Việt Nam hiện có khoảng 3,53 triệu người mắc bệnh đái tháo đường nhưng có tới gần 70% không biết mình mắc bệnh
Thông tin trên được công bố tại tại buổi lễ hưởng ứng tuần lễ chung tay phòng chống bệnh nội tiết – đái tháo đường, diễn ra chiều 26/6, tại Hà Nội.
PGS.TS. Tạ Văn Bình-Nguyên Giám đốc bệnh viện Nội tiết Trung ương, nguyên Viện trưởng Viện Đái tháo đường và Rối loạn chuyển hóa (Đại học Y Hà Nội), Chủ tịch Hội người giáo dục bệnh Đái tháo đường Việt Nam cho biết trên thế giới có 415 triệu người trưởng thành bị đái tháo đường, ở nước ta hiện có khoảng 3,53 triệu người mắc bệnh nhưng có tới 69,9% không biết
Theo PGS.TS. Tạ Văn Bình cho hay, trong công tác điều trị bệnh đái tháo đường cho thấy, đáng lo ngại tình trạng người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 đang ngày càng trẻ hoá. Mức trung bình tuổi của người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 trên thế giới là 40 tuổi. Hiện nay, tại Việt Nam, đã có trẻ mới 9 tuổi đã mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2. Cách đây 30 năm, để tìm ra một bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 ở độ tuổi 40 tuổi rất khó. Đến giờ những bệnh nhân này rất nhiều. Người trẻ nhất lại là bệnh nhân 9 tuổi ở Việt Nam. Đó là bệnh nhi ở Hà Nội, nặng tới gần 100kg. Qua quá trình khám và làm các xét nghiệm cho thấy, bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2, PGS Bình cho biết thêm.
Video đang HOT
PGS.TS. Tạ Văn Bình đang phát biểu tại buổi lễ.
Đái tháo đường hiện nay có thể coi là một loại bệnh dịch toàn cầu với 415 triệu người trưởng thành bị bệnh trên toàn thế giới mắc bệnh đái tháo đường, chiếm (8,8% dân số thế giới). Ở nước ta theo thống kê của Bộ Y tế, Việt Nam hiện có khoảng 3,5 triệu người mắc bệnh đái tháo đường.
Con số này dự báo tăng lên 6,3 triệu vào năm 2045. Mặc dù, cả nước hiện có 3,5 triệu người (độ tuổi từ 20-79) mắc bệnh này nhưng có tới 70% người mắc không biết mình bị bệnh. Có 20% người bệnh đái tháo đường bị bệnh thận, gây suy thận, có thể phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận. Bệnh đái tháo đường đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế- xã hội.
Việt Nam được xếp nằm trong 10 quốc gia có tỷ lệ gia tăng bệnh nhân đái tháo đường cao nhất thế giới với tỷ lệ bệnh nhân tăng 5,5% mỗi năm. Tuy nhiên, theo Bộ Y tế cả nước mới có chỉ có 29% người bệnh bị đái tháo đường được quản lý tại các cơ sở y tế, trong khi số chưa được quản lý theo số liệu thống kê mới nhất năm 2015 là 71%.
Đái tháo đường thực sự là căn bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm, việc tầm soát, phát hiện sớm bệnh đái tháo đường giúp cho quá trình điều trị đạt hiệu quả cao nhất, kiểm soát, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.
Theo Helino
Gần 5 triệu người Việt đang sống chung với bệnh tiểu đường
Thống kê của Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam, trong gần 5 triệu người mắc bệnh có đến 50% chưa được chẩn đoán và điều trị.
Ảnh minh họa
Giáo sư Trần Hữu Dàng, Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam, cho biết tại hội thảo hôm 16/6, ước tính cứ 20 người trưởng thành thì có một bị tiểu đường, tuy nhiên nhiều người không biết mình mắc bệnh. Tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường tăng gần gấp đôi trong 10 năm qua, là nguyên nhân thứ ba gây tử vong ở Việt Nam. Nhiều trường hợp chẩn đoán bệnh rồi vẫn chưa được điều trị tốt.
"Việt Nam là một trong những quốc gia châu Á có tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường cao với 5,5% dân số trong độ tuổi 20-79. Khoảng 13,7% dân số mắc tiền đái tháo đường", ông Dàng chia sẻ. Chi phí điều trị đái tháo đường ở Việt Nam ước tính khoảng 320 triệu USD năm 2007, dự đoán tăng lên 1,1 tỷ USD năm 2025.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số người mắc bệnh đái tháo đường đang gia tăng ở tất cả khu vực trên thế giới. Bệnh có tác động rất lớn tới sức khỏe và kinh tế xã hội, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Khoảng 425 triệu người mắc bệnh toàn cầu và 159 triệu người ở khu vực Tây Thái Bình Dương, dự báo tăng lên 183 triệu người vào năm 2025.
Bệnh đái tháo đường không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến biến chứng nặng về tim mạch, thận, tổn thương mắt, nhiễm trùng bàn chân dẫn đến đoạn chi... Bệnh tiến triển âm thầm, nhiều người đi khám lần đầu khi đã xuất hiện các biến chứng.
Các dấu hiệu cảnh báo có thể rất mờ nhạt như thường đói và mệt mỏi, đi tiểu nhiều hơn và luôn thấy khát, nhìn mờ, miệng khô ngứa da... Bệnh có thể được chẩn đoán bằng cách xét nghiệm máu định kỳ.
Yếu tố nguy cơ cao gây bệnh đái tháo đường là người béo phì thừa cân, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, phụ nữ sinh con trên 4 kg, buồng trứng đa nang... Cần áp dụng lối sống lành mạnh, vận động thể lực, ăn nhiều rau xanh và chất xơ, giảm tinh bột, hạn chế thức ăn chiên xào, không ngồi quá nhiều, giảm stress...
Lê Phương
Theo VNE
Sẹo như con đỉa trên cổ cô gái trẻ vì "thầy lang" bôi thuốc nhầy, đốt hương quanh cổ Cô gái trẻ 31 tuổi được đưa đến bệnh viện Nội tiết Trung ương khám trong tình trạng nhiễm trùng, loét vùng cổ nghiêm trọng do chữa bướu cổ thầy lang. Cách đây 3 tháng, bệnh nhân Đỗ Thị L. (sinh năm 1988, Thọ Xuân, Thanh Hóa) phát hiện cổ mình to lên bất thường, mắt có dấu hiệu lồi to, chân tay...