Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về thị trường ngôi nhà nghỉ dưỡng
Việt Nam xếp thứ 3 trong danh sách các thị trường second home hấp dẫn có giá trung bình trên 500.000 bảng (khoảng 635.000 USD).
Mới đây, tờ Telegraph (Anh) đã liệt kê danh sách 20 thị trường ngôi nhà nghỉ dưỡng (second home) mới nổi, là những quốc gia có nhiều tiềm năng để phát triển thị trường ngôi nhà nghỉ dưỡng, dựa trên nhiều nghiên cứu và đánh giá uy tín.
Trong đó, Việt Nam lọt vào top 20 được đánh giá cao nhờ sở hữu hệ thống tài nguyên thiên nhiên đa dạng và dịch vụ nghỉ dưỡng giải trí đang phát triển rất đa dạng.
Theo Telegraph đa phần các second home dành cho người nước ngoài tại Việt Nam, tập trung vào loại hình biệt thự nghỉ dưỡng.
Với khoảng 1,1 triệu bảng Anh (gần 1,3 triệu USD), nhà đầu tư có thể mua một biệt thự biển nhỏ nhưng sang trọng có tầm nhìn ra Biển Đông, gần cảng Hội An. Hoặc với 1,7 triệu bảng (tương đương 1,65 triệu USD), người nước ngoài có thể sở hữu một biệt thự bên bờ biển ở Côn Đảo – cách Tp.HCM khoảng 45 phút bay.
Với mức giá này, Việt Nam xếp thứ 3 trong danh sách các thị trường second home hấp dẫn có giá trung bình trên 500.000 bảng (khoảng 635.000 USD), sau Kenya và Slovenia.
Việt Nam hiện nằm trong top 10 quốc gia có lượng khách quốc tế tăng trưởng mạnh nhất. Trong năm nay, lượng khách nước ngoài đến tham quan Việt Nam đã chạm mốc 15 triệu lượt, tăng 25% so với cùng kỳ 2017.
Theo các chuyên gia, du lịch phát triển tạo đòn bẩy cho BĐS du lịch, nghỉ dưỡng Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ. Cùng với cú hích từ hệ thống cơ sở hạ tầng, nguồn khách du lịch gia tăng mạnh mẽ theo cấp số nhân hàng năm sẽ là đòn bẩy kích thích sự phát triển bền vững cho phân khúc BĐS nghỉ dưỡng trong dài hạn tại Việt Nam. Năm 2019 BĐS du lịch tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn, hiện tại là thời điểm tốt để đầu tư ngôi nhà nghỉ dưỡng tại nhiều quốc gia.
Video đang HOT
Theo ông Dương Đức Hiển, Giám đốc bộ phận Kinh doanh Nhà ở, Savills miền Bắc và Miền Trung, BĐS nghỉ dưỡng tại Việt Nam bắt đầu phát triển vào khoảng năm 2006, khi các tập đoàn nước ngoài kêu gọi nguồn vốn ngoại cho các dự án quy mô lớn đầu tiên tại khu vực duyên hải miền Trung.
Từ sau hội nghị Apec (tổ chức tại Đà Nẵng năm 2017), Việt Nam đã chứng kiến làn sóng nhà đầu tư cá nhân, không chỉ đến từ các nước trong khu vực mà còn từ Tây Âu, Mỹ, Australia… đến tìm hiểu cơ hội kinh doanh. Thị trường xuất hiện những nhà đầu tư tổ chức từ nước ngoài đứng ra gom BĐS nghỉ dưỡng với số lượng lớn rồi về phân phối lại cho khách hàng trong nước của họ.
Nổi bật là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xác định 4 loại hình du lịch cần tập trung phát triển là du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch hội nghị hội thảo (MICE), du lịch sinh thái chất lượng cao và du lịch lịch sử tâm linh. Trong đó, địa phương này ưu tiên kêu gọi các nhà đầu tư có thương hiệu, đẳng cấp quốc tế, và thu hút các sản phẩm du lịch mới để đầu tư các dự án du lịch chất lượng cao, thu hút dòng khách cao cấp.
Song song đó, Bình Thuận cũng đang chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch chủ đạo như du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch sinh thái biển và thể thao biển. Phấn đấu đến năm 2030, khu du lịch quốc gia Mũi Né sẽ trở thành một trong những điểm đến hàng đầu của khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Theo số liệu của Cục Quản lý Nhà và Thị trường BĐS (Bộ Xây dựng), trong quý I/2019 thu hút đầu tư nước ngoài Việt Nam khoảng 1,7 tỷ USD, tăng 36% so với cùng kỳ năm 2018. Riêng BĐS trong 3 năm trở lại đây luôn đứng thứ 2, trong đó có BĐS nghỉ dưỡng, tỷ lệ hấp thụ hơn 92%.
Hạ Vy
Theo Nhịp sống kinh tế
Những mảng xấu, dang dở trong khu đô thị đáng sống bậc nhất Thủ đô
Được mệnh danh là khu đô thị mẫu đáng sống bậc nhất Hà Nội, tuy nhiên sau gần 2 thập kỷ được quy hoạch, hiện nay đô thị Nam Thăng Long mới triển khai giai đoạn 1, còn một phần lớn diện tích giai đoạn 2 và 3 chưa được triển khai.
Khu đô thị mới Nam Thăng Long (Ciputra Hanoi International City) là dự án bất động sản đầu tư nước ngoài lớn nhất Việt Nam từ trước tới năm 2007, với số vốn đầu tư đăng ký lên tới 2,11 tỷ USD, do tập đoàn Ciputra (Indonesia) làm chủ đầu tư. Dự án do có tổng diện tích hơn 300 ha và được chia làm 3 giai đoạn.
Theo quy hoạch, khu đô thị mới Nam Thăng Long là một tổ hợp nhiều dự án thành phần, trong đó bao gồm nhiều công trình dự kiến được xây dựng trên địa phận các phường Xuân Đỉnh, Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm) và các phường Phú Thượng, Xuân La (quận Tây Hồ).
Khu đô thị Ciputra là điểm nhấn trên trục phát triển Nhật Tân - Nội Bài.
Với tổng diện tích 323 ha, khu đô thị này có một vị trí thuận lợi về mọi mặt: chỉ cách trung tâm thành phố 8,4 km và cách sân bay Nội Bài 21,5 km, lại nằm liền kề với đường Phạm Văn Đồng và bờ nam sông Hồng, nên có thể giao lưu thuận lợi với tất cả các khu vực khác của Hà Nội. Nằm ngay bên bờ hồ Tây, khu đô thị này được thừa hưởng vẻ đẹp tự nhiên vốn có của quần thể thắng cảnh hồ Tây, cũng như được đảm bảo các điều kiện về môi trường.
Được mệnh danh là khu đô thị mẫu đáng sống bậc nhất Hà Nội, tuy nhiên sau gần 2 thập kỷ được quy hoạch, hiện nay đô thị Nam Thăng Long mới triển khai giai đoạn 1, còn một phần lớn diện tích giai đoạn 2 và 3 chưa được triển khai.
Hiện hàng trăm hecta đất vàng ở các giai đoạn tiếp theo chưa được triển khai, gây lãng phí trong khi đó mới đây theo quy hoạch Hà Nội đến năm 2030, khu đô thị Ciputra sẽ là điểm nhấn quan trọng của siêu đô thị - trục Nhật Tân - Nội Bài.
Nhiều khu đất trống chưa được triển khai xây dựng đang làm xấu đi hình ảnh Khu đô thị đáng sống nhất Hà Nội.
Bên cạnh đó, do toàn bộ dự án vẫn chưa hoàn thành dẫn đến nhiều bất cập như hạ tầng chưa đồng bộ, nhiều ô đất chưa được đầu tư dẫn đến việc bị lấn chiếm, sử dụng mặt bằng không đúng mục đích, trở thành bãi tập kết phế thải gây tình trạng ô nhiễm môi trường.
Đặc biệt, bên trong khu đô thị vẫn còn tồn tại nhiều công trình dang dang dở. Có thể kể đến như TTTM Ciputra Mall, được mệnh danh là trung tâm thương mại lớn nhất Việt Nam nhưng vẫn "trơ gan cùng tuế nguyệt" suốt 7 năm nay. Hay một dự án khác là tòa tháp Vietinbank với dự án có vốn đầu tư 400 triệu USD cao 68 tầng đã khởi công gần 10 năm nay nhưng vẫn dang dở.
Tòa tháp Vietinbank dừng thi công gần 10 năm nay trở thành mảnh ghép nham nhở trong khu đô thị đáng sống bậc nhất Thủ đô.
Trung tâm thương mại lớn nhất Hà Nội Ciputra Mall nằm bất động cả thập kỷ sau khi mới được xây dựng phần móng.
Có thể thấy, dù được mệnh danh là khu đô thị đáng sống nhất Hà Nội, khu đô thị chỉ giành cho nhà giàu nhưng bên cạnh một Ciputra long lanh, đẹp đẽ vẫn còn những mảnh ghép xấu xí, những hạng mục đang triển khai dang dở, những khu đất trống gây lãng phí nguồn tài nguyên.
Theo đánh giá của các chuyên gia, nếu hàng trăm hecta còn lại của khu đô thị Ciputra sớm được triển khai đồng bộ sẽ tạo nên một diện mạo hoàn toàn mới không chỉ cho riêng khu đô thị này mà còn là điểm nhấn quan trọng trong sự phát triển của thủ đô Hà Nội. Đây sẽ trở thành một trung tâm kinh tế, tài chính hàng đầu trên trục siêu đô thị thông minh Nhật Tân - Nội Bài.
Minh An
Theo Infonet
Tín dụng bất động sản có nên "siết đại trà"? Nguồn vốn tín dụng lại đang được hệ thống ngân hàng kiểm soát chặt chẽ hơn, khiến mục tiêu tăng cung bất động sản là một thách thức không nhỏ. Giá nhà hiện nay vẫn cao gấp 25 lần thu nhập bình quân của người dân. Ảnh: Tạ Tôn Để tăng nguồn cung, giảm giá bất động sản về gần thu nhập người...