Việt Nam học – lĩnh vực nghiên cứu còn nhiều ẩn số
“Hiện nay, nghiên cứu về Việt Nam học đã có những bước tiến dài, lĩnh vực này đã được nâng tầm trên trường quốc tế. Tuy nhiên, Việt Nam học vẫn là một lĩnh vực nghiên cứu còn nhiều ẩn số”.
Diễn đàn khoa học do Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) chủ trì trong khuôn khổ Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ VI. (Ảnh: Nhật Hồng)
Việt Nam học: “Thành tựu và triển vọng”
Đây là chủ đề của diễn đàn khoa học do Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) chủ trì trong khuôn khổ Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ VI được tổ chức chiều ngày 28/10/2021 tại ĐHQGHN. Diễn đàn được tổ chức theo hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến.
Tham dự Diễn đàn có đại diện Đại sứ quán các nước tại Việt Nam và đông đảo nhà khoa học, học giả nghiên cứu về Việt Nam học.
Diễn đàn “Việt Nam học: Thành tựu và Triển vọng” là không gian để các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà hoạt động xã hội và hoạch định chính sách cùng chia sẻ, đánh giá những thành tựu đạt được trong nghiên cứu, giảng dạy Việt Nam học thời gian qua và chỉ ra những vấn đề tồn tại, hạn chế cũng như xác định đường hướng phát triển của ngành Việt Nam học trong thời gian tới.
Phát biểu khai mạc diễn đàn, Giám đốc ĐHQGHN Lê Quân nhấn mạnh, mục đích của Diễn đàn là tăng cường kết nối, mở rộng giao lưu, hợp tác, phát triển mạng lưới Việt Nam học toàn cầu trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh thực hiện công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, chủ động hội nhập sâu rộng với thế giới và nhân loại trong bối cảnh trải qua những biến chuyển to lớn của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 với những mối quan tâm chung ngày càng gia tăng.
Giám đốc ĐHQGHN Lê Quân phát biểu tại diễn đàn. (Ảnh Nhật Hồng)
Giám đốc ĐHQGHN Lê Quân bày tỏ kỳ vọng, các nhà khoa học, học giả cùng đóng góp cho sự phát triển bền vững của Việt Nam thông qua những sáng kiến, đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển văn hóa, xã hội giúp Việt Nam phát triển bền vững, đồng thời góp phần nâng cao vị thế và vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam với thế giới.
Trình bày báo cáo đề dẫn tại Diễn đàn với chủ đề: “Việt Nam học: Kinh nghiệm quá khứ và những vấn đề đang đặt ra”, GS.TSKH Vũ Minh Giang – Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo ĐHQGHN, Trưởng Ban tổ chức Diễn đàn cho biết, nghiên cứu Việt Nam dưới tiếp cận của từng khoa học chuyên ngành đã được thực hiện ở cả trong và ngoài nước từ nhiều thế kỷ trước, tuy nhiên, nghiên cứu Việt Nam với tư cách là một khoa học liên ngành dựa trên những lý thuyết và phương pháp mới chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ trong khoảng hơn nửa thế kỷ gần đây.
GS.TSKH Vũ Minh Giang cho biết thêm, trong chiến lược phát triển chung, Trung tâm phối hợp nghiên cứu Việt Nam đã được thành lập tại Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội – tiền thân của ĐHQGHN, bắt đầu xây dựng ngành Việt Nam học theo định hướng nghiên cứu liên ngành.
Đây là cơ sở đầu tiên ở Việt Nam kết nối với giới nghiên cứu Việt Nam ở nước ngoài hợp tác triển khai các chương trình nghiên cứu và giảng dạy về Việt Nam. Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển thuộc ĐHQGHN được thành lập năm 2004 với chức năng triển khai nghiên cứu khoa học và đào tạo về Việt Nam học.
Bên cạnh đó, lĩnh vực nghiên cứu Việt Nam còn được triển khai và đào tạo tại Khoa Việt Nam học và tiếng Việt thuộc Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn và Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Khu vực học, trong đó có Việt Nam học tại trường ĐH Việt Nhật. Ngoài ra, ĐHQGHN cũng tổ chức nhiều hoạt động học thuật nhằm mở rộng, tăng cường kết nối nghiên cứu Việt Nam ở trong nước và quốc tế.
Tham dự Diễn đàn bằng hình thức trực tuyến, GS.TSKH Vladimir Kolotov – Trường ĐH Tổng hợp Quốc gia St.Petersburg) cho biết: “11 năm thành lập Viện Hồ Chí Minh thuộc Đại học Quốc gia Saint Petersburg”. Theo đó, Viện Hồ Chí Minh là đơn vị đầu tiên và duy nhất ngoài lãnh thổ Việt Nam được thành lập tại Trường ĐH Tổng hợp Quốc gia St.Petersburg. Trong suốt 11 năm qua, Viện Hồ Chí Minh hoạt động theo khái niệm trục trong bảy lĩnh vực chính: Ngoại giao nhân dân, Trung tâm nghiên cứu khoa học, Trung tâm phân tích, Trung tâm thẩm định, tư vấn, Lĩnh vực văn hóa, Lĩnh vực giáo dục, Lĩnh vực kinh tế.
Video đang HOT
Các đại biểu tham dự diễn đàn. (Ảnh Nhật Hồng)
Cần phát triển ngành Việt Nam học theo định hướng khu vực học
Bàn về tình hình nghiên cứu Việt Nam tại Nhật Bản trong 20 năm qua, GS. Furuta Motoo – nguyên Chủ tịch Hội Nhật Bản nghiên cứu Việt Nam, Hiệu trưởng Trường ĐH Việt Nhật, ĐHQGHN) đã chỉ ra những thách thức hiện tại và triển vọng hướng tới tương lai.
GS. Furuta Motoo – nguyên Chủ tịch Hội Nhật Bản nghiên cứu Việt Nam, Hiệu trưởng Trường ĐH Việt Nhật, ĐHQGHN). Ảnh Nhật Hồng.
Theo GS. Furuta Motoo, đa dạng hóa và tiếp cận thực tế xã hội Việt Nam qua điều tra điền dã là thế mạnh của ngành Việt Nam học tại Nhật Bản hiện nay. Tuy nhiên, số lượng nhà nghiên cứu về Việt Nam học đang dần thu hẹp. Đây là xu hướng chung của lĩnh vực Khu vực học và nhiều lĩnh vực khác của khoa học xã hội và nhân văn ở Nhật Bản. GS. Furuta Motoo cũng nhấn mạnh, trong tương lai, cần phát triển ngành Việt Nam học theo định hướng khu vực học để làm sáng tỏ vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế và định nghĩa lại bản sắc Việt Nam.
Chia sẻ một số kinh nghiệm giảng dạy ngành Việt Nam học tại Trường ĐH Charles, Cộng hòa Séc, TS. Bình Slavická cho biết, ngành Việt Nam học được coi là một trong những ngành chiến lược của Khoa Triết học, Trường ĐH Charles, CH Séc.
Nguyên tắc giảng dạy tiếng Việt ở Trường ĐH Charles là “Lấy ngữ âm ngữ pháp làm trọng, kỹ năng diễn đạt nói, nghe, đọc, viết là đích”, vì vậy, bước quan trọng đầu tiên là ngữ âm và ngữ pháp. Chương trình giảng dạy tiếng Việt dành cho ngữ âm chiếm phần lớn thời lượng, điều đó cho thấy việc quan tâm đúng mức về ngữ âm đem lại sự tự tin nhất định cho người học. Bên cạnh đó, các hiện tượng ngữ pháp được giảng viên giới thiệu từ đơn giản đến phức tạp và minh họa bằng những ví dụ cụ thể, dễ hiểu, giúp sinh viên nắm vững nội dung của bài trước để hiểu được bài tiếp theo.
Các đại biểu nước ngoài tham dự diễn đàn. (Ảnh Nhật Hồng)
Thảo luận tại Diễn đàn, GS.TS Mai Trọng Nhuận – Chủ tịch Hội đồng Đảm bảo chất lượng giáo dục ĐHQGHN cho rằng, một trong những hướng nghiên cứu tiếp theo về Việt Nam cần được quan tâm là vấn đề phát triển kinh tế song song với trách nhiệm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đối sánh với các quốc gia trên thế giới về việc đối phó với các thách thức trong bối cảnh hiện nay sẽ góp phần giúp Việt Nam phát triển toàn diện về mọi mặt.
GS.TSKH Vũ Minh Giang – Trưởng Ban tổ chức đánh giá cao những ý kiến trao đổi, thảo luận của các đại biểu tham dự Diễn đàn. GS.TSKH Vũ Minh Giang khẳng định, hiện nay, nghiên cứu về Việt Nam học đã có những bước tiến dài, lĩnh vực này đã được nâng tầm trên trường quốc tế. Tuy nhiên, Việt Nam học vẫn là một lĩnh vực nghiên cứu còn nhiều ẩn số.
” Về mặt lý luận và phương pháp nghiên cứu được thể hiện một cách đa dạng, phụ thuộc vào hướng nghiên cứu của mỗi nhà nghiên cứu ở mỗi quốc gia, khu vực, do đó, sự liên kết quốc tế trong nghiên cứu Việt Nam học là cực kỳ quan trọng” – GS. Vũ Minh Giang nhấn mạnh.
GS.TSKH Vũ Minh Giang cũng ghi nhận các ý kiến thảo luận cho rằng, cần tăng tính hấp dẫn của nghiên cứu Việt Nam, áp dụng những kết quả nghiên cứu Việt Nam học để thích ứng với bối cảnh mới. Đồng thời cần chuẩn hóa chương trình đào tạo tiếng Việt và quốc tế hóa chương trình đào tạo ngành Khu vực học, đặc biệt là chuyên ngành Việt Nam học.
Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 6 năm 2021 do Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và ĐHQGHN đồng tổ chức. Hội thảo có 10 tiểu ban và 1 Diễn đàn diễn ra trong hai ngày 28-29/10/2021.
Các Tiểu ban nội dung:
Tiểu ban 1: Các vấn đề khu vực và quốc tế
Tiểu ban 2: Tư tưởng, chính trị
Tiểu ban 3: Dân tộc, Tôn giáo
Tiểu ban 4: Giáo dục, Đào tạo và Phát triển Con người
Tiểu ban 5: Kinh tế, Công nghệ, Môi trường
Tiểu ban 6: Ngôn ngữ, Văn học
Tiểu ban 7: Nhà nước và Pháp luật
Tiểu ban 8: Lịch sử, Khảo cổ, Hán Nôm
Tiểu ban 9: Văn hóa
Tiểu ban 10: Xã hội
Xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục 4.0 và ứng dụng công nghệ vào giáo dục - đào tạo
Học viện Chính trị đặc biệt quan tâm lãnh đạo nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục 4.0 và ứng dụng công nghệ vào giáo dục-đào tạo.
Trước tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và yêu cầu, đòi hỏi mới từ thực tiễn, để hoàn thành nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính trị đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội trong thời gian tới, Đảng ủy, Ban giám đốc Học viện Chính trị đã và đang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ nhiều chủ trương, giải pháp, trong đó đặc biệt quan tâm lãnh đạo nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục 4.0 và ứng dụng công nghệ vào giáo dục-đào tạo.
Thời gian qua, Đảng ủy, Ban giám đốc học viện, các cơ quan, đơn vị quan tâm với nhiều chủ trương, giải pháp đồng bộ, kết hợp đào tạo và bồi dưỡng, tập trung giải quyết đủ về số lượng, khắc phục một bước sự bất cập về cơ cấu đội ngũ, kết hợp chuẩn hóa chức danh, nâng cao chất lượng toàn diện của đội ngũ cán bộ, giảng viên.
Đồng thời, học viện đã mở các lớp bồi dưỡng ngoại ngữ, cử giảng viên ngoại ngữ tham gia lớp bồi dưỡng ở nước ngoài. Tổ chức cho đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục tham gia các lớp tập huấn về nghiệp vụ quản lý giáo dục, nghiệp vụ sư phạm, công nghệ thông tin do Cục Nhà trường, Bộ Tổng Tham mưu tổ chức.
Nhìn chung đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục ở học viện đều được đào tạo theo đúng chuyên ngành, đa số giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục biết sử dụng ngoại ngữ, ứng dụng tin học trong quá trình giảng dạy, quản lý điều hành và nghiên cứu khoa học, đặc biệt là ứng dụng các phần mềm dạy học, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Lãnh đạo Học viện Chính trị cùng các đại biểu về dự lễ tốt nghiệp đào tạo cao cấp lý luận chính trị, khóa 4. Ảnh: HOÀNG TUẤN
Học viện đã chủ động xây dựng kế hoạch, liên hệ với các đơn vị và báo cáo Bộ Quốc phòng đưa những đồng chí giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục đi thực tế tại các đơn vị trong toàn quân.
Công tác tuyển dụng vào đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục luôn bảo đảm tiêu chuẩn chính trị, trình độ chuyên môn và năng lực vào học viện công tác. Về chất lượng đội ngũ giảng viên của học viện hiện nay: 100% có trình độ đại học trở lên, trình độ sau đại học chiếm hơn 80% (trong đó, PGS, TS chiếm tỷ lệ 8,7%; tiến sĩ chiếm tỷ lệ hơn 26%; thạc sĩ chiếm tỷ lệ 49,1%).
Đảng ủy, Ban giám đốc học viện tích cực đổi mới, ứng dụng công nghệ phục vụ nhiệm vụ giáo dục-đào tạo. Hiện tại, thư viện số của học viện có hơn 5 triệu trang tài liệu số hóa, gần 60 nghìn biểu ghi cơ sở dữ liệu thư mục; phòng đọc tổng hợp 150 chỗ ngồi được trang bị hệ thống máy tính tra cứu tài liệu bảo đảm tiện lợi, khoa học.
Học viện đẩy mạnh tiến độ xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, số hóa, hồi cố tài liệu để cung cấp lên mạng nội bộ và nhập vào hệ thống thư viện số dùng chung trong Bộ Quốc phòng; tiến hành có hiệu quả việc khai thác, thu thập, bổ sung sách, báo, tài liệu đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục, đào tạo của học viện.
Học viện xây dựng Trung tâm Điều hành huấn luyện, quản lý, kiểm tra thông qua hệ thống camera quan sát tại các phòng học; có mạng máy tính nội bộ, internet, phục vụ hiệu quả cho giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên, học viên.
Đầu tư bổ sung, nâng cấp các phòng đa năng với đầy đủ hệ thống máy tính, máy chiếu và phần mềm chuyên dùng phục vụ những chuyên ngành đào tạo; có các phần mềm quản lý hỗ trợ các cơ quan chức năng; đẩy mạnh số hóa những thông tin, dữ liệu về giáo dục, đào tạo.
Học viện thường xuyên nghiên cứu, đổi mới nội dung, hình thức tổ chức và phương pháp đào tạo theo hướng hiện đại, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng đào tạo, bồi dưỡng. Chú trọng sử dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực của người học, nhất là năng lực lãnh đạo, chỉ huy, huấn luyện và thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ học vấn và chức danh đào tạo; ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin, thành tựu khoa học tiên tiến vào các hoạt động dạy học và nghiên cứu khoa học.
Trong thời gian tới, quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về giáo dục và đào tạo, học viện tiếp tục đổi mới toàn diện và đồng bộ công tác giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học; xây dựng học viện chính quy, tiên tiến, mẫu mực, không ngừng nâng cao vị thế, uy tín của học viện, luôn xứng đáng là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính trị và nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn quân sự hàng đầu của quân đội và quốc gia.
Lãnh đạo Học viện Chính trị trao bằng tốt nghiệp cho các học viên khóa học 2018-2020. Ảnh: HOÀNG TUẤN
Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục 4.0 và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ vào giáo dục-đào tạo, Đảng ủy, Ban giám đốc hướng tập trung vào một số giải pháp cụ thể:
Một là, chuẩn hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bảo đảm giáo trình, tài liệu phục vụ giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Tích cực đầu tư, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy học bảo đảm đồng bộ, hiện đại theo hướng xây dựng nhà trường thông minh, từng bước tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục, đào tạo; đầu tư, mua sắm, bổ sung các trang thiết bị ở các phòng học, nhất là các phòng học chuyên dùng cho học ngoại ngữ, công nghệ thông tin, trung tâm điều hành huấn luyện và diễn tập.
Sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, công nghệ thông tin, phương tiện kỹ thuật hiện đại cho giáo dục và đào tạo của học viện. Hoàn thiện, đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả công năng của các dự án đầu tư. Sử dụng ngân sách cho thực hiện các nhiệm vụ giáo dục, đào tạo của học viện đúng mục đích.
Bảo đảm tốt giáo trình, tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập của giảng viên và học viên. Chuyển hoạt động từ thư viện truyền thống sang thư viện điện tử đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Nâng cao chất lượng khai thác, bổ sung sách, tài liệu chuyên sâu theo các chuyên ngành đào tạo.
Hai là, nâng cao chất lượng, thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
Tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-ĐU của Đảng ủy học viện về "Xây dựng đội ngũ cán bộ ở Học viện Chính trị giai đoạn 2019-2030", xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên và các nhà khoa học theo hướng chuẩn hóa cả về số lượng và chất lượng, lấy chuẩn hóa về chất lượng làm trọng tâm. Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục đạt chuẩn theo quy định.
Thường xuyên kiện toàn, phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục bảo đảm đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, có chất lượng ngày càng cao, có tỷ lệ lực lượng dự bị thích hợp từ 5 đến 10%, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của học viện. Chủ động mời các nhà khoa học đầu ngành, lãnh đạo, chỉ huy đơn vị tham gia truyền thụ kinh nghiệm cho cán bộ, giảng viên...
Ba là, đẩy mạnh hợp tác về đào tạo, tăng cường liên kết đào tạo giữa các trường trong và ngoài quân đội. Theo đó, học viện xây dựng kế hoạch, tổ chức các đoàn cán bộ nghiên cứu thực tế, học tập, trao đổi kinh nghiệm về công tác giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học với các trường trong và ngoài quân đội và với nước ngoài, đúng đối tượng, bảo đảm chất lượng, theo yêu cầu, nhiệm vụ, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của học viện...
Bảo tàng đẩy mạnh chuyển đổi số, đưa di sản đến với học đường Các Bảo tàng xây dựng cơ sở dữ liệu số về di sản văn hóa phù hợp với đối tượng, phạm vi hoạt động và điều kiện thực tế của bảo tàng để phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, trưng bày, giáo dục và giới thiệu về di sản văn hóa trong không gian số. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du...