Việt Nam kiên quyết phản đối mọi thay đổi hiện trạng ở Biển Đông
Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao hôm nay nhấn mạnh Việt Nam kiên quyết phản đối các hoạt động làm thay đổi hiện trạng ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Đá Chữ thập thuộc quần đảo Trường Sa. Ảnh: SCMP
Trước câu hỏi về việc Trung Quốc đang xây sân bay trái phép trên đảo Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bà Phạm Thu Hằng, phó phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết mọi hoạt động của các bên tại khu vực này mà không có sự cho phép của Việt Nam là bất hợp pháp và vô giá trị.
“Một lần nữa chúng tôi khẳng định mạnh mẽ chủ quyền không thể tranh cãi của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, bà Hằng nói.
Đề cập tới việc Trung Quốc đang hoàn thành việc xây dựng mở rộng bãi đá Chữ Thập thành thành quần đảo lớn nhất thuộc Trường Sa, phó phát ngôn Bộ Ngoại giao cho rằng Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử về chủ quyền của mình tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. “Mọi hoạt động đơn phương tại khu vực này nhằm thay đổi hiện trạng thì chúng tôi sẽ phản ứng kiên quyết”.
Video đang HOT
South China Morning Post hôm qua dẫn lời các chuyên gia Trung Quốc cho hay Đá Chữ thập hiện có diện tích khoảng 1 km vuông và việc cải tạo đất ở đây có thể vẫn còn tiếp diễn. Quá trình mở rộng đang diễn ra nhanh hơn dự kiến và có khả năng rạn san hô này sẽ còn vượt mặt cả Ba Bình, đảo lớn nhất ở Trường Sa. Hiện chưa rõ Đá Chữ thập sẽ bị Trung Quốc cải tạo thành đảo lớn như thế nào, nhưng có khả năng nơi này sẽ là một tiền đồn quan trọng cho quân đội và các hoạt động thương mại dân sự.
Theo Want China Times, từ cuối năm ngoái, quân đội Trung Quốc đã tiến hành nhiều hoạt động xây dựng và cải tạo đất phi pháp trên các rạn san hô ở quần đảo Trường Sa, trong đó Đá Chữ thập. Đá này nằm cách Trung Quốc đại lục đến 740 hải lý. Những hình ảnh trên trang web về không gian địa lý và vũ trụ của Mỹ DigitalGlobe hôm 25/9 cho thấy, diện tích Đá Chữ thập đã tăng hơn 11 lần, từ 0,08 km vuông lên gần 1 km vuông.
Trung Quốc đánh chiếm Đá Chữ thập vào năm 1988 và hiện đặt nó dưới sự quản lý của cái gọi là “thành phố Tam Sa”, tỉnh Hải Nam. Bắc Kinh đã xây dựng một bãi đáp trực thăng, một bến tàu, một tòa nhà hai tầng, một nhà kính 500 mét vuông và triển khai 200 binh sĩ trên đá này. Đá Chữ thập được đánh giá là có tầm quan trọng chiến lược với Trung Quốc, bởi không có căn cứ nào của nước ngoài quanh nó trong vòng bán kính 70 km.
Tuần trước, quan chức tình báo hàng đầu của Đài Loan Lee Hsiang-chou cho hay Bắc Kinh đang thi công 7 dự án xây dựng trên Biển Đông và 5 trong số đó được phê duyệt từ khi ông Tập Cận Bình lên làm chủ tịch.
Ngoài đảo Chữ Thập, Trung Quốc thời gian gần đây được cho là tiến hành xây dựng quy mô lớn ở một loạt đá khác thuộc quần đảo Trường Sa như đá Gạc Ma, Châu Viên, Ken Nan, Ga Ven….Các chuyên gia dự đoán Bắc Kinh đang đẩy mạnh hoàn thành các căn cứ quân sự ở khu vực này cũng như biến các đá thành đảo để hiện thực hóa yêu sách đường lưỡi bò phi lý của mình.
Việt Anh
Theo VNE
Kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan về nước
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam kiên quyết đấu tranh yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan trái phép về nước.
Chiều 12/6, mở đầu phiên trả lời chất vấn trước Quốc hội, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dành thời gian báo cáo trước Quốc hội về tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2014.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, trong sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981, cả nước đã đồng lòng đấu tranh bảo vệ chủ quyền. Thủ tướng nguyễn Tấn Dũng đã có nhiều phát biểu khẳng định quan điểm chủ trương của Việt Nam.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết Việt Nam kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan trái phép về nước
Việt Nam đã có nhiều lần giao thiệp với Trung Quốc để yêu cầu nước này tôn trọng chủ quyền, kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan trái phép khỏi vùng biển Việt Nam.
Bên cạnh đó, Chính phủ và nhân dân Việt Nam cũng cảm ơn sự ủng hộ của nhân dân, bạn bè khắp nơi trên thế giới đã lên tiếng phản đối hành vi của Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế, đe dọa hòa bình và an ninh chung trên Biển Đông, an toàn trong khu vực.
Sau những sự cố đáng tiếc xảy ra tại Bình Dương, Đồng Nai, Hà Tĩnh, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Chính phủ đã nỗ lực hỗ trợ các doanh nghiệp khắc phục hậu quả, trở lại hoạt động. Đến nay, tất cả các doanh nghiệp đã khôi phục sản xuất. Chính phủ Việt Nam đã công bố việc đảm bảo môi trường an toàn, ổn định cho nhà đầu tư.
Nhà nước cũng tăng cường cho năng lực thực thi pháp luật trên biển của lực lượng chấp pháp, hỗ trợ ngư dân trong hoạt động nghề cá và khẳng định chủ quyền đối với biển đảo của Việt Nam.
Ngoài ra, Chính phủ cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ cho 1 triệu ngư dân để tiếp tục ra khơi bám biển. Chính phủ thực hiện hiện đại hóa, đóng mới tàu vỏ thép, có chính sách bảo hiểm với tàu, tài sản, tính mạng của ngư dân trên biển. Gói tín dụng 10.000 tỷ đồng đã được thống nhất triển khai với lãi suất ưu đãi.
Bên cạnh đó, Quốc hội cũng quyết định dành khoản chi ngân sách 16.000 tỷ đồng trang bị cho Cảnh sát biển, Kiểm ngư và ngư dân để bảo vệ chủ quyền của quốc gia trên biển.
Phạm Thịnh
Theo_VTC
Kiện Trung Quốc: Chính phủ kiên quyết, toàn dân ủng hộ! Toàn dân đồng lòng, chung một chí hướng với Chính phủ. Thủ tướng đã kiên quyết xem xét kiện Trung Quốc thì chắc chắn toàn dân đều đứng sau lưng ủng hộ. Đông đảo bạn đọc đã gửi thư về cho chúng tôi chia sẻ như vậy Việt Nam không đánh đổi chủ quyền lấy thứ hòa bình, hữu nghị lệ thuộc; Việt...