Việt Nam dự kiến đón khách Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức, Nga, Úc… từ quý IV này
Dự kiến mở lại bay quốc tế ngay trong Quý IV/2021 chở khách từ 10 thị trường đến 3 sân bay ở Việt Nam, song song với tổ chức chuyến bay thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến một số địa phương.
Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam (Cục Hàng không) Đinh Việt Thắng vừa có văn bản báo cáo Bộ Giao thông vận tải (GTVT) về Kế hoạch tổ chức chuyến bay quốc tế thường lệ chở khách đi và đến Việt Nam.
Hàn Quốc sẽ là một trong 10 thị trường có chuyến bay thương mại chở khách về Việt Nam đầu tiên. Ảnh: Hành khách lên máy bay từ sân bay quốc tế Incheon (Seoul, Hàn Quốc) trong một chuyến bay thử nghiệm hộ chiếu vắc-xin vào tháng 9-2021
Theo đó, đối với hành khách nhập cảnh Việt Nam yêu cầu chung phải có xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR/RT-LAMP được lấy mẫu trong vòng 72 giờ trước chuyến bay đầu tiên trong hành trình vào Việt Nam hoặc theo hướng dẫn mới của Bộ Y tế; hành khách xuất cảnh phải đáp ứng các yêu cầu để nhập cảnh quốc gia/vùng lãnh thổ đến. Bên cạnh đó, các yêu cầu cụ thể đối với hành khách theo từng giai đoạn được nêu dưới đây.
Cục Hàng không đề xuất báo cáo Bộ GTVT 4 giai đoạn triển khai chuyến bay quốc tế chở khách vào Việt Nam.
Giai đoạn 1, tổ chức thực hiện ngay trong Quý IV/2021 tại các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Pháp, Đức, Nga, Úc và các thị trường khác khi có nhu cầu luân chuyển lao động với hình thức tiếp tục tổ chức các chuyến bay trọn gói (combo) trong tình hình mới với đối tượng là công dân Việt Nam.
Trên cơ sở hướng dẫn tổ chức các chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước trong tình hình mới do Bộ Ngoại giao ban hành, các hãng hàng không Việt Nam cùng đối tác (doanh nghiệp lữ hành) tổ chức chuyến bay trên cơ sở văn bản đồng ý của địa phương cho tiếp nhận cách ly tập trung có thu phí tại cơ sở cách ly do địa phương phê duyệt với chi phí trọn gói vé máy bay, xét nghiệm Covid-19, khách sạn cách ly ăn trong 7 ngày (đối với chuyến bay chở toàn hành khách đã tiêm đủ liều vắc-xin phòng Covid-19 hoặc có chứng nhận khỏi bệnh Covid-19) hoặc 14 ngày (đối với chuyến bay khác), phương tiện mặt đất đón về khách sạn cách ly….
Các sân bay tiếp nhận chuyến bay: Vân Đồn, Đà Nẵng, Cam Ranh và các sân bay khác (trên cơ sở đồng ý của UBND các tỉnh/thành phố có điều kiện tiếp nhận hành khách đến từ các cảng hàng không trên). Tần suất khai thác theo năng lực tiếp nhận cách ly của địa phương, chỉ được cấp phép bay sau khi phương án tiếp nhận cách ly được địa phương thống nhất.
Đối với các chuyến bay giải cứu công dân do Chính phủ tổ chức (công dân về cách ly tại các cơ sở cách ly quân đội) sẽ không tổ chức từ 10 thị trường đã triển khai combo.
Tổ chức chuyến bay thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến một số địa phương
Video đang HOT
Ngay trong Quý IV/2021, tổ chức chuyến bay thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến một số địa phương (Kiên Giang (TP Phú Quốc), Khánh Hòa, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Quảng Nam…) với đối tượng là khách người nước ngoài đáp ứng yêu cầu chung nêu trên; có chứng nhận tiêm đủ liều vắc-xin phòng Covid-19, trong đó, liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng tính đến thời điểm xuất phát; hoặc có giấy xác nhận khỏi bệnh Covid-19 không quá 6 tháng tính đến thời điểm xuất phát và phải đăng ký tham gia chương trình du lịch trọn gói của doanh nghiệp lữ hành.
Các doanh nghiệp lữ hành tổ chức chương trình du lịch trọn gói, giai đoạn đầu chỉ thực hiện tại từng địa phương riêng với tần suất khai thác (tới mỗi địa phương thực hiện thí điểm du lịch quốc tế trọn gói): Từ tháng thứ nhất trung bình 1 chuyến bay/ngày (tổng cộng 4.000 – 6.000 lượt khách đến); từ tháng thứ hai trở đi trung bình 2 chuyến bay/ngày trở lên.
Toàn bộ nhân viên tham gia dây chuyền phục vụ đoàn du lịch phải tiêm đủ liều vắc-xin phòng Covid-19; tối thiểu 80% người dân trong độ tuổi đủ điều kiện để tiêm vắc-xin phòng Covid-19 tại địa phương tổ chức đón khách du lịch quốc tế (tính theo đơn vị cấp quận/huyện/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh) đã được tiêm đủ liều vắc-xin phòng Covid-19.
Giai đoạn 2, tổ chức thực hiện từ tháng 1-2022, triển khai thí điểm các chuyến bay thường lệ chở khách vào Việt Nam mà không yêu cầu có văn bản đồng ý cho vào Việt Nam của các cơ quan chức năng (trừ các yêu cầu về xuất nhập cảnh và kiểm soát y tế) với tần suất ban đầu: 4 chuyến/tuần/chiều cho mỗi bên với đối tượng là công dân Việt Nam và nước ngoài tại các thị trường triển khai thực hiện ban đầu các đường bay giữa Việt Nam và Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Lào, Campuchia, Pháp, Đức, Nga, Anh, Úc và các thị trường an toàn khác không nằm trong khuyến cáo hạn chế nhập cảnh theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19.
Cảng hàng không tiếp nhận chuyến bay là: Nội Bài, Vân Đồn, Đà Nẵng, Cam Ranh, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ, Phú Quốc (trên cơ sở đồng ý của UBND các tỉnh/thành phố Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP HCM, Cần Thơ và Kiên Giang). Các hãng hàng không được cấp phép bay để mở bán trong lượng tải được mỗi bên phân bổ.
Hành khách được chấp nhận làm thủ tục hàng không (check-in) tại điểm xuất phát khi đáp ứng một trong hai yêu cầu: Có xác nhận đã thanh toán chi phí cách ly 7 ngày tại cơ sở cách ly tập trung có thu phí (khách sạn) được chỉ định tại một địa phương của Việt Nam, bao gồm phương tiện mặt đất đón về khách sạn cách ly và có chứng nhận tiêm đủ liều vắc-xin phòng Covid-19, trong đó, liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày và 7 không quá 12 tháng tính đến thời điểm xuất phát; hoặc có giấy xác nhận khỏi bệnh Covid-19 không quá 6 tháng tính đến thời điểm xuất phát; hoặc có xác nhận đã thanh toán chi phí cách ly 14 ngày tại cơ sở cách ly tập trung có thu phí (khách sạn) được chỉ định tại một địa phương của Việt Nam, bao gồm phương tiện mặt đất đón về khách sạn cách ly đối với các đối tượng khách khác.
Đối với hành khách trên chuyến bay từ các thị trường khác, chuyến bay ngoài lượng được phân bổ vẫn phải có văn bản đồng ý cho vào Việt Nam của các cơ quan chức năng như hiện tại.
Tùy thuộc tình hình thí điểm, Cục Hàng không sẽ tiếp tục đề xuất bổ sung các thị trường mới, tăng tần suất cho phù hợp với khả năng miễn dịch cộng đồng và nhu cầu thị trường.
Giai đoạn 3, tổ chức thực hiện từ tháng 4-2022 (tùy thuộc vào tiến trình tiêm vắc-xin tại Việt Nam và đánh giá về tính miễn dịch cộng đồng sau khi tiêm vắc-xin đại trà trong xã hội triển khai các chuyến bay thường lệ chở khách vào Việt Nam không yêu cầu cách ly sau nhập cảnh khi áp dụng cơ chế “hộ chiếu vắc-xin” với đối tượng là công dân Việt Nam và nước ngoài. Thị trường triển khai thực hiện theo nhu cầu của các hãng hàng không với tần suất ban đầu là 7 chuyến/tuần/chiều cho mỗi hãng hàng không.
Hãng hàng không được cấp phép bay để mở bán trong lượng tải được mỗi bên phân bổ.
Hành khách được chấp nhận làm thủ tục hàng không (check-in) tại điểm xuất phát khi đáp ứng một trong hai điều kiện: Có chứng nhận tiêm đủ liều vắc-xin phòng Covid-19, trong đó, liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng tính đến thời điểm xuất phát hoặc có giấy xác nhận khỏi bệnh Covid-19 không quá 6 tháng tính đến thời điểm xuất phát. Hành khách sau nhập cảnh phải cài đặt, khai báo điện tử theo ứng dụng kiểm soát dịch bệnh của Việt Nam và tự cách ly tại nơi cư trú từ 3 – 7 ngày (theo hướng dẫn của Bộ Y tế); hoặc có xác nhận đã thanh toán chi phí cách ly 14 ngày tại cơ sở cách ly tập trung có thu phí (khách sạn) được chỉ định tại một địa phương của Việt Nam, bao gồm phương tiện mặt đất đón về khách sạn cách ly đối với các đối tượng khách khác.
Giai đoạn 4, tổ chức thực hiện từ tháng 7-2022, khai thác chuyến bay quốc tế thường lệ theo nhu cầu (tùy thuộc vào tiến trình tiêm vắc-xin tại Việt Nam và đánh giá về tính miễn dịch cộng đồng sau khi tiêm vắc-xin đại trà trong xã hội) áp dụng cho đối tượng là công dân Việt Nam và nước ngoài đáp ứng các yêu cầu của cơ quan y tế Việt Nam tại thời điểm áp dụng. Thị trường triển khai thực hiện theo nhu cầu của các hãng hàng không với tần suất không hạn chế.
Hãng hàng không được cấp phép bay để mở bán theo nhu cầu và slot được xác nhận.
Hành khách được chấp nhận làm thủ tục hàng không (check-in) tại điểm xuất phát khi có các chứng nhận phù hợp với yêu cầu của cơ quan y tế Việt Nam tại thời điểm áp dụng.
Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh cuối tháng 10 vừa qua đã đồng ý về nguyên tắc nối lại các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ đi và đến từ các nước/vùng lãnh thổ có hệ số an toàn cao, có biện pháp phòng chống dịch phù hợp.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 5-11-2021 về Kế hoạch nối lại các chuyến bay thường lệ quốc tế với các nước.
Các trường cao đẳng, trung cấp linh động tuyển sinh
Các trường cao đẳng, trung cấp đang chủ động đa dạng hình thức tuyển sinh trực tuyến, gọi điện tư vấn.
Một số tỉnh đã khống chế được dịch thực hiện tổ chức tư vấn trực tiếp tại cơ sở thông qua chính quyền địa phương.
Đa dạng hình thức tuyển sinh
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên năm nay công tác tuyển sinh hệ cao đẳng, trung cấp bị ảnh hưởng nhiều. Để tuyển sinh, các trường cao đẳng, trung cấp linh động nhiều hình thức tuyển sinh, đặc biệt là đẩy mạnh tuyển sinh qua hình thức trực tuyến.
Ông Đào Sỹ Tam, Hiệu trường trường Cao đẳng công nghệ và nông lâm Đông Bắc (Lạng Sơn) cho biết: Chỉ tiêu tuyển sinh của trường năm nay là 1.100 học sinh, sinh viên. Đến nay, trường tuyển sinh được 70%; trong đó hệ cao đẳng hơn 100; còn lại là hệ trung cấp. Theo nhu cầu thị trường lao động thì một số nghề cơ khí, điện tử cơ bản được đông học sinh đăng ký theo học, trong khi đó một số nghề về nông nghiệp thì lại khó tuyển sinh.
"Trường kết hợp cả tuyển sinh trực tuyến lẫn trực tiếp. Tuy nhiên, đối tượng tuyển sinh của trường chủ yếu là học sinh khu vực miền núi nên hình thức trực tuyến hạn chế. Do đó, nhà trường kết hợp cả hình thức trực tiếp đối với những khu vực an toàn trong phòng dịch thông qua chính quyền cơ sở, thôn bản. Dự kiến tuyển sinh hệ cao đẳng, trung cấp năm nay sẽ kéo dài đến tận tháng 10", ông Đào Sỹ Tam cho biết.
Học sinh trường Trung cấp nghề du lịch Hà Nội trong giờ thực hành (chụp trước 27/4). Ảnh: HD
Trong khi đó, ông Trương Tường Lân, Hiệu trưởng trường Trung cấp nghề Du lịch Hà Nội cho biết: Năm nay, hệ 9 (học sinh trung học cơ sở đăng ký học trung cấp và liên thông lên cao đẳng) nhà trường tuyển được 80 học sinh so với 40 chỉ tiêu được giao. Nhìn chung các em theo hệ 9 đã có định hướng nghề, việc làm rõ ràng nên đăng ký học từ sớm. Còn hệ trung cấp năm nay mới tuyển được 30%; còn hệ sơ cấp do Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội nên cũng chưa triển khai được.
Trong thời gian này trường Trung cấp Nghề Du lịch Hà Nội đã mở hướng tuyển sinh, đào tạo nghề nhà hàng để du học nghề tại Đức và Nhật Bản. "Đây là lĩnh vực mà 2 thị trường này đang rất cần theo hệ vừa học vừa làm. Riêng tuyển sinh du học nghề bên Đức đã hơn 350 chỉ tiêu", ông Trương Tường Lân chia sẻ.
Còn theo ông Phạm Tiến Dũng, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Điện tử - Điện lạnh Hà Nội, số học sinh, sinh viên đăng ký và nhập học đạt trên 40%. Năm nay, công tác tuyển sinh gặp nhiều khó khăn và kéo dài hơn so với mọi năm. Do nhiều tỉnh thành đang thực hiện giãn cách nên học sinh khi đăng ký cũng cân nhắc đến việc đi lại, nhập học. Trường cũng đã tổ chức nhiều buổi tư vấn và gặp mặt tân sinh viên có sự tham dự của các doanh nghiệp để định hướng về nhu cầu tuyển dụng doanh nghiệp, thị trường lao động.
Theo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), sau hội nghị trực tuyến toàn quốc về gỡ khó vướng mắc trong tuyển sinh cao đẳng, trung cấp, nhiều trường đã đẩy mạnh hình thức tuyển sinh trực tuyến. Việc linh động ứng dụng mô hình tuyển sinh thông qua công nghệ không chỉ giúp tiết kiệm chi phí, mà còn tăng cơ hội tương tác, cung cấp thông tin nhanh cho thí sinh, phụ huynh. Nhất là hiện nay, dịch bệnh COVID-19 bùng phát, chương trình tư vấn tuyển sinh trực tiếp tại trường THPT, THCS trên khắp cả nước từ tháng 4 đã phải hủy bỏ để bảo đảm an toàn phòng, chống dịch.
Đẩy mạnh hướng tiếp cận học sinh chuyên nghiệp
Ông Vũ Xuân Hùng, Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết: Do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 nên hoạt động tuyển sinh, tư vấn tuyển sinh của các trường vẫn chủ yếu được thực hiện theo các hình thức trực tuyến để đối phó với tình hình phải giãn cách xã hội. Tuy nhiên, có thể thấy những trường cao đẳng (CĐ), trung cấp (TC) có thương hiệu, uy tín trong việc đào tạo gắn với lĩnh vực ngành nghề mà thị trường lao động cần vẫn có nguồn tuyển sinh khá dồi dào. Đó là các trường CĐ KT Cao Thắng, CĐ Cơ giới xây dựng, CĐ Công nghiệp Hà Nội, Cơ điện Hà Nội, Cơ điện - Xây dựng Bắc Ninh, Công nghệ Việt Hàn - Bắc Giang, Công nghệ Hà Tĩnh, CĐ Cần Thơ, CĐ nghề An Giang...
Một buổi tư vấn, gặp mặt trực tuyến tại trường Cao đẳng điện tử- điện lạnh Hà Nội.
"Bên cạnh đó, đối với những địa phương, những vùng ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, cần tập trung cao độ cho việc tuyển sinh, thực hiện cả tuyển sinh trực tiếp, kết hợp đẩy mạnh hơn nữa tuyển sinh trực tuyến, phấn đấu hoàn thành vượt mức chỉ tiêu tuyển sinh đã đặt ra", ông Vũ Xuân Hùng cho biết.
Kết quả tổng hợp tuyển sinh trên phần mềm quản lý số liệu cho thấy, đầu năm 2021 một số lĩnh vực ngành, nghề vẫn có kết quả tuyển sinh tốt như: Máy tính và Công nghệ thông tin, Kỹ thuật, Công nghệ kỹ thuật, Du lịch khách sạn, Sức khỏe, Kinh doanh và quản lý...
Trên thực tế, nhiều trường đã đổi mới cách tiếp cận trong tuyển sinh từ rất sớm. Đại diện trường Cao đẳng Nghề An Giang) cho biết: Xác định dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nên công tác tư vấn tuyển sinh của trường xác định chủ yếu qua hình thức trực tuyến, có đầu tư và lên phương án, xây dựng nền tảng từ trước về trang thiết bị, phòng học, quay hình cho những buổi giới thiệu, tư vấn trực tiếp. Ngoài ra, Trường Cao đẳng Nghề An Giang còn thực hiện nhiều video giới thiệu các khoa, nghề đào tạo của trường, với những thông tin cụ thể, rõ ràng về ngành học, từ điều kiện thực hành, thực tập, cơ hội việc làm, nhu cầu nguồn nhân lực của thị trường lao động và giải đáp thắc mắc của học sinh, phụ huynh.
Dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng rất nhiều đến công tác tư vấn, tuyển sinh của các trường cao đẳng, trung cấp. Đây vừa là thách thức, vừa là cơ hội để các trường tự thay đổi mình, đầu tư công nghệ, truyền thông chuyên nghiệp hơn tiếp cận với thí sinh, học sinh.
Theo phản ánh của nhiều trường cao đẳng, trung cấp, dự kiến công tác tuyển sinh năm nay sẽ kéo dài đến tháng 10 và chia thành nhiều đợt. Các trường cũng sẽ dựa trên điều kiện thực tế để bố trí việc học và thực hành.
Pháp hỗ trợ thành phố Điện Biên Phủ hơn 26 triệu euro chống lũ Việt Nam và Pháp ký thỏa ước tài trợ dự án tăng khả năng phòng chống lũ của thành phố Điện Biên Phủ nhân chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính. Phó tổng giám đốc Cơ quan phát triển Pháp (AFD) Bertrand Walckenaer và Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng ký hai thỏa ước tài trợ cho dự án...