Việt Nam được WIPO đánh giá là bắt kịp đà tăng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu
Thông tin từ Bộ Khoa học và công nghệ cho hay: Báo cáo của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) vừa công bố đã ghi nhận Việt Nam xếp thứ 44 trên 132 quốc gia và nền kinh tế.
Với thứ hạng này, Việt Nam là một trong 4 quốc gia có thu nhập trung bình được WIPO đánh giá là đang bắt kịp đà tăng của chỉ số đổi mới sáng tạo trên thế giới.
Theo bản đánh giá vừa được công bố về Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) năm 2021 của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ toàn cầu (WIPO), so với năm 2019 và 2020, chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) của Việt Nam tụt hai bậc (năm 2019 và 2020 xếp thứ 42).
Việt Nam bắt kịp đà tăng chỉ số đổi mới sáng tạo của thế giới. Ảnh minh họa – Báo Nhân dân.
Tại hội thảo Chỉ số Đổi mới sáng tạo (GII) năm 2021 và Kết quả của Việt Nam do Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức trực tuyến vào chiều nay, các chuyên gia nhận định, nguyên nhân của việc tác động đến kết quả chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam năm 2021 là do số liệu GDP theo tính toán mới của Việt Nam (tăng khoảng 36% so với năm 2020). Trong khi đó nhiều chỉ số thành phần được tính dựa trên tổng giá trị chia GDP (có 27 chỉ số trên tổng số 81 chỉ số sử dụng GDP để tính toán; trong đó 24 chỉ số sử dụng GDP làm mẫu số).
Cũng theo các chuyên gia, năm nay Việt Nam có sự cải thiện thứ hạng đầu vào của đổi mới sáng tạo – tăng hai bậc (từ 62 lên 60) so với năm 2020, và giữ nguyên vị trí xếp hạng về đầu ra (thứ hạng 38).
Video đang HOT
Đáng chú ý, trong nhóm 34 quốc gia có thu nhập trung bình thấp được đưa vào danh sách xếp hạng GII năm 2021, Việt Nam tiếp tục giữ vị trí đứng đầu. Việt Nam tiếp tục duy trì xếp hạng trong nhóm 45 quốc gia dẫn đầu toàn cầu. Trong các quốc gia xếp trên Việt Nam năm 2021, không có quốc gia nào ở mức thu nhập trung bình thấp như Việt Nam, chỉ có 5 quốc gia ở mức thu nhập trung bình cao (Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan, Bungari và Thổ Nhĩ Kỳ), còn lại đều là các quốc gia/ nền kinh tế phát triển, thuộc nhóm thu nhập cao.
Báo cáo của WIPO cũng nhấn mạnh: cùng với Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và Philippines, Việt Nam là một trong 4 quốc gia có thu nhập trung bình được tổ chức này đánh giá là đang bắt kịp đà tăng của chỉ số đổi mới sáng tạo trên thế giới. Theo WIPO, bên cạnh Trung Quốc, 4 nền kinh tế châu Á này đang cho thấy tiềm năng làm thay đổi bức tranh đổi mới sáng tạo toàn cầu theo hướng tốt đẹp hơn.
Các chuyên gia WIPO cũng đánh giá, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vô cùng phức tạp và có nhiều tác động khó lường đoán, ảnh hưởng lớn đến kinh tế – xã hội, KHCN và ĐMST trên toàn cầu, việc Việt Nam vẫn duy trì được vị trí trong nhóm 50 quốc gia dẫn đầu là một nỗ lực rất lớn.
Theo ông Marco M. Aleman – Đặc phái viên Tổng giám đốc WIPO, Việt Nam tiếp tục là tấm gương cho các nước đang phát triển khác trong việc coi ĐMST là một ưu tiên quốc gia. Việc Chính phủ sử dụng GII như một công cụ đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động ĐMST của quốc gia là ví dụ rõ ràng nhất cho thấy Việt Nam nhận thức được tầm quan trọng của ĐMST đối với sự phát triển quốc gia. Các quốc gia khác đang học hỏi từ Việt Nam về cách sử dụng GII một cách có hệ thống để đánh giá những thay đổi về kết quả hoạt động ĐMST ở cấp độ cao nhất.
Thành lập Hội đồng thẩm định dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng
Ngày 3/9, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1454/QĐ - TTg về việc thành lập Hội đồng thẩm định Nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng.
Hội đồng do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Chủ tịch; Phó Chủ tịch là Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các thành viên là lãnh đạo các bộ, cơ quan: Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định Nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng.
Dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng có điểm đầu kết nối đường Quốc lộ 91 (tuyến N1) thuộc xã Vĩnh Tế, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang; điểm cuối tại nút giao với Quốc lộ Nam Sông Hậu (cảng Trần Đề), tỉnh Sóc Trăng.
Tổng chiều dài đoạn tuyến thuộc dự án là 188,2 km; trong đó, đoạn tuyến qua địa phận tỉnh An Giang dài 56,74 km, thành phố Cần Thơ dài 37,77km, tỉnh Hậu Giang dài 37,02km và tỉnh Sóc Trăng dài 56,67km.
Dự án đang được Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị chia thành 3 dự án thành phần gồm: Dự án thành phần 1 (Châu Đốc - Lộ Tẻ - Rạch Sỏi) chiều dài tuyến 63,4km; dự án thành phần 2 (Lộ Tẻ Rạch Sỏi - Quốc lộ 61C) có chiều dài tuyến 41,55km; dự án thành phần 3 (Quốc lộ 61C - cảng Trần Đề) có chiều dài tuyến 83,20km.
Theo quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng sẽ được xây dựng theo quy mô 6 làn xe hoàn chỉnh, chiều rộng nền đường 32,25m.
Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả đầu tư, đơn vị chuẩn bị đầu tư kiến nghị phân kỳ đầu tư dự án theo 2 giai đoạn. Theo đó giai đoạn 1, dự án thành phần 1 sẽ xây dựng 2 làn xe, chiều rộng nền đường 13,75m; dự án thành phần 2 và 3 sẽ xây dựng 4 làn xe cao tốc hạn chế, chiều rộng nền đường 17m.
Với phương án phân kỳ như trên, tổng mức đầu tư dự án giai đoạn 1 bao gồm lãi vay là 47.435 tỷ đồng. Nhà đầu tư sẽ huy động vốn chủ sở hữu và vốn vay để thực hiện đầu tư xây dựng dự án, thu hồi vốn thông qua thu phí và hỗ trợ của Nhà nước bằng tiền 50%.
Nếu công tác chuẩn bị đầu tư suôn sẻ, dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng sẽ khởi công vào năm 2022, hoàn thành vào năm 2025.
Việc triển khai đầu tư xây dựng dự án đường cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng sẽ góp phần hoàn chỉnh mạng lưới giao thông, giảm thiểu ùn tắc giao thông, cải thiện an toàn giao thông trong khu vực d án. Từ đó, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng trong khu vực.
Công trình cũng tạo không gian mới làm động lực để phát triển các khu đô thị, khu công nghiệp mới trong vùng, thúc đẩy sự phát triển của Đồng bằng sông Cửu Long với khoảng cách giữa các tuyến 15km - 25km - 35km.
Khẳng định thương hiệu chè đặc sản Shan tuyết Huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang hiện có trên 1.300 ha chè Shan tuyết, được trồng chủ yếu ở các xã Sinh Long, Hồng Thái và Sơn Phú. Người dân xã Hồng Thái, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang thu hái chè Shan tuyết. Ảnh: Vũ Quang/TTXVN Niềm vui lớn đến với người trồng chè nơi đây khi Cục Sở hữu trí tuệ...