Việt Nam khẳng định lập trường trước việc Trung Quốc vi phạm chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Chiều qua 18-7, tại cuộc họp báo thường kỳ lần thứ hai trong tháng 7-2013, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lương Thanh Nghị tiếp tục nhận được những câu hỏi của báo giới trong nước và quốc tế liên quan tới diễn biến mới xung quanh các vụ việc Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ông Lương Thanh Nghị, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam
Trước đó một ngày, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định phía Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông.
Trong vụ việc xảy ra sáng 7-7-2013, tàu Trung Quốc số hiệu 306 đã truy đuổi, uy hiếp, khống chế, lục soát, đánh đập ngư dân, đập phá và lấy đi một số tài sản trên 2 tàu cá Việt Nam đang ở khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Video đang HOT
Hành động này của Trung Quốc trái với tinh thần đối xử nhân đạo với ngư dân, các quy định của luật pháp quốc tế và tinh thần của Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, cũng như Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Sau khi sự việc xảy ra, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối hành động trên của phía Trung Quốc, yêu cầu phía Trung Quốc nghiêm túc điều tra, xử lý nghiêm khắc việc làm sai trái nói trên, bồi thường thỏa đáng cho ngư dân Việt Nam và không để tái diễn các vụ việc tương tự.
- Phóng viên: Tại sao Việt Nam chưa sử dụng đường dây nóng về nghề cá để giải quyết vụ 2 tàu cá của Việt Nam bị tàu Trung Quốc truy đuổi ở Hoàng Sa?
- Ông Lương Thanh Nghị, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam: Hiện các cơ quan liên quan hai nước đang tiếp tục triển khai Thỏa thuận thiết lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển. Chúng tôi hy vọng khi đường dây nóng đi vào hoạt động, hai bên sẽ có thể nhanh chóng, kịp thời trao đổi thông tin và biện pháp xử lý các vụ việc phát sinh đột xuất liên quan đến nghề cá.
- Phóng viên: Xin ông bình luận về việc mới đây phía Trung Quốc tổ chức cấp phát giấy chứng minh nhân dân và giấy cư trú đợt đầu cho người Trung Quốc ở cái gọi là “Thành phố Tam Sa”?
- Ông Lương Thanh Nghị, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam: Lập trường của Việt Nam về cái gọi là “ Thành phố Tam Sa” đã được nói rõ nhiều lần. Hành động trên của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và hoàn toàn vô giá trị.
Theo ANTD
Tàu Trung Quốc lại ngang nhiên quấy rối tàu cá Việt Nam ngay tại Hoàng Sa
Ngày 18/3, tàu cá mang số hiệu QNG50949TS của Việt Nam đã bị một tàu Ngư chính Trung Quốc quấy rối và "xua đuổi" ngay trong vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Tàu Ngư chính Trung Quốc 306 đang hoạt động trái phép tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam
Thông tin này được Nhật báo Hải Nam đăng tải ngày 19/3.
Theo Nhật báo Hải Nam, ngày 18/3, được thông tin của nhóm ngư dân Trung Quốc đang đánh bắt cá (trộm - PV) ở gần đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, tàu Ngư chính 306 đang hoạt động trái phép tại khu vực này đã tiếp cận với tàu cá mang số hiệu QNG50949TS của Việt Nam và cùng ngày đã "ép" tàu cá Việt Nam ra khỏi vùng biển đó.
Như vậy, không chỉ xâm phạm vùng lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam mà các tàu Trung Quốc thậm chí đã có những hành động trái phép đối với các tàu cá của Việt Nam đang đánh bắt hợp pháp trên phần lãnh hải của mình.
Được biết, hiện Trung Quốc đang duy trì liên tục khoảng 21 tàu Ngư chính chấp pháp trên các vùng biển khác nhau tại Biển Đông và thậm chí mới đây còn điều một đội tàu Hải giám chính thức đồn trú tại cái gọi là "thành phố Tam Sa", mà thực chất bao gồm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, nhằm bảo vệ các hoạt động đánh bắt cá trộm của ngư dân Trung Quốc.
Ngày 19/3/2013, Đại diện Ủy ban Biên giới quốc gia Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu rõ: "Việt Nam có đầy đủ chứng cứ pháp lý và lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các hoạt động nêu trên của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam. Việt Nam một lần nữa bác bỏ cái gọi là "thành phố Tam Sa" và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hoạt động vi phạm chủ quyền của Việt Nam, không có hành động cản trở hoạt động nghề cá bình thường và hợp pháp của các tàu cá và ngư dân Việt Nam."
Theo Dantri
Yêu cầu Trung Quốc không cản trở tàu cá và ngư dân Việt Nam Việt Nam một lần nữa bác bỏ cái gọi là "thành phố Tam Sa" và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hoạt động vi phạm chủ quyền của Việt Nam, không có hành động cản trở hoạt động nghề cá bình thường và hợp pháp của các tàu cá và ngư dân Việt Nam." Trong thời gian gần đây, Trung Quốc tiến...