Việt Nam dùng tàu CSB Nhật Bản viện trợ diễn tập chung
Vừa qua, tàu CSB 6001 do Nhật Bản viện trợ đã có cuộc diễn tập chung với tàu JCG Echigo của Nhật Bản nhân chuyến thăm Đà Nẵng.
Trong chuyến thăm này, thuyền trưởng và nhóm cán bộ tàu Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản (Japan Coast Guard – JCG) đã chào xã giao UBND Thành phố Đà Nẵng, Thủ trưởng BTL Cảnh sát biển, Trung tâm MRCC Khu vực 2 và tổ chức các hoạt động như luyện tập trên hải đồ, trao đổi kinh nghiệm thực thi pháp luật, tổ chức luyện tập chung trên biển và giao lưu thể thao với Cảnh sát biển Việt Nam.
Được biết, tàu CSB 6001 do Chính phủ Nhật Bản viện trợ Việt Nam. Đây là chiếc tàu đầu tiên trong số 3 tàu đã qua sử dụng mà Chính phủ Nhật Bản tuyên bố viện trợ không hoàn lại phí dự án cho Việt Nam nhằm nâng cao năng lực cho Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.
Cảnh sát biển diễn tập với tàu CSB 6001.
Sau khi tàu được hoán cải, bảo dưỡng, bảo trì và nâng cấp trang thiết bị tại Nhà máy Đóng tàu Sông Thu, tàu sẽ phù hợp cho Lực lượng CSB sử dụng thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, chống nạn buôn lậu, bảo vệ môi trường biển, giữ gìn an ninh, an toàn hàng hải và cứu hộ cứu nạn.
Video đang HOT
Theo các nguồn tin nước ngoài, những tàu mà Nhật viện trợ cho Việt Nam thuộc lớp Teshio/Natsui đã qua sử dụng. Đối với các nước Malaysia, Indonesia, Philippines, từ lâu Nhật cũng đã cung cấp các trang, thiết bị và giúp đào tạo, huấn luyện nhân viên trên các lĩnh vực giao thông và cứu hộ trên biển.
Năm 2007 Tokyo cũng đã viện trợ cho Jakarta 3 tàu tuần tiễu loại 27m. Loại tàu mà chính phủ Nhật Bản viện trợ không hoàn lại cho Philippines có chiều dài khoảng 40m, lượng chiếm nước 180 tấn. Căn cứ vào các loại tàu tuần tiễu hiện có của Nhật, loại được chọn có thể là tàu tuần tiễu cỡ nhỏ PS thuộc lớp Mihashi/Raizan.
Còn Nhật Bản viện trợ cho Việt Nam lớp tàu tuần tra cỡ trung bình PM lớp Teshio, được xây dựng vào những năm 80 và mang tên Teshio. Đây là tên một khu ven biển phía Tây Bắc đảo Hokkaido. Tại đây có ngọn núi Teshio cao 1.558 mét ,có con sông Teshio dài 256 km,con sông dài thứ 4 nước này và đổ ra biển Nhật Bản.
Là một lớp tàu tuần tra cỡ trung bình 500 tấn dựa trên việc cải tiến thiết kế tàu Bihoro – là một lớp tàu tuần tra đã đóng một loạt 20 chiếc trong các năm 1974-1978, với góc vuông tại mép đường nước.
Trong chiến lược phát triển, người Nhật hết sức tiết kiệm, thiết kế bên ngoài của lớp tàu này rất giống với các tàu quét mìn của bên Hải quân (tức là Lực lượng Phòng vệ Hàng hải JMSF – Japanese Maritime Self -Defense Force).
Kích thước chủ yếu của tàu PM lớp Teshio: Chiều dài 67,8 m, rộng 7,9m, mớn nước 4,4 m, lượng chiếm nước 630 tấn, trọng tải 526 tấn, động lực 2 động cơ diesel 3.000 CV, hai trục chân vịt, tốc độ 18 hải lý/h.
Tàu có tầm hoạt động 3.200 hải lý. Vũ khí một pháo 20mm loại JM61A1 (kiểu M61 Vulcan dùng chung cho Mỹ và NATO, 6 nòng, bắn tốc độ cao). Định biên: 33 người.
(Theo Đất Việt)
Oanh tạc cơ B-1 Mỹ diễn tập cùng tàu chiến trên Biển Đông
Hai oanh tạc cơ chiến lược B-1B bay suốt nhiều giờ từ Guam tới Biển Đông để diễn tập hiệp đồng với tàu khu trục tên lửa.
Oanh tạc cơ B-1B Lancer của Mỹ. Ảnh: Aviationist.
Hai oanh tạc cơ chiến lược B-1B Lancer Mỹ thuộc Phi đội Oanh tạc số 9 ngày 8/6 thực hiện chuyến bay kéo dài 10 tiếng từ căn cứ Andersen ở Guam tới Biển Đông để diễn tập cùng tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Sterett (DDG 104), theo Aviationist.
Cuộc diễn tập nhằm tăng cường khả năng phối hợp hoạt động thường xuyên giữa các lực lượng Mỹ bằng cách thực hiện các bài tập chiến thuật và kỹ năng tác chiến. Quân đội Mỹ không tiết lộ cụ thể vị trí diễn ra cuộc diễn tập.
B-1B Lancer được triển khai tại Guam từ tháng 8/2016 nhằm thay thế cho oanh tạc cơ B-52, đảm bảo sự hiện diện liên tục của máy bay ném bom chiến lược Mỹ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
B-1B Lancer là một trong 3 loại máy bay ném bom chiến lược của không quân Mỹ. Nó được thiết kế để tiến hành các cuộc xâm nhập không phận đối phương ở độ cao thấp với tốc độ tới 1.100 km/h, hoặc tác chiến tầm cao với tốc độ tối đa 1.335 km/h.
B-1B có thể mang theo 56 tấn vũ khí các loại, gồm nhiều loại bom thông thường và dẫn dường, tên lửa hành trình, cũng như 24 quả bom hạt nhân B61 hoặc B-83.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Tàu chiến Mỹ diễn tập sát đảo nhân tạo trên Biển Đông Một tàu chiến Mỹ đã thực hiện hoạt động diễn tập khi đi vào khu vực 12 hải lý quanh đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng trái phép trên quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông, Reuters dẫn lời giới chức Mỹ cho biết ngày 25/5. Tàu khu trục USS Dewey của Mỹ. (Ảnh: Reuters) Reuters...