Việt Nam đủ điều kiện trở thành một cường quốc biển mạnh
Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhận định, với lợi thế về biển, và quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước và nhân dân, Việt Nam đủ điều kiện để sớm trở thành một cường quốc biển, một quốc gia giàu về biển.
Một góc huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. (Nguồn: TTXVN)
Từ những kết quả đã đạt được, cũng như bài học rút ra từ những yếu kém còn tồn tại, Ban Chấp hành Trung ương đã nhất trí ban hành Nghị quyết mới về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 để từng bước đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển.
“Trong xu hướng phát triển của thế giới, với lợi thế về biển và bờ biển của đất nước, với lịch sử khai thác và làm chủ biển của dân tộc, với quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước và nhân dân, Việt Nam đủ điều kiện để sớm trở thành một cường quốc biển, một quốc gia giàu về biển,” Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.
Đường đến quốc gia biển mạnh
Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, trong tình hình mới, cần phải thống nhất tư tưởng, nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng đặc biệt của biển đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Biển là bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Với vai trò, vị trí to lớn của biển, Việt Nam cần phải tận dụng tối đa tiềm năng, cơ hội để sớm trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng và an toàn; phát triển bền vững kinh tế biển gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tăng cường đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển, góp phần duy trì môi trường hòa bình.
Giải pháp trước mắt cần hướng tới là phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng “tăng trưởng xanh”, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển; bảo đảm hài hoà giữa các hệ sinh thái kinh tế và tự nhiên, giữa bảo tồn và phát triển, giữa lợi ích của địa phương có biển và địa phương không có biển; tăng cường liên kết, cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; phát huy lợi thế của biển, tạo động lực phát triển kinh tế đất nước.
Ngoài ra, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng lưu ý, cần giữ gìn giá trị, phát huy truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa biển đi đôi với xây dựng xã hội gắn kết, thân thiện với biển; bảo đảm quyền tham gia, hưởng lợi và trách nhiệm của người dân đối với phát triển bền vững kinh tế biển trên cơ sở công bằng, bình đẳng, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật… Trong đó, lấy khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại và nguồn nhân lực chất lượng cao làm nhân tố đột phá; ưu tiên đầu tư ngân sách nhà nước cho công tác nghiên cứu, điều tra cơ bản, đào tạo nguồn nhân lực về biển.
Phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã khẳng định: “Việc trình Trung ương xem xét, ban hành Nghị quyết mới về Chiến lược biển Việt Nam là hết sức quan trọng và cần thiết, không chỉ xuất phát từ thực tế Nghị quyết số 09-NQ/TW giới hạn thời gian đến năm 2020, mà còn nhiều lý do khách quan, chủ quan khác. Trong đó tình hình quốc tế, khu vực và trong nước đã và đang có nhiều thay đổi đòi hỏi phải có sự bổ sung, phát triển về quan điểm và điều chỉnh về mục tiêu cụ thể, định hướng phát triển một số ngành, lĩnh vực kinh tế biển…”
Trên cơ sở phân tích, đánh giá các chiến lược, chính sách biển, đại dương của các nước, tổ chức quốc tế và dự báo của nhiều học giả, chuyên gia quốc tế đối với nước ta, khu vực ASEAN và xu thế toàn cầu… có thể thấy rằng tình hình quốc tế dự báo sắp tới tiếp tục có nhiều chuyển biến nhanh chóng và sâu sắc, cả về chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa, xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức thực hiện Chiến lược biển Việt Nam trong tương lai.
Cho đến nay, vùng duyên hải của đất nước từ Bắc tới Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Nhiều đô thị ven biển hình thành như những “cột mốc vững vàng” của một quốc gia hướng ra biển. Cũng tại khu vực này, du lịch ngày càng phát triển, như một bộ phận cấu thành quan trọng kinh tế biển của đất nước. Về lâu về dài, duyên hải, biển đảo vẫn sẽ là một hướng phát triển giàu tiềm năng của đất nước.
Video đang HOT
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Việt Nam đủ điều kiện trở thành quốc gia giàu về biển
Để đạt được các mục tiêu trên, Nghị quyết đã đề ra 5 chủ trương lớn: Phát triển kinh tế ven biển; phát triển các vùng biển dựa trên lợi thế về điều kiện tự nhiên, hài hòa giữa bảo tồn và phát triển; bảo vệ môi trường, bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học biển, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng và phòng, chống thiên tai; nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng văn hóa biển, xã hội thân thiện với môi trường; bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, hợp tác quốc tế.
Việc thực hiện các mục tiêu phải theo từng giai đoạn, có lộ trình, chỉ tiêu và bước đi cụ thể phù hợp với mục tiêu của Liên hiệp quốc, điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, tham gia và phù hợp với điều kiện, tình hình trong nước; đồng thời bao hàm đầy đủ 3 trụ cột của phát triển bền vững là kinh tế, xã hội và môi trường.
Theo đó, Nghị quyết yêu cầu phấn đấu đến năm 2030 phải đạt các mục tiêu cơ bản về phát triển bền vững kinh tế, xã hội và môi trường biển, vùng ven biển và hải đảo; đóng góp của các ngành kinh tế biển đóng góp 10% GDP cả nước, kinh tế của 28 tỉnh, thành phố ven biển ước đạt 65-70% GDP; chỉ số phát triển con người các tỉnh, thành phố ven biển cao hơn mức trung bình cả nước, thu nhập bình quân đầu người ven biển gấp từ 1,2 lần trở lên so với thu nhập bình quân cả nước; tiếp cận, tận dụng tối đa thành tựu khoa học, công nghệ…
Riêng về môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, cần đánh giá được tiềm năng, giá trị các tài nguyên biển quan trọng, tối thiểu 50% diện tích vùng biển được điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển. Tiên phong trong khu vực về giảm thiểu chất thải nhựa đại dương; tăng cường các khu vực bảo tồn biển, ven biển đạt tối thiểu 6% diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia, phục hồi diện tích rừng ngập mặn ven biển tối thiểu bằng mức năm 2.000. Có biện pháp phòng, tránh, ngăn chặn, hạn chế tác động của triều cường, xâm nhập mặn, xói lở bờ biển.
Đồng thời kết hợp chặt chẽ giữa phát triển bền vững kinh tế biển với xây dựng xã hội gắn kết hài hoà với biển; bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học, hệ sinh thái biển, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng phù hợp với quy luật tự nhiên; mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế về biển.
Cùng với phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường biển, Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia-dân tộc trên các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia. Đồng thời tập trung giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội trên các vùng biển, đảo để phát triển bền vững kinh tế…
Trong bối cảnh cả thế giới đang thực hiện cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, cần quan tâm chuyển từ kinh tế biển chủ yếu dựa vào vốn đầu tư, khai thác tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường sang kinh tế dựa trên nền tảng tri thức, khoa học công nghệ, phát huy có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của biển Việt Nam.
Đặc biệt là phát triển đồng bộ và bền vững các ngành, lĩnh vực kinh tế biển, các vùng biển, ven biển và hải đảo theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; chú trọng phát triển các trung tâm kinh tế ven biển, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; khai thác, sử dụng và phát triển bền vững tài nguyên biển, làm động lực cho phát triển kinh tế đất nước.
Bên cạnh đó, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các thể chế, chính sách, bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư sát hợp với thực tế để thực hiện có hiệu quả. Chú trọng các lĩnh vực theo thứ tự ưu tiên: Phát triển du lịch biển, đảo; kinh tế hàng hải; khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản khác; nuôi trồng, khai thác thuỷ hải sản và phát triển hạ tầng nghề cá…
Đồng thời, tập trung đầu tư có hiệu quả các khu kinh tế, khu công nghiệp, đô thị ven biển và hệ thống kết cấu hạ tầng kết nối vùng đồng bộ làm nền tảng đột phá để phát triển vùng biển, ven biển trở thành điểm đến của thế giới đồng thời là cửa ngõ vươn ra thế giới.
Đến năm 2045, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh, an toàn; kinh tế biển đóng góp quan trọng vào nền kinh tế đất nước, góp phần xây dựng nước ta thành nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa; tham gia chủ động và có trách nhiệm vào giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực về biển và đại dương.
“Trong xu hướng phát triển của thế giới, với lợi thế về biển và bờ biển của đất nước, với lịch sử khai thác và làm chủ biển của dân tộc, với quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước và nhân dân, Việt Nam đủ điều kiện để sớm trở thành một cường quốc biển, một quốc gia giàu về biển” – Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh../.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Hùng Võ (Vietnam )
Theo Vietnam
Agribank và hành trình 31 năm mang dấu ấn "tam nông"
Chặn đường 31 năm hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Agribank (26.3.1988 - 26.3.2019) đã khẳng định sự kiên định của một thương hiệu gắn với sứ mệnh "tam nông", luôn tiên phong, chủ lực cung ứng tín dụng, sản phẩm dịch vụ tiện ích cho nền kinh tế, đặc biệt là nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Sư mênh vì "tam nông"
Thực hiện đường lối Đổi mới do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng năm 1986 và xác định đổi mới hệ thống ngân hàng là khâu then chốt, ngày 26.3.1988, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Nghị định số 53/NĐ-HĐBT thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam - tiền thân của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) ngày nay.
Đồng hành cùng nông nghiệp, nông dân, nông thôn là mục tiêu hoạt động xuyên suốt của Agribank trong hành trình 31 năm phát triển. Ảnh: p.v
Thời điểm mới thành lập, Agribank phải đối mặt với muôn vàn thách thức khi tổng tài sản chưa tới 1.500 tỷ đồng; tổng nguồn vốn 1.056 tỷ đồng, trong đó vốn huy động chỉ chiếm 42%, còn lại 58% phải vay từ Ngân hàng Nhà nước; tổng dư nợ 1.126 tỷ đồng, trong đó 93% là ngắn hạn; tỷ lệ nợ xấu hơn 10%. Khách hàng vào thời điểm đó là các doanh nghiệp quốc doanh và hợp tác xã phần lớn làm ăn thua lỗ, sáp nhập giải thể, tự tan rã...
"Lửa thử vàng, gian nan thử sức", chính những khó khăn tưởng chừng khó vượt qua này lại chính là môi trường tôi luyện để Agribank có được bản lĩnh vững vàng vươn lên và gặt hái thành công trong một lĩnh vực nhiều tiềm năng nhưng cũng đầy rủi ro, bấp bênh - đó là nông nghiệp, nông thôn.
Sự đóng góp của Agribank với vai trò chủ lực trên thị trường cung ứng vốn, sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích cho "tam nông" có ý nghĩa kinh tế, chính trị và xã hội sâu sắc. Thông qua triển khai hiệu quả chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, sử dụng hiệu quả đồng vốn của Agribank, người nông dân Việt Nam ngày càng trưởng thành, biết làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương. Nông nghiệp, nông thôn ngày càng khởi sắc nhờ phá thế độc canh, chuyển dịch cơ cấu theo hướng phát triển hàng hóa, công nghiệp, dịch vụ...
Tuy nhiên, nông nghiệp cũng là lĩnh vực chịu nhiều rui ro nhất do ảnh hưởng bởi yếu tố thơi tiết, khí hâu và thiên tai, tình trạng "được mùa, rớt giá"...
Là ngân hàng chuyên doanh cho khu vực kinh tế này, theo đó, Agribank cũng không ít lần phai đối măt vơi những kho khăn, rủi ro cùng ngành nông nghiệp và bà con nông dân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.
Điểm lại 31 năm đồng hành cùng nông nghiệp Việt Nam, Agribank đã có những đóng góp quan trọng đối với thành công của các chương trình trọng điểm của Chính phủ thời điểm bấy giờ như: Cho vay mía đương; tôn nền hoăc lam nha trên coc ở Đồng bằng sông Cửu Long; thu mua lương thưc dư trư xuất khẩu, thưc hiên nhiêm vu bình ổn gia theo yêu cầu cua Chính phủ; Cho vay khắc phuc hâu qua lu lut; cai tao vươn tap thanh vươn chuyên canh, Chương trình điên khí hoa, giao thông nông thôn, cho vay khôi phục nghề truyền thống...
Và tiếp nối sau này là triển khai Nghị quyết số 26 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, bước đầu làm thay đổi tư duy, cách nghĩ, cách làm của người nông dân từ sản xuất manh mún nhỏ lẻ chuyển sang liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị và ứng dụng công nghệ cao... Agribank đi đầu triển khai hiệu quả 9 chương trình tín dụng chính sách, khởi xướng và triển khai gói tín dụng hỗ trợ sản xuất nông nghiệp sạch, góp phần thực hiện thành công đề án tái cơ cấu nền sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng...
Đột phá cho vay kinh tế hộ
Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá Agribank là một trong số định chế tài chính thành công và hiệu quả nhất trên thế giới xét về khía cạnh khả năng tiếp cận các hộ gia đình nông thôn và các doanh nghiệp nhỏ.
Cho vay hộ sản xuất hay còn gọi là chương trình tín dụng hộ được xem là một hướng đi thành công tạo dấu ấn, bản sắc của Agribank. Ngay từ những ngày đầu thành lập, Agribank đã xác định việc chuyển hướng hoạt động theo hương của ngân hang thương mai, trong đó có nhiệm vụ trọng tâm cho vay trực tiếp đến hộ nông dân. Từ giữa năm 1989, Agribank thưc hiên thí điểm cho vay tơi hô nông dân tai môt số địa phương như: Hà Bắc (nay là Bắc Ninh và Bắc Giang), An Giang, Cửu Long (nay là Vĩnh Long và Trà Vinh), Long An và huyện Bình Chánh thuộc TP.Hồ Chí Minh.
Từ thực tế triển khai, để quản lý hiệu quả và bảo đảm chất lượng tín dụng hộ, Agribank đã có sáng kiến thành lập các tổ liên danh vay vốn tại thôn, bản - mỗi tổ gồm 10-15 hộ có nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất.
Hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất còn được mở rộng theo các chương trình và dự án phát triển sản xuất, kinh doanh nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, đồng thời đáp ứng vốn cho các doanh nghiệp thu mua hàng hóa nông, lâm, thủy hải sản. Cuối năm 1990, dư nợ tư doanh và cá thể (bao gồm một phần hộ nông dân ở một số chi nhánh thí điểm) của Agribank mới chỉ ở mức 103 tỷ đồng (chiếm 7,4% tổng dư nợ), thì chỉ sau một năm (cuối năm 1991) con số này đã tăng gấp 2,5 lần, với quy mô 259 tỷ đồng và 558.000 hộ nông dân được vay vốn.
Từ thành công trong cho vay hộ nông dân, ngày 28.6.1991, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 202-CT chỉ đạo về việc làm thử cho vay vốn đến hộ sản xuất. Ngay sau đó, Tổng Giám đốc Agribank cũng đã ban hành Văn bản 499/NHNo ngày 23.7.1991 về việc cho vay hộ nông dân như một sự cam kết luôn tiên phong và gắn bó với "tam nông".
Đến nay, sau 31 năm hoạt động, Agribank co gần 2.300 chi nhanh, phong giao dịch, là ngân hàng thương mại duy nhất đang có mặt tại 9/13 huyện đảo trên cả nước; là đối tác tin cậy của hàng chục ngàn doanh nghiệp, hàng triêu hộ sản xuất.
Agribank đã phát triển thành công trên 58.000 tổ vay vốn, mô hình Điểm giao dịch lưu động bằng ôtô chuyên dụng với trên 600 xe và gần 4.000 phiên giao dịch phục vụ hàng chục ngàn lượt khách hàng với mong muốn chuyển tải vốn và sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích đến mọi bản làng, huyện đảo, tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của bà con nông dân, đặc biệt là khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, với phương châm "Agribank bảo đảm không để hộ nông dân nào có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả mà thiếu vốn"...
Agribank đã được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý về thành tích xuất sắc phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong thời kỳ đổi mới, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; Doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội và phát triển cộng đồng, Ngân hàng vì Cộng đồng; được bình chọn đứng thứ 465/1000 Ngân hàng lớn nhất thế giới; Agribank nhiều năm liền đạt Top 10 VNR500, Top 20 doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất; và là đối tác tin cậy của hàng triệu khách hàng, đối tác, tổ chức tài chính quốc tế.
Theo Danviet
Xây đảo nhân tạo "giải cứu" bờ biển Cửa Đại? Để "giải cứu" bờ biển Cửa Đại, Bộ trưởng Cơ sở hạ tầng và Quản lý nước Hà Lan - bà Cornelia Van Nieuwenhuizen nêu giả thiết: "Tại sao chúng ta không xây dựng các đảo nhân tạo ngay tại vùng biển này? Đó là điều hoàn toàn khả thi và phù hợp". Như Báo điện tử Tổ Quốc đã nhiều lần phản...