Việt Nam đứng thứ hai trong khu vực châu Á có nguy cơ nhiễm mã độc
Microsoft châu Á vừa công bố báo cáo An ninh mạng, phiên bản 21 (SIR Volume 21). Trong năm nước đứng đầu toàn cầu về nguy cơ nhiễm mã độc thì có hai thuộc khu vực Đông Nam Á là Việt Nam và Indonesia.
Bản báo cáo phát hành 2 lần mỗi năm cung cấp thông tin về tình hình mã độc, nhằm giúp các tổ chức hiểu rõ hơn về dữ liệu mang tính xu hướng trong các lỗ hổng của ngành công nghiệp, việc khai thác, mã độc và các cuộc tấn công dựa trên web.
Báo cáo mới nhất chỉ ra rằng châu Á Thái Bình Dương, đặc biệt thị trường mới nổi, là những nước gặp nguy cơ cao nhất về các mối đe dọa an ninh mạng. Trong báo cáo có ba nước thuộc khu vực nằm trong tốp năm toàn cầu bị mã độc tấn công.
Báo cáo An ninh mạng phiên bản 21 đưa ra các nguy cơ nửa đầu năm 2016, dựa trên phân tích các thông tin hiểm họa của hơn 1 tỉ hệ thống khắp toàn cầu. Báo cáo cũng bao gồm các dữ liệu định hướng dài hạn và các hồ sơ hiểm họa chi tiết từ hơn 100 thị trường và khu vực.
Trong năm nước đứng đầu toàn cầu về nguy cơ nhiễm mã độc thì có hai thuộc khu vực Đông Nam Á là Việt Nam và Indonesia. Đây là hai nước có tỷ lệ nhiễm mã độc hơn 45% vào quý 2/2016, nhiều hơn gấp đôi so với mức trung bình cùng kỳ 21% của thế giới.
Video đang HOT
Các nước bị nhiễm mã độc cao bao gồm các thị trường lớn đang phát triển và các nước Đông Nam Á như Mông Cổ, Pakistan, Nepal, Bangladesh, Campuchia, Philippines, Thái Lan và Ấn Độ với tỉ lệ hơn 30%.
Tuy nhiên, các nước phát triển cao về CNTT trong khu vực như Nhật Bản, Australia, New Zealand, Hàn Quốc, Hồng Kông và Singapore thì lại có tỉ lệ nhiễm mã độc ở mức thấp hơn so với trung bình thế giới, và đây là điểm nhấn về tính đa dạng của an ninh mạng Châu Á Thái Bình Dương.
Tốp mã độc tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương
Danh sách mã độc xuất hiện nhiều ở Châu Á Thái Bình Dương bao gồm: Gamarue, sâu máy tính cung cấp một điều khiển mã độc chiếm quyền trên máy tính người dùng, ăn cắp thông tin và thay đổi các thiết lập bảo vệ trên máy; Lodbak, một dạng trojan thường được cài trên các ổ di động bị điều khiển bởi Gamarue, và luôn cố cài đặt Gamarue khi ổ đĩa bị nhiễm kết nối với máy tính và Dynamer, một trojan có thể ăn cắp các thông tin cá nhân, tải thêm mã độc hoặc giúp các hacker truy cập vào máy tính.
Trong thực tế Gamarue là mã độc phổ cập nhất trong nửa đầu của năm 2016, đặc biệt là tại thị trường Nam và Đông Nam Á. Khoảng 25% máy tính tại Ấn độ và Indonesia bị Gamarue tấn công trong cùng kỳ.
Loại sâu này thường phân phối qua các kỹ thuật xã hội và các bộ kit khai thác hoặc có thể được gắn cùng các email dạng spam. Biến thể của Gamarue có thể cung cấp điều khiển hacker độc hại lên máy tính bị nhiễm và theo quan sát, chúng ăn cắp thông tin từ các thiết bị rồi truyền tới các máy chủ chỉ huy và điều khiển (C & C) của kẻ tấn công. Gamarue cũng tạo ra những thay đổi và mã độc không mong muốn trên các thiết lập bảo mật của máy tính trạm.
Ông Keshav Dhakad, Giám đốc khu vực, Trung tâm Phòng chống Tội phạm mạng, Microsoft Châu Á chia sẻ: “Với sự gia tăng lượng mã độc kèm lượng tấn công ngày càng tinh vi, an ninh mạng đang trở thành nhiệm vụ ưu tiên quan trọng với hầu hết các tổ chức. Các tổ chức thường mất trung bình tới 200 ngày để biết rằng họ đã bị tấn công. Và điều này không giảm nhiệt trong tương lai nên điều các doanh nghiệp cần là vị thế Doanh nghiệp Hiện đại An toàn, tích hợp tốt các đầu tư và năng lực bao gồm “Bảo vệ – Phát hiện – Đáp ứng” với một chiến lược tập trung vào những cột trụ cốt lõi là Định danh – Ứng dụng Apps, Dữ liệu, Cơ sở hạ tầng và Thiết bị.
Theo khuyến cáo của đại diện đến từ Microsoft Châu Á, các Doanh nghiệp và tổ chức cũng nên xem xét việc sử dụng mạnh mẽ các dịch vụ dựa trên đám mây đáng tin cậy để được bảo vệ dữ liệu ở mức độ cao nhất, tận dụng chuyên môn, sự bảo đảm và các chứng nhận về an ninh và tính riêng tư ở cấp độ cao nhất, cấp độ doanh nghiệp của các nhà cung cấp điện toán đám mây.
Để tải báo cáo SIR và biết thêm thông tin chi tiết, độc giả có thể truy cập www.microsoft.com/sir và Microsoft Secure Blog.
Theo Vnmedia
Tin tặc tấn công trang thông tin điện tử của Quốc hội Áo
Trang thông tin điện tử của Quốc hội Áo vừa trở thành nạn nhân tiếp theo trong loạt tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDoS) của tin tặc.
Tin tặc tấn công trang thông tin điện tử của Quốc hội Áo
Theo thông báo Quốc hội Áo, vụ tấn công mạng xảy ra vào ngày 5/2, khiến hoạt động truy cập trang mạng này này bị gián đoạn trong 20 phút. Đây là phương thức tấn công phổ biến nhằm vào các cơ quan Chính phủ Áo trong 4 tháng gần đây.
Mặc dù, không có dữ liệu nào bị đánh cắp, song nhà chức trách Áo vẫn đang điều tra vụ tấn công. Quốc hội Áo cho rằng nhiều khả năng vụ tấn công được thực hiện theo phương thức DDoS, kiểu tấn công làm cho hệ thống máy tính hay hệ thống mạng quá tải, không thể cung cấp dịch vụ hoặc phải dừng hoạt động.
Tháng 11/2016, trang thông tin điện tử của Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng của Áo cũng bị tấn công theo phương thức này. Cũng trong tháng này, tin tặc cũng đã thực hiện các cuộc tấn công tương tự nhằm vào mạng lưới máy tính của Ủy ban châu Âu (EC).
Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) gần đây cũng trở thành nạn nhân của các cuộc tấn công DDoS./.
(Theo Vietnam )
Tin tặc Nga bị cáo buộc xâm nhập các cơ quan Chính phủ Hà Lan trước ngày bầu cử Ngày 4/2, truyền thông đưa tin những tin tặc Nga bị cáo buộc tìm cách can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ hồi tháng 11/2016 đã cố xâm nhập các bộ của Hà Lan thông qua hàng loạt các vụ tấn công mạng. Tin tặc Nga bị cáo buộc xâm nhập các cơ quan Chính phủ Hà Lan Hành động này...