Việt Nam kêu gọi hợp tác ứng phó với đe dọa an ninh hàng hải
Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc đã kêu gọi các nước Á – Phi cùng hợp tác để ứng phó với các thách thức ở các khu vực, trong đó có Biển Đông, như đe doạ đối với an ninh hàng hải, các hành động tôn tạo trái phép… làm gia tăng căng thẳng ở khu vực.
Ngày 21/4/2015, tại Thủ đô Jakarta, Indonesia, đã diễn ra cuộc Toạ đàm cấp Bộ trưởng bên lề Hội nghị cấp cao Á-Phi với chủ đề “Chính sách, kinh nghiệm và thách thức trong quản lý biển và đại dương nhằm thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững”. Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc đã cùng các Bộ trưởng, Thứ trưởng và Trưởng đoàn các nước Á-Phi có biển ở Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương tham gia sự kiện này.
Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc tại cuộc tọa đàm (Ảnh: Bộ Ngoại giao)
Biển và đại dương có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển bền vững của mọi quốc gia, đặc biệt là các nước ven biển và hải đảo. Chính vì vậy, một trong những Mục tiêu phát triển bền vững dự kiến được Liên hợp quốc thông qua vào tháng 9 năm 2015 là Bảo tồn và sử dụng bền vững biển, đại dương và các tài nguyên vì phát triển bền vững.
Tham gia thảo luận, Thứ trưởng Hà Kim Ngọc cho rằng các nước Á-Phi cần tích cực tham gia xây dựng Chương trình nghị sự phát triển sau 2015, trong đó có Mục tiêu về biển và đại dương, tăng cường hợp tác sử dụng bền vững các tài nguyên biển, tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, bảo đảm tự do, an ninh, an toàn hàng hải.
Video đang HOT
Nhằm bảo vệ biển và đại dương cho các thế hệ mai sau, Thứ trưởng Hà Kim Ngọc kêu gọi các nước cùng hợp tác để ứng phó hiệu quả với các thách thức ở các khu vực, trong đó có Biển Đông, như đe doạ đối với an toàn và an ninh hàng hải, các hành động tôn tạo trái với luật pháp quốc tế, thay đổi hiện trạng làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển và làm gia tăng căng thẳng ở khu vực.
Các đại biểu nhất trí cho rằng để thực hiện Mục tiêu này cần quản lý hiệu quả các hoạt động đánh bắt, phòng chống ô nhiêm môi trường biển và tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. Các nước cũng nhấn mạnh cần cùng nhau xử lý tốt các thách thức như biến đổi khí hậu, tình trạng đánh bắt bừa bãi, cướp biển, tranh chấp biển đảo.
Trong đó, Indonesia, Timor Leste, Morocco, Madagascar… nhấn mạnh Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 là nền tảng cho hợp tác về biển, đại dương.
Philippines cho rằng các hoạt động tôn tạo đang gây hại nghiêm trọng cho các dải san hô và tài nguyên sinh vật biển, môi trường biển và đại dương.
PV
Theo Dantri
Chủ tịch nước tham dự Hội nghị Cấp cao Á Phi từ 22-23/4
Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Indonesia Joko Widodo, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao Á-Phi tại thủ đô Jakarta từ ngày 22-23/4.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
Sau đó, Chủ tịch nước sẽ tham dự Lễ kỷ niệm 60 năm Hội nghị Bandung 1955 và 10 năm Quan hệ đối tác chiến lược mới Á-Phi tại thành phố Bandung, Indonesia ngày 24/4.
Hội nghị Á-Phi (ACC) đã được tổ chức lần đầu tiên ở Bandung, Tây Java, Indonesia, từ ngày 18-24/4/1955, theo sáng kiến của Indonesia, Myanmar, Sri Lanka, Ấn Độ và Pakistan. Nó được xem như một biểu tượng về sự hồi sinh của các quốc gia châu Á và châu Phi.
Sự kiện này đã tạo động lực đưa đến những biến đổi to lớn trên bản đồ chính trị thế giới với sự ra đời của một loạt các quốc gia độc lập ở châu Á và châu Phi, tạo tiền đề cho sự ra đời Phong trào Không liên kết và hợp tác Nam-Nam trong những thập kỷ qua. 29 nước đại diện cho hơn một nửa dân số thế giới đã tham dự hội nghị và nhất trí tuyên bố thúc đẩy kinh tế và hợp tác văn hóa Á-Phi, chống lại chủ nghĩa thực dân.
Hội nghị Bandung đã mang một ý nghĩa quan trọng, đánh dấu thời điểm các quốc gia châu Á và châu Phi bắt đầu bước lên vũ đài chính trị quốc tế, tham gia tích cực vào việc giải quyết những vấn đề chung của khu vực và thế giới.
Để tạo nên sự thành công của Lễ kỷ niệm lần thứ 60 Hội nghị Á-Phi cùng các sự kiện liên quan, Indonesia đã gửi lời mời đến 109 quốc gia châu Á và châu Phi cùng 17 nước quan sát viên và 25 tổ chức quốc tế tham dự các sự kiện quan trọng này.
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Indonesia Arrmanatha Nasir, chương trình nghị sự của các sự kiện kỷ niệm 60 năm Hội nghị Á-Phi sẽ bao gồm một cuộc họp quan chức cấp cao của các nước châu Á và châu Phi được tổ chức vào ngày 19/4. Hội nghị cấp Bộ trưởng vào ngày 20/4 và Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Á-Phi vào ngày 21 và 22/4.
Tổng cộng có 20 sự kiện đã được lên kế hoạch tổ chức trong dịp này. Các diễn đàn thảo luận trong chuỗi sự kiện Á-Phi sẽ tập trung tăng cường hợp tác giữa hai châu lục cả về chính trị, văn hóa xã hội và các vấn đề kinh tế.
Theo Vietnam
Mỹ - Nhật - Hàn cùng kêu gọi Trung Quốc kiềm chế trên biển Đông Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản: "Trung Quốc phải có trách nhiệm tuân thủ luật pháp quốc tế, tuân thủ các quy tắc và khuôn khổ khu vực đã thỏa thuận..." Thứ trưởng Ngoại giao 3 nước Mỹ - Nhật - Hàn ngày 16/4 cùng lên tiếng thúc giục Trung Quốc tuân thủ luật quốc tế, chấm dứt việc xây dựng và cải...