Việt Nam đối mặt vụ kiện kép chống bán phá giá và trợ cấp lần thứ 7
Uỷ ban Chống bán phá giá (Bộ Công nghiệp, Đổi mới và Khoa học) Úc đã khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm “ thép mạ kẽm” nhập khẩu từ Malaysia, Ấn Độ và Việt Nam (trong đó Malaysia chỉ bị kiện chống bán phá giá).
(Ảnh minh hoạ).
Trước đó, ngày 22/8, Công ty BlueScope Steel Ltd, một nhà sản xuất sản phẩm thép của Úc (nguyên đơn) đã gửi đơn lên Uỷ ban Chống bán phá giá Úc yêu cầu điều tra áp thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với sản phẩm “thép mạ kẽm” nhập khẩu từ Malaysia, Ấn Độ và Việt Nam.
Theo hồ sơ liên quan tới vụ việc, giai đoạn điều tra phá giá và trợ cấp tính từ 1/7/2015 – 30/6/2016 và giai đoạn điều tra thiệt hại từ 1/7/2012. Biên độ phá giá bị cáo buộc lên tới 27,2%.
Các chương trình trợ cấp bị điều tra: ưu đãi thuế nhập khẩu, hỗ trợ dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp; ưu đãi dựa trên thành tích xuất khẩu; ưu đãi cho doanh nghiệp trong nước; ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư nước ngoài; xúc tiến xuất khẩu; xúc tiến thương mại; ưu đãi tín dụng; hỗ trợ phát triển thương mại miền núi, hải đảo và dân tộc thiểu số; hỗ trợ doanh nghiệp khó khăn do lý do khách quan; ưu đãi đầu tư lĩnh vực khoa học công nghệ; ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
Nguyên đơn cáo buộc sản phẩm bị điều tra đã bán phá giá và nhận được trợ cấp có thể đối kháng và do đó đã gây thiệt hại cho ngành sản xuất của Úc dưới dạng: giảm lượng bán hàng, kìm giá, giảm lợi nhuận, giảm lợi tức đầu tư, giảm lao động.
Video đang HOT
Đây là vụ kiện kép đồng thời 2 biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp lần thứ 7 đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua kể từ năm 2009, và là vụ kiện kép thứ 2 của Úc đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam.
Phương Dung
Theo Dantri
Thép Trung Quốc tràn vào Việt Nam, thép nội lao đao
Tốc độ tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc đã khiến cung về thép của toàn thế giới trở nên dư thừa. Việc tìm thị trường tiêu thụ của các mặt hàng thép trên thế giới đã buộc các doanh nghiệp và ngành thép Việt Nam phải ra tay bảo vệ mình.
Thép không gỉ cán nguội: tái điều tra
Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương vừa ban hành quyết định điều tra rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá với mặt hàng thép không gỉ cán nguội theo 9 mã HS, được nhập khẩu từ Trung Quốc, Malaysia, Indonesia từ ngày 6/9/2014 đến 5/9/2015.
Quyết định này xuất phát từ việc Công ty TNHH POSCO VST và Công ty CP Inox Hòa Bình nộp đơn đề nghị rà soát và tiếp tục áp thuế chống bán phá giá thép Trung Quốc, Indonesia, Malaysia vì cho rằng các sản phẩm liên quan vẫn đang tiếp diễn hành vi phá giá.
Trước đó vào tháng 9/2014, Bộ Công Thương đã ra Quyết định số 7896/QĐ-BCT áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội ở dạng cuộn hoặc tấm, nhập khẩu từ 4 quốc gia, vùng lãnh thổ gồm Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Đài Loan với mức thuế từ 3,07% - 37,29%. Quyết định này có thời hạn 5 năm, kể từ ngày 5/10/2014.
Đó cũng là lần đầu tiên Việt Nam áp dụng biện pháp chống bán phá giá sau khi Posco VST và Hòa Bình Inox nộp đơn lên Cục Quản lý cạnh tranh kiện chống bán phá giá mặt hàng thép không gỉ cán nguội nhập khẩu từ các quốc gia và vùng lãnh thổ nói trên vào tháng 5/2013.
Posco VST được biết tới với tư cách là nhà đầu tư vào lĩnh vực thép không gỉ cán nguội lớn nhất với quy mô 184 triệu USD từ năm 2009. Đại diện Posco VST khi nộp đơn đã cho hay, hai nhà sản xuất tại Việt Nam là Posco VST và Công ty Inox Hoà Bình có khả năng đáp ứng 80% nhu cầu thị trường nội địa. Nếu hành vi bán phá giá tại thị trường Việt Nam không được ngăn chặn, chắc chắn, các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam sẽ lâm vào tình trạng phá sản.
Giám sát phôi thép hợp kim
Trong một diễn biến khác liên quan đến việc gia tăng đột biến của phôi thép không hợp kim và phôi thép hợp kim nhập khẩu, có dấu hiệu gian lận thương mại để hưởng thuế nhập khẩu 0%, đe doạ sản xuất trong nước gần đây, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa yêu cầu Bộ Công thương, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) thành lập đoàn công tác liên ngành, kiểm tra việc nhập khẩu phôi thép, kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi nhập khẩu, sử dụng không đúng mục tiêu đã đăng ký. Đồng thời Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan cũng được yêu cầu kiểm tra giám sát chặt nhập khẩu thép, phôi thép, tạm thời không thông quan để kiểm tra, xử lý theo quy định các trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, gian lận thương mại, cũng như xác định rõ mã HS để tính đúng, tính đủ thuế với các sản phẩm nói trên.
Ngày 5/11, Bộ Tài chính đã họp với VSA và các doanh nghiệp thép về việc xác định mã HS mặt hàng thép hợp kim có chứa nguyên tố Bo và Crôm với thuế nhập khẩu dự kiến là 10 %, nhằm hạn chế nhập khẩu nhóm hàng này.
Trước đó, trong kêu cứu gửi tới các cơ quan hữu trách về tình trạng tăng mạnh lượng phôi thép rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam, VSA cũng cho rằng, có sự gian lận, khai sai mã nhập khẩu để hưởng chênh lệch thuế suất. Tính tới 15/9/2015, lượng phôi thép nhập khẩu vào Việt Nam là 1,135 triệu tấn, trị giá hơn 421 triệu USD, tăng 290% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, lượng phôi thép từ Trung Quốc chiếm 70%.
Điểm đáng lưu ý là việc một số doanh nghiệp nhập khẩu phôi thép Trung Quốc với tên gọi là phôi thép hợp kim chứa nguyên tố Crôm với mã HS 7224.90.00 để được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu 0%. Chỉ trong tháng 9/2015, phôi thép nhập khẩu với mã HS này đã là 62.017 tấn với trị giá 20 triệu USD.
Đáng nói là các phôi thép hợp kim chứa Crôm này sau khi nhập khẩu lại được mang vào để sản xuất thép xây dựng, thay vì là chế tạo thép hợp kim. Chênh lệch thuế suất thuế nhập khẩu hiện hành giữa phôi vuông nhập về để cán thép xây dựng là 9% và phôi thép hợp kim có thuế suất là 0% đã khiến cho ngân sách nhà nước thất thu khoảng 1,89 triệu USD tiền thuế trong tháng 8 và tháng 9.
Giai đoạn 2013 - 2014, thép hợp kim chứa Bo từng là vấn nạn của ngành thép. Nhưng sang tới năm 2015, các doanh nghiệp Trung Quốc đã thay thế nguyên tố Bo bằng nguyên tố Crôm để được tiếp tục được hưởng hoàn thuế suất khi xuất khẩu.
Theo tính toán của VSA, công suất sản xuất phôi thép trong nước hiện đạt gần 11 triệu tấn nhưng các doanh nghiệp mới chỉ phát huy được khoảng 60% công suất này.
Ông Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hoà Phát (HPG) cũng thừa nhận, vấn nạn thép rẻ được nhập khẩu đang gây khó khăn cho các doanh nghiệp thép Việt Nam. "Trung Quốc không chỉ phá giá đồng Nhân dân tệ mà còn đang dư thừa rất lớn công suất, tới cả trăm triệu tấn. Một vài nhà máy đã đến điểm lỗ nên phải tìm cách xuất khẩu sản phẩm. Điều này đã khiến thép Trung Quốc tràn sang Việt Nam, gây áp lực lớn với toàn bộ ngành thép nội", ông Long nói.
Theo_NDH
Nhôm ép Việt Nam bị Úc kiện một lúc 2 vụ Cục Quản lý cạnh tranh Bộ Công Thương vừa thông báo Ủy ban Chống bán phá giá - Bộ Công nghiệp, Đổi mới và Khoa học Úc đã chính thức điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm nhôm ép (aluminium extrusion) nhập khẩu từ Việt Nam. Trước đó, tháng 6-2016, Công ty...