trình độ chuyên môn cao, thành thạo về nghiệp vụ, nhưng còn cần có tư duy chiến lược.
Ba là, nước Việt Nam ta có vị trí địa-chiến lược rất độc đáo, vì vậy mà 70 năm qua, đất nước ta chịu nhiều chiến tranh, xung đột và cọ xát chiến lược giữa các nước lớn.
Nếu nói ngắn gọn về một nhu cầu bức thiết nhất của ngoại giao Việt Nam giai đoạn tới, thì gọn mấy chữ: nâng cao năng lực nghiên cứu chiến lược và dự báo chiến lược!
Xin cảm ơn ông.
Theo Hoàng Ngọc
Vietnamnet
Bài học từ việc Việt Nam "chọn bạn" cực đoan "Bài học thực tế là có thể chọn bạn, nhưng không "nhất biên đảo" một cách cực đoan. Thậm chí có thể chọn bên trong một cuộc chơi "thăng bằng" một cách có ý thức, thăng bằng nhưng có thể lệch pha. Ngày nay dễ làm điều này hơn hồi ấy." LTS: Lịch sử Việt Nam qua 70 năm hình thành và phát...