Việt Nam học hỏi kinh nghiệm chống tham nhũng của các thành viên APEC
“Việt Nam thi hành luật phòng, chống tham nhũng hơn 10 năm, nhưng thành quả vẫn chưa được như mong đợi. Nhưng chúng ta không nên rơi vào trạng thái mệt mỏi. Còn có nhiều giải pháp tốt, kinh nghiệm tốt để đẩy mạnh chống tham nhũng và minh bạch hóa mà các nền kinh tế bạn trong APEC chia sẻ để chúng ta kiên trì học tập”.
Ngày 20/2, bên lề Hội thảo “Chống tham nhũng và minh bạch hóa” nằm trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ nhất quan chức cấp cao APEC 2017 (SOM 1) và các cuộc họp liên quan đang diễn ra tại Khánh Hòa, ông Nguyễn Văn Thanh – Phó Tổng Thanh tra Chính phủ đã chia sẻ với PV như trên.
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh với vai trò là Chủ tịch Nhóm công tác về Chống tham nhũng và Minh bạch (ACTWG) trong năm APEC 2017 cho biết, sáng kiến của Việt Nam đưa ra tại Hội thảo cũng chính là nội dung chủ đề là làm sao để tăng cường vai trò của doanh nghiệp và người dân trong chống tham nhũng. Sáng kiến của Việt Nam nhận được sự ủng hộ rất cao của các nền kinh tế thành viên APEC. Bên cạnh đó các nền kinh tế thành viên cũng chia sẻ kinh nghiệm về thu hồi tài sản tham nhũng, buôn lậu, rửa tiền…
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ chia sẻ: “Việt Nam thi hành luật phòng, chống tham nhũng hơn 10 năm, nhưng thành quả vẫn chưa được như mong đợi. Nhưng theo tôi, chúng ta không nên rơi vào trạng thái mệt mỏi. Còn có nhiều giải pháp tốt, kinh nghiệm tốt để đẩy mạnh chống tham nhũng và minh bạch hóa mà các nền kinh tế bạn trong APEC chia sẻ để chúng ta kiên trì học tập.
Theo đó, có nhiều giải pháp, kinh nghiệm tốt của các nền kinh tế bạn như ở Hàn Quốc, người tố cáo tham nhũng được đảm bảo vẫn giữ được việc ở các cơ quan, doanh nghiệp mà họ phát hiện tham nhũng và tố cáo trong khi làm việc tại đó; đảm bảo cho người tố cáo tham nhũng không mất công ăn việc làm. Hay ở Thái Lan, Chính phủ có dự án tổ chức cho người dân đánh giá tính liêm chính của các cơ quan công quyền…”.
Video đang HOT
Các nền kinh tế thành viên APEC góp nhiều sáng kiến, giải pháp đẩy mạnh chống tham nhũng và thúc đẩy minh bạch hóa
Đại diện nền kinh tế chủ nhà bày tỏ kỳ vọng các thành viên trong Nhóm ACTWG của APEC tiếp tục nỗ lực để thúc đẩy thực hiện hiệu quả các cam kết mà các nhà lãnh đạo APEC đã đưa ra, trong đó xoay quanh các trụ cột chính là Chương trình hành động chống tham nhũng và đảm bảo minh bạch APEC 2004, Cam kết Santiago về Chống tham nhũng và đảm bảo minh bạch 2004, Tuyên bố Bắc Kinh 2014 và Tuyên bố Manila 2015.
Theo đó, xây dựng các khung pháp luật, thực thi pháp luật, và quản lý nhằm phòng, chống tham nhũng; nuôi dưỡng một nền văn hóa quản trị cởi mở, minh bạch và chống tham nhũng trên tất cả các lĩnh vực; thực hiện các biện pháp, quy trình và tiêu chuẩn thúc đẩy tính minh bạch và trách nhiệm giải trình; bảo vệ môi trường khỏi tổn hại do tham nhũng; tăng cường hợp tác và đối thoại công-tư; thúc đẩy hợp tác quốc tế để loại bỏ nơi trú ẩn an toàn cho những kẻ có hành vi tham nhũng và tăng cường hành động tập thể nhằm chống buôn lậu và xóa bỏ các mạng lưới bất hợp pháp xuyên quốc gia trên toàn khu vực.
Nhiều đại biểu cho rằng, cần có các luật và quy định để tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội vào quá trình ra các quyết định, phân bổ ngân sách, theo dõi sự thực thi của các chính sách. Nhiều nước trên thế giới đã áp dụng điều này, kể cả cấp độ phường, xã. Đại diện của Singapore cho biết, nước này đã có bước tiến lớn trong minh bạch tài chính với việc tăng cường thanh toán qua tài khoản. Mua bất động sản hay các tài sản lớn ở Singapore đều rõ ràng trên mạng.
Một trong những cách thức phòng, chống tham nhũng có hiệu quả là kê khai tài sản. Tuy nhiên, theo ông Francesco Checchi – cố vấn Cơ quan Phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc khu vực Đông Nam Á, điều quan trọng là các cơ quan pháp luật quản lý được nội dung kê khai tài sản, phải đảm bảo người kê khai phải kê đúng, kê đủ chứ không được “quên” và phải tập trung một số người lãnh đạo nhạy cảm dễ phát sinh tham nhũng.
Khánh Hiền
Theo Dantri
Nhận 350 tin tố giác nhũng nhiễu, tham nhũng qua đường dây nóng
Năm 2016, thông qua đường dây nóng, Cục trưởng Cục Chống tham nhũng Phạm Trọng Đạt đã tiếp nhận 350 thông tin của người dân, cán bộ trong toàn quốc tố cáo về hành vi nhũng nhiễu, tham nhũng, tiêu cực trong các lĩnh vực như đất đai, chế độ chính sách...
Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu chỉ đạo tại hội nghị (Ảnh: TTCP)
Tại hội nghị tổng kết công tác năm 2016, triển khai nhiệm vụ năm 2017 diễn ra hôm nay (19/12), ông Phạm Trọng Đạt - Cục trưởng Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) cho biết, công tác điều hành của Cục Chống tham nhũng tiếp tục có những chuyển biến tích cực, đạt nhiều kết quả trong thực hiện nhiệm vụ chính trị. Cục Chống tham nhũng đã tham mưu cho Thủ tướng, Ban Chỉ đạo tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng, chỉ đạo hướng dẫn bộ ngành, địa phương hoàn thành việc tổng kết 10 năm thực hiện Luật và hoàn thành báo cáo phòng chống tham nhũng năm 2016 để Chính phủ trình Quốc hội.
Bên cạnh đó, Cục Chống tham nhũng đã tiến hành kiểm tra đánh giá các giải pháp phòng ngừa tham nhũng tại 19 đơn vị; trên 1.000 đơn thư do công dân chuyển đến đều được Cục trưởng Cục Chống tham nhũng xem xét, có ý kiến. Đồng thời phân loại chuyển nhiều đơn tố cáo tới các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, góp phần làm giảm đơn thư khiếu nại, tố cáo kéo dài.
Đáng chú ý, qua nắm bắt tình hình, Cục Chống tham nhũng đã đề xuất và được Tổng Thanh tra Chính phủ đồng ý thanh tra, kiểm tra 4 vụ việc. Trong đó chuyển Cục Giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực miền Nam (Cục III) thanh tra 2 vụ việc, còn 2 vụ việc tại Bộ Giáo dục và Đào tạo và quản lý đất đai tại Bà Rịa-Vũng Tàu dự kiến thực hiện trong năm 2017.
Thông qua đường dây nóng, Cục trưởng Cục Chống tham nhũng Phạm Trọng Đạt đã tiếp nhận 350 thông tin của người dân, cán bộ trong toàn quốc tố cáo về hành vi nhũng nhiễu, tham nhũng, tiêu cực trong các lĩnh vực như đất đai, chế độ chính sách... Cục Chống tham nhũng đã phân loại, xử lý chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền nắm tính hình và lưu để phục vụ công tác quản lý nhà nước về phòng chống tham nhũng.
Ghi nhận kết quả đã đạt được trong năm 2016 nhưng Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu cũng đề nghị Cục Chống tham nhũng nâng cao tính chủ động trong thực hiện nhiệm vụ và quyết tâm đưa các giải pháp phòng ngừa vào thực hiện để đạt được mục tiêu ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng.
Ông Sáu cũng yêu cầu Cục Chống tham nhũng phải nghiên cứu hệ thống pháp luật để chống xung đột lợi ích và chú trọng hơn đối với công tác hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng.
Như Dân trí đã phản ánh, mới đây Cuc Chông tham nhung đã chinh thưc mơ hai sô điên thoai đương dây nong (080.48228 va 0902.386.999) đê tiêp nhân phan anh cua ngươi dân vê nhưng tiêu cưc, tham nhung va tăng qua Têt trai quy đinh dip Têt 2017.
Theo ông Phạm Trọng Đat, sau khi Thu tương Chinh phu co chi đao, yêu câu lanh đao các tỉnh không về Hà Nội chúc Tết, ngay trong dịp Tết Nguyên đán 2017 sắp tới, tất cả hệ thống hành chính không chúc Tết lãnh đạo, "không biếu xén, không phong bao, phong bì", săp tơi Thanh tra Chinh phu se co văn ban gưi tơi tât ca cac bô nganh, đia phương đê nghi theo dõi, nắm bắt tình hình và sau Têt co văn ban gưi vê Thanh tra Chinh phu đê tông hơp.
Thế Kha
Theo Dantri
Đường phố Nha Trang rực rỡ trong dịp APEC - SOM1 Ngày 19/2, đường phố Nha Trang (Khánh Hòa) đã được trang trí rực rỡ cờ hoa để phục vụ cho Hội nghị lần thứ nhất các quan chức cao cấp của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC- SOM1). Trước đó, vào ngày 18/2, tại TP Nha Trang, với chủ đề chung của năm APEC 2017 "Tạo...