Việt Nam hướng đến mục tiêu loại trừ hoàn toàn bệnh sốt rét vào năm 2030
Năm 2019, nước ta không có dịch sốt rét xảy ra và không có trường hợp nào tử vong do sốt rét. Bên cạnh đó, số bệnh nhân sốt rét và người có ký sinh trùng sốt rét đều giảm so với cùng kỳ năm trước
Ngày 25/6, tại Hà Nội đã diễn ra hội nghị “Tăng cường đầu tư cho công tác phòng, chống sốt rét ở Việt Nam” do Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương và Dự án Sáng kiến khu vực ngăn chặn và loại trừ sốt rét kháng thuốc Artemisinin ( Dự án RAI2E) cùng tổ chức.
Quang cảnh Hội nghị
Phát biểu tại Hội nghị, PGS, TS Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương cho biết, năm 2019, số bệnh nhân sốt rét và người có ký sinh trùng sốt rét đều giảm so với cùng kỳ năm 2018. Số bệnh nhân sốt rét toàn quốc giảm 14,31% (5887/6870); số ký sinh trùng sốt rét giảm 3,08% (4665/4813); tỷ lệ ký sinh trùng sốt rét trên 1000 dân giảm 4,0%. Không có dịch sốt rét xảy ra và không có trường hợp nào tử vong do sốt rét. Hiện tại, cả nước đã có 25/63 tỉnh thành đạt các tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét của Tổ chức Y tế thế giới và của Dự án Phòng chống và Loại trừ sốt rét.
Tại Hội nghị, các đại biểu cũng bày tỏ sự quan ngại khi bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phòng, chống bệnh sốt rét vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn và thiếu bền vững. Nước ta vẫn tồn tại các địa phương, tập trung ở miền Đông Nam bộ, miền Trung – Tây Nguyên như Gia Lai, Phú Yên, Bình Phước, Đắk Lắk, Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắc Nông, Quảng Trị, Lai Châu,… có tình hình sốt rét phức tạp, với số trường hợp mắc sốt rét vẫn ở mức cao.
Video đang HOT
PGS, TS Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương phát biểu tại Hội nghị
Trong khi đó, các yếu tố nguy cơ để bệnh sốt rét bùng phát luôn hiện hữu như: Tập quán đi rừng, ngủ rẫy, di dân giữa các vùng trong nước, hoặc với các nước láng giềng ngày càng phức tạp, đặc biệt là sự xuất hiện và phát triển mạnh của ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc.
Chính vì vậy, để đạt được mục tiêu loại trừ hoàn toàn bệnh sốt rét ở Việt Nam vào năm 2030, Viện trưởng Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc thực hiện có hiệu quả các giải pháp và các hoạt động phòng chống sốt rét theo lộ trình loại trừ sốt rét đã được Bộ Y tế phê duyệt; đảm bảo thực hiện thường xuyên công tác giám sát, phát hiện, chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời; tiếp tục kêu gọi nguồn lực của các tổ chức quốc tế; cùng với đó là đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, nâng cao nhận thức của người dân về phòng chống bệnh sốt rét.
Tìm thấy loại vi khuẩn ngăn chặn muỗi truyền bệnh sốt rét
Dịch Covid-19 đang khiến cả thế giới chú ý, nhưng bệnh sốt rét dù không gây đại dịch vẫn nguy hiểm hơn bao giờ hết. Các nhà khoa học đã tìm ra một cách hoàn toàn mới, hiệu quả cao để ngăn chặn sự lây lan bệnh sốt rét từ một loại vi khuẩn nằm ở trong chính con muỗi.
Ảnh: Getty Images.
Năm 2018, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính 228 triệu trường hợp mắc bệnh sốt rét do muỗi truyền và 405.000 trường hợp tử vong.
Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra một loại vi khuẩn đơn bào hình thành bào tử mới được tìm thấy ở muỗi, gọi là microsporidia MB, có khả năng ngăn chặn sự lây truyền ký sinh trùng sốt rét.
Vi khuẩn này dường như cũng không làm tổn thương muỗi, có nghĩa là nếu chúng ta có thể làm tăng tỷ lệ lưu hành của microsporidia MB trong quần thể muỗi địa phương, thì đó có thể là một cách hiệu quả để ngăn chặn bệnh sốt rét khi muỗi cắn mà không phải làm xáo trộn phần còn lại của hệ sinh thái.
"Ở đây, chúng tôi đã tìm hiểu vi khuẩn microsporidian dường như không gây bệnh từ các quần thể Anophele, một loài muỗi ở Kenya" nhóm nghiên cứu viết trong một bài báo được công bố trên tạp chí Nature Communications.
"Là một vi khuẩn không độc hại, làm suy yếu việc truyền ký sinh trùng sốt rét, microsporidia MB có thể được nghiên cứu như một chiến lược để hạn chế lây truyền bệnh sốt rét", báo cáo đánh giá.
Ý tưởng về một vi khuẩn từ muỗi có thể ngăn chặn việc truyền bệnh không hoàn toàn mới. Wolbachia, một loại vi khuẩn xuất hiện tự nhiên trong quần thể muỗi, đã cho thấy tiềm năng đáng kinh ngạc để quét sạch bệnh sốt xuất huyết và các bệnh truyền nhiễm do muỗi truyền khác.
Nhà vi sinh học Steven Sinkins, Đại học Glasgow, Scotland, Vương quốc Anh nói: "Chúng tôi đã sử dụng một loại cộng sinh ngăn chặn lây truyền có tên là Wolbachia để kiểm soát sốt xuất huyết, một loại virus truyền qua muỗi".
Giáo sư Steven Sinkins đánh giá: "Vi khuẩn microsporidia MB có một số đặc điểm tương tự, nó trở thành một triển vọng hấp dẫn để phát triển các phương pháp tương đương nhằm kiểm soát sốt rét".
Nghiên cứu này hiện đang ở giai đoạn đầu. nhưng nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng khi họ phân tích muỗi lấy từ các nghiên cứu thực địa ở Kenya, những con muỗi có vi khuẩn microsporidia MB không có ký sinh trùng sốt rét. Ngay cả khi muỗi hút máu bị nhiễm bệnh, những con muỗi có microsporidia MB đã giảm mức độ nhiễm trùng và không có dấu hiệu nào về bào tử của ký sinh trùng sốt rét được phát hiện.
Bởi vì vi khuẩn microsporidia MB được truyền qua muỗi cái, một khi nó ở trong quần thể muỗi, nó sẽ không thể đi đâu được. Nhóm nghiên cứu phát hiện ra, một số khu vực họ thử nghiệm chỉ còn 9% muỗi có vi khuẩn gây bệnh sốt rét.
Nhóm nghiên cứu hy vọng, khi đi vào nghiên cứu sâu hơn, họ có thể tìm ra liệu có thể tăng số lượng vi khuẩn microsporidia MB trong quần thể muỗi hay không, để đạt mục tiêu cuối cùng là giảm tỷ lệ mắc bệnh sốt rét.
Nhà sinh lý học sinh lý và sinh thái học Jeremy Herren, Trung tâm Côn trùng quốc tế cho biết: "Các nghiên cứu tiếp theo cần xác định chính xác làm thế nào vi khuẩn microsporidia MB có thể được sử dụng để kiểm soát bệnh sốt rét. Giai đoạn tiếp theo của nghiên cứu sẽ điều tra động lực học của vi khuẩn microsporidia MB trong các quần thể muỗi lớn".
"Kết quả của các nghiên cứu tiếp theo này sẽ cung cấp cho chúng tôi các thông tin nhằm xác định cách thức phổ biến để vi khuẩn microsporidia MB kiểm soát được sốt rét", Tiến sĩ Jeremy Herren nói.
Nhiều yếu tố nguy cơ có thể khiến số người mắc bệnh sốt rét gia tăng Theo PGS.TS Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng TƯ, hoat đông phong chông va loai trư bênh sôt ret con nhiêu khó khăn, thách thức. Ngày 25 tháng 4 hàng năm được Tổ chức Y tế Thế giới lấy làm ngày "Thế giới phòng chống sốt rét". Chu đê tuyên truyên cua ngay Thê giơi phong chông sôt...