Việt Nam được hỗ trợ mở rộng xuất khẩu thanh long, chanh leo
IFC – một thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới, vừa ký biên bản ghi nhớ với Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để hỗ trợ những nỗ lực mở rộng thị trường xuất khẩu cho trái cây chất lượng cao, trong đó có thanh long, chanh leo.
Việt Nam sẽ được hỗ trợ mở rộng xuất khẩu thanh long và chanh leo.
Trong bốn năm tới, IFC sẽ phối hợp với Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, với trọng tâm là mở rộng xuất khẩu những loại trái cây đạt tiêu chuẩn quốc tế như thanh long và chanh leo. Đây là nhóm sản phẩm trái cây có tốc độ tăng trưởng sản xuất và xuất khẩu nhanh nhất với tiềm năng mạnh mẽ trong tiếp cận các thị trường giá trị cao.
Mặc dù xuất khẩu rau củ quả của Việt Nam đã tăng hơn gấp ba trong 5 năm từ 2013 – 2108, song hầu hết các sản phẩm vẫn được xuất khẩu qua các kênh không chính thức với mức giá kém cạnh tranh, do áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng còn chưa đầy đủ.
Để hỗ trợ giải quyết thách thức này, hai bên sẽ phối hợp nhằm cải thiện khung pháp lý và các dịch vụ công để mở cửa các thị trường xuất khẩu mới. Hai bên cũng sẽ nỗ lực nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm của thanh long và chanh leo bằng cách cập nhật và thực hiện các yêu cầu về kiểm dịch thực vật, truy nguyên nguồn gốc, chất lượng và an toàn thực phẩm theo thông lệ quốc tế và yêu cầu của các quốc gia nhập khẩu.
“Khi thuế không còn là rào cản thương mại do các hiệp định thương mại tự do đã được ký kết, việc đáp ứng yêu cầu vệ sinh và kiểm dịch thực vật là vô cùng quan trọng để nông sản Việt Nam có thể thâm nhập thị trường xuất khẩu” – ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết.
“Việc hợp tác với IFC sẽ hỗ trợ thúc đẩy những nỗ lực liên tục của chúng tôi nhằm hiện thực hóa tiềm năng xuất khẩu và sự thành công của dự án này sẽ là cơ sở để mở rộng áp dụng cho các sản phẩm nông nghiệp khác”, ông Trung nói thêm.
Video đang HOT
Trên cơ sở hợp tác với Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc, Chính phủ Nhật Bản và Quỹ Tín thác Tăng trưởng Xanh Hàn Quốc trực thuộc Nhóm Ngân hàng Thế giới, IFC sẽ hỗ trợ triển khai một hệ thống trực tuyến về các yêu cầu liên quan đến xuất khẩu thanh long và chanh leo vào năm 2022.
Dịch vụ hạ tầng chất lượng cũng sẽ được cải thiện để đảm bảo sản phẩm xuất khẩu tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế. Những dịch vụ này bao gồm xây dựng tiêu chuẩn, kiểm nghiệm và chứng nhận tiêu chuẩn cho các sản phẩm thanh long, chanh leo tươi và chế biến để đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu.
“Tiếp cận các thị trường mới và đa dạng không chỉ giúp tăng doanh thu xuất khẩu và mở rộng sản xuất, mà còn cải thiện khả năng chống chịu của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam trước những sụt giảm đột ngột về nhu cầu ở một số thị trường do các cuộc khủng hoảng gây ra, như đại dịch Covid-19 hiện nay”, ông Kyle Kelhofer, Giám đốc Quốc gia của IFC tại Việt Nam, Campuchia và Lào phát biểu.
“Việc ký biên bản ghi nhớ này sẽ giúp bảo vệ việc làm và sinh kế cho hàng triệu công nhân, nông dân trong ngành kinh doanh nông nghiệp, góp phần xây dựng một ngành nông nghiệp bền vững theo định hướng xuất khẩu và có giá trị gia tăng cao hơn tại Việt Nam”, ông Kyle Kelhofer nói.
Bạch Dương
Dịch Covid-19: Thời của sản phẩm trái cây chế biến
Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, việc vận chuyển các lô hàng trái cây tươi xuất khẩu ngày càng khó. Thay vào đó, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm trái cây đã qua chế biến tăng là một hướng đi đầy tiềm năng cho doanh nghiệp.
Xuất khẩu trái cây chế biến tăng mạnh
Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) thông tin, trong 3 tháng đầu năm nay, dù xuất khẩu nông sản gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng xuất khẩu các sản phẩm rau quả chế biến vẫn tăng. Riêng 2 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu rau quả chế biến đạt 94,8 triệu USD, tăng hơn 24% so với cùng kỳ năm 2019.
Chế biến thanh long xuất khẩu tại nhà máy Lavifood (Long An). Ảnh: Trần Khánh
Các sản phẩm chế biến xuất khẩu sang các thị trường chính cũng tăng khá, như Trung Quốc đạt 17 triệu USD, tăng 24,5%; Hàn Quốc đạt 14 triệu USD, tăng hơn 3%; Nhật Bản đạt 8,9 triệu USD, tăng 3%; Mỹ đạt 7,9 triệu USD, tăng 16,7%... Dự báo, trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát ở nhiều nước, nhu cầu đối với sản phẩm chế biến vẫn tiếp tục tăng.
Anh Lê Duy Toàn - Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm Duy Anh (huyện Củ Chi, TP.HCM) chia sẻ, từ trước đến nay, sản phẩm chính của doanh nghiệp là các loại bún, mì, phở khô... Khi dịch Covid-19 xảy ra, nhiều loại trái cây trong nước không xuất khẩu tươi được, giá rớt thảm.
Trước bối cảnh đó, anh Toàn đã nghiên cứu đưa thêm thành phần trái cây vào các sản phẩm hiện có, tạo nên bún thanh long, dưa hấu... được người tiêu dùng chấp nhận, ưa thích. Anh Toàn cho biết, hiện đơn hàng xuất khẩu các loại bún, mì trái cây nhiều hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
Hay như câu chuyện của ông Võ Phát Triển - Tổng Giám đốc Công ty Việt - Đức (Đồng Tháp). Dù dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp nhưng doanh nghiệp này vẫn hoàn tất kế hoạch nâng cấp nhà máy chế biến trái cây tại huyện Thanh Bình, đưa tổng công suất chế biến của nhà máy lên gấp 10 lần so giai đoạn đầu.
Đồng thời, ông Triển đầu tư xây dựng nhà máy chế biến rau, củ, quả thứ 2 trên diện tích 13ha với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 250 tỷ đồng. Với dự án này, sau khi hoàn tất sẽ nâng tổng công suất chế biến của công ty lên 20 tấn thành phẩm/ngày, tăng mức tiêu thụ nguyên liệu lên hơn 3,1 triệu tấn/năm.
Ông Triển chia sẻ, để có thể dám đặt cược tất cả vốn liếng vào các nhà máy chế biến này, ông đã tìm hiểu và nhìn thấy nhu cầu rất lớn trái cây chế biến tại Nhật Bản, EU... Năm ngoái, riêng mặt hàng xoài sấy dẻo Công ty Việt - Đức đã nhận đơn đặt hàng từ EU trị giá khoảng 500.000 - 600.000 euro.
Gỡ vướng mắc để phát triển
Theo thống kê của Bộ NNPTNT, cả nước hiện có khoảng 150 nhà máy chế biến trái cây các loại. Phần lớn các nhà máy này sơ chế, chế biến sản phẩm cho xuất khẩu.
Ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho rằng, hiện nay, công suất thiết kế của ngành chế biến rau, quả của Việt Nam đạt 10% sản lượng nhưng mới chỉ thực hiện được 5%, tương đương với trên 1,2 triệu tấn. Mục tiêu của Việt Nam là nâng công suất chế biến lên 25%, tương đương hơn 6 triệu tấn rau, quả/năm. Tuy nhiên, việc đầu tư vào chế biến trái cây cần thời gian và nguồn vốn lớn.
Còn theo ông Phạm Ngô Quốc Thắng - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Lavifood (Long An), so với xuất khẩu, việc chế biến sẽ giúp tận dụng được hết các tầng sản phẩm trái cây sau khi thu hoạch, từ đó, tăng giá trị cho nông sản.
Ông Huỳnh Thành Vinh - Giám đốc Sở NNPTNT Đồng Nai cũng thông tin, từ lâu, Đồng Nai đã sớm mời gọi các doanh nghiệp vào đầu tư chế biến nông sản do lợi thế giao thông và nông nghiệp phát triển. Nhưng tính đến nay, ngoài các mặt hàng như mì, điều, cà phê, heo, gà; các loại cây ăn trái có sản lượng lớn của tỉnh vẫn còn thưa vắng doanh nghiệp tham gia chế biến.gia
Thực tế, nhiều doanh nghiệp muốn tìm đến Đồng Nai đặt trụ sở rồi mở rộng ra các tỉnh thành khác. Song lối canh tác đa số vẫn nhỏ lẻ, mỗi nông hộ mỗi quy trình nên các công ty rất khó gắn kết để hình thành chuỗi. Việc tìm những khu đất có diện tích lớn để doanh nghiệp đầu tư phát triển trồng trọt ở tỉnh cũng rất khó khăn.
Trần Khánh
Nhu cầu gạo tăng, Bộ Nông nghiệp quyết bảo vệ 1,1 triệu ha lúa xuân Theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, diễn biến phức tạp của thời tiết - là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh hại trên lúa, các địa phương cần tăng cường công tác kiểm soát, bảo vệ bằng được diện tích lúa đông xuân và các cây rau màu khác, đảm bảo cung cấp lương thực thực phẩm cho người dân...